III. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH HUYỆN ALƯỚ
2. Tài nguyên nhân văn
2.1 Di tích lịch sử văn hóa
Cho đến nay, thực trạng các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện A Lưới đang xuống cấp nghiêm trọng, có hai di tích được tháo gỡ do yêu cầu mở rộng đường Hồ Chí Minh, số di tích còn lại chưa được đầu tư kinh phí xây dựng tượng đài cũng như đường đi đến các di tích. Doanh thu và lượng khách thu được từ các địa điểm di tích lịch sử này khá khiêm tốn, tour du lịch đến đây còn chưa được biết đến rộng rãi do chưa thực sự trở thành một điểm tham quan lý tưởng cho du khách.
Hơn thế nữa, việc phát huy bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc thiểu số tại đây cũng là một vấn đề khó khăn khi thực hiện phát triển loại hình dịch vụ du lịch. Sự mai một của văn hóa bản địa do quá trình giao lưu, du nhập của các yếu tố hiện đại đang ngày một diễn ra nhanh hơn.
Hiện tại chỉ một số ít tài nguyên nhân văn được đưa vào phục vụ du khách muốn tìm hiểu văn hóa và tham quan lại chiến trường xưa như di tích đồi A Bia và sân bay Aso, tuy nhiên khi đến đây du khách có lẽ sẽ cảm thấy thất vọng bởi sự đơn điệu của nó. Nếu muốn thu hút khách hơn thì các cơ quan chức năng cần sớm có biện pháp để mở rộng quy mô địa điểm di tích hơn, làm cho nó trở nên phong phú hơn.
2.2 Lễ hội truyền thống
Lễ hội truyền thống của dân bản huyện A lưới được tổ chức hàng năm và thu hút một lượng lớn người tham gia, hiện nay một số lễ hội lớn quy tụ được nhiều người và có sự quan tâm của chính quyền muốn đưa vào khai thác du lịch đó là lễ hội đâm trâu, lễ cầu mùa và Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên nó chỉ mới có sự quan tâm, tham gia của người dân địa phương trong huyện và chính quyền địa phương đại diện tham dự chứ ít khi thấy sự xuất hiện của du khách. Dường như việc tổ chức lễ hội truyền thống chỉ đơn thuần là theo tín ngưỡng thờ cúng thần linh của dân bản chứ chưa xuất hiện việc truyền bá rộng rãi cho du khách biết đến và
cùng tham gia với lễ hội này. Việc giữ gìn và củng cố bản sắc văn hóa dân tộc trong những nghi lễ truyền thống này là rất quan trọng, hứa hẹn một khi đã được du khách biết đến và quan tâm thì sẽ trở thành một điểm nhấn đáng nhớ khi du khách lựa chọn việc lưu lại nơi đây.
2.3 Làng nghề
Việc hình thành hai làng nghề nổi bật là làng nghề dệt vải Dzèng và làng nghề đan lát, làng nghề chổi đót, làm nhạc cụ hứa hẹn sẽ thu hút một lượng khách khá lớn cho huyện.Ngày nay phụ nữ người dân tộc thiểu số ở A Lưới không chỉ biết phát triển kinh tế bằng những việc trồng trọt và chăn nuôi, các ở vùng xa như A Đớt, A Roàng, Hồng Thủy đã phát huy tốt nghề dệt dzèng truyền thống mỗi năm thu nhập từ 15 đến 20 triệu đồng. Tổ chức cách thức hoạt động của các làng nghề đã được huyện chú trọng giúp đỡ, đề ra phương thức hoạt động một cách có hiệu quả nhất. Đồng thời việc tìm đầu ra cho sản phẩm cũng là một điều trăn trở của các cấp lãnh đạo huyện, hiện nay ngoài làng nghề chổi đót đã tìm được đầu ra lâu dài là công ty xuất nhập khẩu chổi đót Thừa Thiên Huế tạo điều kiện cho làng nghề hoạt động ổn định và có khả năng trở thành điểm đến được quan tâm đối với du khách. Làng nghề dệt vải Dzèng là làng nghề được huyện nhà quan tâm hỗ trợ nhiều nhất bởi nó là đặc trưng cho bản sắc văn hóa dân tộc huyện A Lưới, hiện nay sản phẩm dệt Dzèng Alưới đã được công ty TNHH MTV Ella Việt quan tâm và đưa vào kinh doanh ở địa chỉ 39 Chu Văn An – Thành phố Huế, nơi vốn là con đường tập trung nhiều khách sạn và du khách nước ngoài, điều đó sẽ tạo điều kiện cho du khách được sử dụng và biết đến làng nghề dệt vải của huyện Alưới.
