Xây dựng chế độ tỷ giá linh hoạt, phù hợp với từng thời kỳ cụ thể.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG THANH TOÁN THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CHI NHÁNH NHNO & PTNT NAM HÀ NỘI (Trang 99)

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TDCT TẠI NHNO & PTNT NAM HÀ NỘ

3.3.2.2.Xây dựng chế độ tỷ giá linh hoạt, phù hợp với từng thời kỳ cụ thể.

Nói chung, việc điều chỉnh tỷ giá là một vấn đề hết sức nhạy cảm bởi nó không chỉ ảnh hưởng tới hoạt động ngoại thương, hoạt động xuất nhập khẩu mà còn có tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Sau nhiều lần can thiệp của Ngân hàng Nhà nước vào chính sách tỷ giá, hiện nay, Việt Nam đang áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của Nhà nước. Trong điều kiện nước ta còn mới mở cửa, chưa thực sự hoà nhập với nền kinh tế thế giới thì đây được coi như một sự lựa chọn hợp lý nhất. Nhưng xét về lâu dài, vẫn cần đổi mới cơ chế điều chỉnh tỷ giá theo hướng tự do hoá dần. Để thực hiện được điều đó, chúng ta cần phải có những bước đi hết sức thận trọng theo hướng:

- Xác định một cơ cấu dự trữ ngoại tệ hợp lý trên cơ sở đa dạng hoá rổ ngoại tệ mạnh, không nên neo giứ đồng Việt Nam vào dồng Đôla Mỹ; khuyến khích các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đa dạng hoá cơ cấu tiền tệ trong giao dịch thương mại.

- Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng quỹ dự trữ ngoại tệ cần thiết tương ứng với nhịp độ phát triển kim ngạch xuất nhập khẩu, mục đích của quỹ này là có thể can thiệp kịp thời vào thị trường hối đoái quốc tế khi tỷ giá trong nước có sự biến động nhằm giữ

ổn định đồng tiền, giảm tối đa những tác động xấu đến nền kinh tế.

- Số liệu tổng hợp của các chỉ số kinh tế vĩ mô như lạm phát, lãi suất, thực trạng cán cân thanh toán... phải chính xác, rõ ràng nhằm giúp Nhà nước lựa chọn phương thức điều chỉnh tỷ giá thích hợp.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG THANH TOÁN THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CHI NHÁNH NHNO & PTNT NAM HÀ NỘI (Trang 99)