- Thanh toán hóa đơn muaTiền
2.4 Kết quả điều tra sơ cấp về quản trị TSLĐ trong Công Ty Cổ Phần Tiếp Vận PL
Sau khi xử lý phiếu trắc nghiệm thì có tới 80% số người được hỏi trả lời môi trường kinh tế, chính trị pháp luật ảnh hưởng tới công tác quản trị TSLĐ tại công ty. Trong nhóm nhân tố môi trường bên trong có tới 90 % ý kiến cho rằng khả năng tài chính, chiến lược kinh doanh, nguồn nhân lực ảnh hưởng cao tới công tác quản trị TSLĐ tại công ty. Số phiếu điều tra trắc nghiệm phát đi 15 phiếu, thu về hoàn toàn số phiếu phát đi có tới 13 ý kiến cho rằng khả năng tài chính của công ty ảnh hưởng rất cao tới công tác quản trị TSLĐ của công ty.
Trong nội dung của công tác quản trị TSLĐ tại công ty thì 80% ý kiến đánh giá công tác quản trị Tiền và KPT được quản trị rất tốt. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ logistics nên công tác quản trị hàng tồn kho hầu như là không có. Các phiếu phát đi hầu hết là phát cho những nhân viên làm việc lâu năm tại công ty , hầu hết là từ 4,5 năm vì vậy họ hiểu rõ được công tác quản trị TSLĐ của công ty như thế nào ? Các ý kiến đều cho rằng lượng tiền mặt là vừa đủ để công ty chi trả khi cần thiết mà tiền trong ngân hàng công ty quản lý rất tôt, các khoản phải thu cũng được chú trọng.
Qua các phiếu điều tra trắc nghiệm thu về có 95% ý kiến cho rằng trong những năm qua trong công tác quản trị TSLĐ thì công ty chỉ chú trọng vào quản trị tiền, và quản trị khoản phải thu.
Ý kiến về công ty nên sử dụng các biện pháp nào để quản lý tốt lượng tiền của công ty thì 65% ý kiến cho rằng nên tăng tốc độ thu hồi tiền, 30% ý kiến cho rằng công ty nên giảm tốc độ chi tiêu, còn 5% ý kiến chọn lập ngân sách thu chi tiền tệ. Như vậy đa phần các ý kiến đều cho rằng một lượng tiền không bé của công ty đang bị chiếm dụng, lãng phí, và thực tế qua phân tích chúng ta cũng thấy được công ty cho khách hàng nợ rất lâu nhưng lại ít có những chính sách để khuyến khích khách hàng thanh toán sớm. Không những vậy công ty còn chi tiêu lãng phí ví dụ như chi phí cho liên hoan, tiệc tùng là quá cao, trung bình tháng 2 lần, bên cạnh đó cũng không sát sao trong việc chi phí đi công tác, đã mất chi phí cho nhân viên đi nhưng hầu như không mang lại hiệu quả cao.
Qua kết quả thu về từ việc phát phiếu điều tra trắc nghiệm về vấn đề các khoản nợ của công ty thuộc nhóm nào thì có 60% ý kiến cho rằng các khoản nợ của công ty thuộc nhóm 2 (nợ có rủi ro thấp, cần chú ý), 25% ý kiến cho rằng các khoản nợ thuộc nhóm 3 (nợ quá hạn có thể thu hồi được). Qua phân tích chúng ta có thể thấy được nguyên nhân dẫn tới việc các khoản nợ của công ty đang theo chiều hướng khó đòi là do :
Thứ nhất, do khủng hoảng tài chính toàn cầu, khách hàng gặp khó khăn về tài chính không thể thanh toán hợp đồng là nguyên nhân chủ yếu của các khoản nợ phải thu khó đòi từ giữa năm 2011 đến cuối năm 2013.
Thứ hai, do sự biến động về tỷ giá đặc biệt là giữa VNĐ và USD gây ra khó khăn cho khách hàng trong việc thanh toán hợp đồng.
Thứ ba, do tính chất khách hàng của công ty chủ yếu tập trung vào các khách hàng lớn, các doanh nghiệp liên doanh, nước ngoài, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nên nhu cầu cần vốn để sản xuất kinh doanh cảu các doanh nghiệp này là rất lớn, đặc thù trong kinh doanh của họ thường là thanh toán vào cuối tháng, cuối quý hoặc cuối mỗi năm. Họ thường bị chậm thanh toán so với hợp đồng đã ký kết do cần vốn để sản xuất kinh doanh kỳ sau khi nên kinh tế chậm phát triển hay hoạt động kinh doanh không thu được lợi nhuận cao.
Thứ tư, do doanh nghiệp khi buôn bán với các khách hàng quen thuộc đã không dự tính được những thiệt hại có thể xảy ra để có biện pháp phòng ngừa cũng như khắc phục.
Qua việc trao đổi, phỏng vấn các chuyên ra là các lãnh đạo, nhà quản trị của công ty, cụ thể phỏng vấn trực tiếp 3 nhà quản trị của công ty là phó giám đốc công ty ông Vũ Quý Phương, Trưởng phòng kế toán – tài chính bà Hoàng Thị Huế, trường phòng kinh doanh ông Nguyễn Mạnh Tường. Trong câu hỏi trong thời gian tới công ty có chính sách nào để quản trị tốt TSLĐ thì các ý kiến đều cho rằng sẽ dung các biện pháp như là chiết khấu, phân tích sâu tín dụng của khách hàng từ đó đưa ra những những chính sách nơ, chính sách tín dụng hợp lý, hiện tại công ty đang có những hình thức bán chịu như như 2/10 net 30, 2/10 net 60, 3/10 net 45…Khách hàng được hưởng 2% (hay 3%) chiết
khấu trong thời gian 10 ngày kể từ khi giao hàng, hoặc phải trả 100% số tiền trong thời hạn 30, 45 hay 60 ngày…Đây là hình thức bán hàng phổ biến được doanh nghiệp áp dụng cho các khách hàng của mình.
Các quan điểm của chuyên gia cũng cho rằng, là một doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực dịch vụ logistics thì không cần quá chú trọng trong công tác quản trị hàng tồn kho, nhưng sắp tới công ty cũng sẽ tập trung vào công tác này để nguyên vật liệu dùng để đóng hàng hoá cho khách hàng đáp ứng kịp thời khi khách hàng cần, nhằm cung cấp dịch vụ được tốt hơn và chuyên nghiệp hơn.
Các quan điểm cũng cho rằng trong thời gian tới nên kinh tế phát triển, không những thế công ty còn phát triển mở rộng hệ thống dịch vụ, tìm kiếm thêm các đại lý đầu nước ngoài để giá đầu vào tốt vì vậy thời gian tới công ty cần một lượng lớn tiền mặt để chi vào các hoạt động trên vậy nên thời gian tới lượng tiền mặt dự trữ của công ty là rất cao.