Hoàn thiện, chuẩn hoá quy trình thanh toán TDCT.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG THANH TOÁN THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CHI NHÁNH NHNO & PTNT NAM HÀ NỘI (Trang 88)

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TDCT TẠI NHNO & PTNT NAM HÀ NỘ

3.2.2.4.Hoàn thiện, chuẩn hoá quy trình thanh toán TDCT.

* Nghiêm túc tuân thủ các quy định của UCP 600 đã được dẫn chiếu trong L/C.

UCP 600 mặc dù chỉ là những quy định được soạn thảo bởi Phòng Thương mại Quốc tế (Paris) nhưng lại được coi là luật quốc tế trong giao dịch TDCT và được chấp thuận rộng rãi nhất trên toàn thế giới hiện nay. Do đó, việc áp dụng UCP

600 là một lựa chọn cần thiết cho các bên tham gia phương thức TDCT, đó là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp phát sinh.

Khi tham gia thanh toán theo phương thức TDCT, ngân hàng nói riêng và các bên tham gia nói chung cần phải tuân thủ chặt chẽ các quy định mà UCP 600 đã dẫn chiếu. Nội dung của L/C cũng phải bao gồm đầy đủ các khoản mục cần thiết theo tinh thần của UCP. Những giao dịch hay sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hoặc thanh toán L/C đều phải thực hiện đúng quy định và quy trình.

* Tiếp tục duy trì và cải tiến mức ký quỹ hợp lý.

Có thể thấy rằng, mức ký quỹ của khách hàng càng cao thì nguy cơ đối mặt với rủi ro của ngân hàng càng thấp và ngược lại. Nhưng trên thực tế, ngân hàng chỉ yêu cầu ký quỹ 100% đối với những khách hàng mới giao dịch lần đầu hoặc không có uy tín với ngân hàng. Đây chính là một nguyên tắc của ngân hàng nhằm bảo đảm an toàn trong thanh toán, tránh được các rủi ro về tỷ giá, rủi ro tín dụng đồng thời vẫn thu hút được nhiều khách hàng trên địa bàn. Trong thời gian qua, chi nhánh đã áp dụng một định mức ký quỹ tương đối hợp lý để đảm bảo cả hai mục tiêu trên nên cần tiếp tục được duy trì, đồng thời chi nhánh cũng cần nghiên cứu những biến động của thị trường nhằm đưa ra những quy định mới về mức ký quỹ linh hoạt và hiệu quả hơn, dựa trên các tiêu chí cơ bản như:

- Khả năng thanh toán của khách hàng. - Uy tín của khách hàng đối với ngân hàng.

- Khả năng tiêu thụ của sản phẩm: căn cứ vào chất lượng, giá cả, thị trường tiêu thụ... của hàng hoá.

* Đa dạng hoá các loại L/C.

Hiện nay, các loại thư tín dụng được sử dụng trong TTQT theo quy định của ICC khá đa dạng và mỗi loại đều có những điểm ưu việt riêng. Tuy nghiệp vụ thanh toán TDCT của chi nhánh ngày càng phát triển nhưng chỉ áp dụng loại thư tín dụng không huỷ ngang là chủ yếu, còn các loại L/C khác như L/C chuyển nhượng, L/C tuần hoàn... chỉ được sử dụng rất hạn chế. Chính vì thế, ngân hàng nên đa dạng hoá các loại thư tín dụng để các khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn, tận dụng được

những ưu điểm vốn có của từng loại L/C cụ thể phù hợp nhất với đặc thù ngành nghề kinh doanh, tính chất và đặc điểm giao dịch... của doanh nghiệp để quy trình thanh toán diễn ra một cách suôn sẻ, mang lại hiệu quả kinh doanh cho khách hàng cũng như nâng cao vị thế cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường.

Đối với L/C trả chậm, trong điều kiện sản xuất trong nước còn chưa đáp ứng đựoc nhu cầu tiêu dùng, nguyên vật liệu sản xuất chủ yếu được nhập từ nước ngoài, nguồn vốn của doanh nghiệp còn hạn hẹp thì nhập hàng trả chậm là một yếu tố tất yếu của nề kinh tế. Do đó, khi mở loại L/C này, ngân hàng cần phải thẩm định kỹ lưỡng về nguồn vốn, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tình hình tiêu thụ trong nước của mặt hàng nhập khẩu... Đây là biện pháp vừa nhằm tài trợ cho sản xuất trong nước, vừa nhằm hạn chế rủi ro trong nghiệp vụ bảo lãnh hàng nhập khẩu của ngân hàng.

* Đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu.

