- Hìnhthức kế toán mà doanh nghiệp áp dụng: Nhật ký chung.
d. kế toán xác định kết quả kinh doanh sau thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
3.1.2 Những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân
Về chứng từ
Để hạch toán KQKD công ty mới chỉ sử dụng các chứng từ gốc như: Hóa đơn GTGT, phiếu thu, phiếu chi, giấy báo Nợ, giấy báo Có của ngân hàng mà chưa sử dụng các chứng từ tự lập như bảng tính KQKD chung và cho từng nhóm sản phẩm chính để thuận tiện cho việc theo dõi, hạch toán, làm căn cứ cho việc thực hiện các bút toán kết chuyển DT, CP để xác định KQKD cũng như để cho nhà quản trị DN có cái nhìn bao quát về tình hình tiêu thụ hàng hóa của CT.
Về bộ máy kế toán
Trình đồ cán bộ, nhân viên trong phòng KT nhìn chung là rất thành thạo nhưng hầu hết là những người còn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp nên việc xử lý số liệu còn chậm và có khi còn mắc sai sót.
Về trích lập các khoản dự phòng
CT kinh doanh nhiều mặt hàng có giá cả biến động thất thường không ổn định tùy thuộc vào cung cầu trên thị trường tuy nhiên công ty lại không thực hiện việc trích lập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Mặt khác, CT thường bán hàng cho khách hàng theo các hợp đồng kinh tế có giá trị lớn, nên khách hàng khi mua thường không thể trả tiền ngay hoặc không trả hết trong một lần dần tới việc CT luôn tồn tại một số lượng lớn các khoản phải thu vậy mà CT lại không trích lập các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi.Việc không tiến hành trích lập các khoản dự phòng đồng nghĩa với việc CT không dự kiến được trước những tổn thất có thể gặp phải. Do vậy mà khi những rủi ro kinh tế bất ngờ xảy ra thì CT khó có thể xử lý kịp thời. Khi đó, tình hình HĐKD của CT sẽ chịu những ảnh hưởng nặng nề hơn với những tổn thất không đáng có, ảnh hưởng tới kết quả HĐKD của công ty.
Về thời điểm ghi nhận chi phí
Việc ghi nhận CP trong công ty chưa thật sự chính xác. Công ty ghi nhận các khoản CP khi có các chứng từ liên quan đến các khoản CP đó nhưng theo quy định của CMKT số 01 thì phải ghi nhận CP khi có các bằng chứng phát sinh CP. Do đó, nhiều khoản CP trong CT phát sinh nhưng không được ghi nhận một cách kịp thời và làm ảnh hưởng tới việc xác định KQKD.
Yêu cầu quản lý trong công tác KT KQKD là phải xem xét, xác định KQKD cho từng sản phẩm, từng bộ phận kinh doanh. Nếu xác định được KQKD của từng sản phẩm, bộ phận này sẽ góp phần làm cho KQKD của toàn DN được chính xác và hợp lý và như vậy mới có thể đáp ứng yêu cầu quản lý của DN. Tuy nhiên, thực tế việc xác định KQKD cho từng mặt hàng của CT cũng gặp nhiều khó khăn, do đó chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý.