CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT HUY TIỀM NĂNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ DU LỊCH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đánh giá tiềm năng phát triển du lịch của huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 30)

III. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH HUYỆN ALƯỚ

CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT HUY TIỀM NĂNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ DU LỊCH

PHÁT HUY TIỀM NĂNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ DU LỊCH

I.ĐỊNH HƯỚNG CHUNG

Căn cứ những chủ trương, đường lối, chính sách phát triển du lịch của Đảng, Nhà nước ta, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế xác định phương hướng và mục tiêu tổng quát của du lịch ALưới đến năm 2020. Quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, Ban thường vụ Huyện ủy ALưới đã đưa phương hướng và mục tiêu chung phát triển du lịch của huyện trên cơ sở điều kiện thực tế của địa phương đến năm 2020 theo hướng Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa là:

+ Phát triển du lịch ALưới theo định hướng du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, di tích lịch sử Cách mạng, đặc biệt chú trọng văn hóa phi vật thể, đồng thời gắn phát triển du lịch với cộng đồng, với sự phát triển các ngành kinh tế khác tạo sức mạnh tổng hợp tăng trưởng toàn diện kinh tế - xã hội toàn huyện.

+ Phát triển du lịch ALưới phải đảm bảo môi trường sinh thái tự nhiên, nhân văn, xã hội bền vững. Phát triển du lịch theo hướng thăm các di tích lịch sử Cách mạng, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Với quan điểm phát triển đạt hiệu quả kinh tế cao nhưng phải gắn với việc bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử Cách mạng, du lịch sinh thái bền vững, đồng thời phát huy truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại, tránh sự pha tạp, lai căng, du nhập những văn hoá độc hại.

+ Phát triển nhanh ngành kinh tế du lịch trên cơ sở khai thác các nguồn lực sẵn có của địa phương, phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện và của tỉnh, giúp thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các ngành khác cùng phát triển.

+ Ngành kinh tế du lịch giữ vững vị trí là một ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, phấn đấu xây dựng ALưới thực sự là một trong số các trung tâm văn hóa - du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế, giữ vững và phát triển huyện văn hóa, là một khu du lịch của tỉnh và là một trong các trọng điểm du lịch của quốc gia, an toàn, thân thiện, có sức hút mới. Khai thác hợp lý, bảo tồn hữu hiệu các di tích quan trọng khác, phát triển không gian du lịch sinh thái, tập trung phát huy thế mạnh du lịch văn hóa.

+ Du lịch mang nội dung văn hóa sâu sắc, một trong những yếu tố quan trọng để thu hút du khách chính là nền văn hóa mang đậm đà bản sắc dân tộc, do vậy phát triển du lịch phải mang nội dung khuyến khích việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc. Cần đẩy mạnh du lịch quốc tế để tuyên truyền, trao đổi văn hóa, song cũng nghiên cứu phát triển du lịch nội địa nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan du lịch của nhân dân, góp phần cải thiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

II.CÁC ĐỊNH HƯỚNG CỤ THỂ VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN ALƯỚI

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đánh giá tiềm năng phát triển du lịch của huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w