Để phát triển và mở rộng nghiệp vụ TTQT của mình, tránh hiện tượng bị lấn sân bởi các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, đòi hỏi ngân hàng phải tích cực đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp. Việc tạo điều kiện thuận lợi về mặt tài chính cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu là công cụ sắc bén giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường khả năng cạnh tranh trong đàm phán thương mại quốc tế, tạo cho họ thế chủ động giành lấy những điều khoản thanh toán phù hợp và hiệu quả nhất, qua đó Ngân hàng cũng có thể thực hiện tốt nhiệm vụ thanh toán của mình, đồng thời tránh được những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động thanh toán đó.

- Hoạt động tài trợ xuất khẩu: chủ yếu là việc chiết khấu bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu nhưng tại NHNo & PTNT Nam Hà Nội hiện nay, nghiệp vụ này còn rất hạn chế. Để hoạt động này hiệu quả hơn cũng như tránh được những rủi ro có thể xảy ra đối với ngân hàng, chi nhánh nên xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố có liên quan như bộ chứng từ, khả năng trả nợ của nhà xuất khẩu nếu bộ chứng từ không được thanh toán, uy tín của ngân hàng phát hành, tình hình biến động kinh tế, chính trị của nước nhập khẩu... Tăng cường nghiệp vụ này cũng là cơ hội để ngân

hàng cải thiện tình trạng mất cân đối trong thu chi ngoại tệ, đồng thời góp phần thu hút nhiều khách hàng xuất khẩu hơn cho chi nhánh. Ngoài ra, hoạt động tài trợ xuất khẩu còn bao gồm nghiệp vụ cho vay thu mua và sản xuất hàng xuất khẩu, ứng trước tiền hàng...

- Hoạt động tài trợ nhập khẩu: đó là hoạt động ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng mở L/C nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài. Để đảm bảo uy tín cho ngân hàng cũng như tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng được thuận lợi, chi nhánh nên thực hiện cung cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu theo hạn mức. Và trước khi quyết định cho khách hàng vay để thanh toán, ngân hàng cần thẩm định kỹ lưỡng đối tượng khách hàng để tránh gặp rủi ro.

* Giải pháp về nguồn ngoại tệ để thanh toán L/C.

Hiện nay, NHNo & PTNT Việt Nam quy định số dư tài khoản ngoại tệ tối đa tại các chi nhánh là thấp làm cho ngân hàng nhiều khi rơi vào tình trạng thiếu hụt ngoại tệ để thanh toán cho những L/C giá trị lớn. Để tránh khỏi tình trạng đó, chi nhánh cần kiến nghị với ban tổng giám đốc NHNo cho phép có quyền chủ động hơn trong các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, chẳng hạn như cho phép chi nhánh mua bán ngoại tệ với các ngân hàng khác ngoài hệ thống để có thể chủ động trong việc cân đối thu chi ngoại tệ tại ngân hàng nhưng để tránh gặp phải rủi ro, NHNo cũng cần thiết lập một quy định cụ thể giới hạn trạng thái ngoại tệ căn cứ vào thực tế doanh số TTQT tại chi nhánh. Ngoài ra, chi nhánh cũng cần đẩy mạnh công tác tiếp thị và có những chính sách phù hợp để thu hút nhiều hơn các khách hàng xuất khẩu nhằm tăng lượng ngoại tệ, tiến tới cân bằng ngoại tệ thu vào và thanh toán ra nước ngoài.

* Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của chi nhánh.

Cho đến nay, mặc dù ngân hàng luôn thực hiện công tác điều hành và thực hiện các quy chế, kế hoạch của NHNo & PTNT Việt Nam một cách nghiêm túc nhưng dường như công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động của chi nhánh mới chỉ dừng lại ở mức kiểm tra về quy trình nghiệp vụ thanh toán trong nước, trong khi việc kiểm tra những sai sót trong TTQT nói chung còn khá hạn chế. Trong thời gian tới, để tăng cường chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm hạn chế rủi ro

trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và trong thanh toán TDCT nói riêng, chi nhánh cần sử dụng những biện pháp hữu hiệu như: lựa chọn đội ngũ cán bộ tham gia kiểm tra, kiểm soát phải có trình độ, nghiệp vụ ngân hàng chuyên sâu, am hiểu pháp luật, có phẩm chất đạo đức... để hoạt động kiểm soát đạt hiệu quả cao, không mang tính hình thức; phát hiện và uốn nắn kịp thời những sai phạm, nâng cao nhận thức toàn diện cho cán bộ kiểm tra; hợp tác nâng cao tinh thần cảnh giác với các vụ lừa đảo quốc tế...

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG THANH TOÁN THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CHI NHÁNH NHNO & PTNT NAM HÀ NỘI (Trang 88)