2.4.1 Thống kê số lượng khách
Bảng 2 :Lượng khách du lịch đến huyện A Lưới trong những năm 2005 đến 2010
ĐV tính 2005 2008 2010
TỔNG SỐ LƯỢT KHÁCH ĐẾN Lượt 10245 33568 63628
Khách tham quan quốc tế Lượt 1560 3540 7491
Khách tham quan nội địa Lượt 2758 9687 22649
Tổng số khách lưu trú, trong đó : Lượt 5927 20341 33488
Khách quốc tế
Tổng số lượt khách Lượt 1465 4574 8323
Ngày lưu trú trung bình Lượt 1.1 1.3 1.5
Tổng số ngày khách Ngày 5947 8573 12485
Khách nội địa
Tổng số lượt khách Lượt 4462 15767 25165
Ngày lưu trú trung bình Ngày 1.0 1.2 1.4
Tổng số ngày khách Ngày 7833 25848 35231
(Nguồn: - Viện NCPT Du lịch)
2.4.2 Thống kê về nhu cầu khách sạn
Nhu cầu về khách sạn phụ thuộc vào số lượng khách, số ngày lưu trú trung bình và công suất sử dụng phòng trung bình.
Số ngày lưu trú trung bình hiện nay của khách du lịch ở huyện mới chỉ có 1,2 ngày. Năm 2010 số ngày lưu trú trung bình tăng lên 2,1 ngày( khách quốc tế) và 1,8 ngày (khách nội địa).
Bảng 3 : Nhu cầu tiêu dùng dịch vụ khách sạn của du khách đến năm 2010
Đơn vị tính : Phòng Phương án Nhu cầu khách sạn ( số phòng ) 2005 2008 2010 Phương án
chọn
Nhu cầu cho khách quốc tế 7 15 28
Nhu cầu cho khách nội địa 21 53 100
Tổng cộng 28 69 128
Công suất sử dụng phòng trung bình năm ( % ) 60 62 65 (Nguồn: - Viện NCPT Du lịch)
Vì vậy để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch trong những năm tới cần có ít nhất một khách sạn 2 sao trở lên với quy mô 30 phòng. Đồng thời từ năm 2011 đến năm 2020 cần xây dựng thêm khách sạn để kịp thời và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách.
2.4.3 Thống kê về nguồn nhân lực du lịch :
Bảng 4: Nhu cầu lao động trong nghành du lịch của huyên A Lưới đến năm 2010
Đơn vị : Người
Loại lao động 2005 2008 2010
Lao động trực tiếp trong du lịch 37 65 167
Lao động gián tiếp ngoài xã hội 82 164 368
Tổng cộng 119 229 535
(Nguồn: Phòng thống kê huyện A Lưới) Để phát triển du lịch thì nguồn nhân lực là vấn đề rất quan trọng, không chỉ là nguồn lao động phục vụ trực tiếp trong du lịch mà còn có một lực lượng lao động gián tiếp ngoài nghành du lịch góp phần làm tăng tổng nguồn lao dộng cho ngành này.
Mặt khác cần đầu tư nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho lao động trong nghành du lịch cũng như cộng đồng dân cư tại địa bàn, từ đó hướng dẫn cho khách được tốt hơn.
2.4.4 Doanh thu du lịch trong những năm qua
Bảng 5: Bảng thống kê mức chi tiêu trung bình 1 ngày của 1 khách đến huyện A Lưới
Đơn vị : USD
Năm Khách lưu trú Khách tham quan
Khách quốc tế Khách nội địa Khách quốc tế Khách nội địa
2005 60 17 9 3
2008 64 20 10 4
2010 67 22 11 5
(Nguồn: Phòng Văn hóa- UBND huyện A Lưới)
Bảng 6: Bảng kết quả doanh thu xã hội từ du lịch của huyện A Lưới đến năm 2010
Đơn vị : USD
Loại doanh thu 2005 2008 2010
Tổng doanh thu 457.158 1.520.218 2.449.392
Từ khách quốc tế 33.750 98.750 102.643
Từ khách nội địa 21.600 51.510 52.018
Doanh thu từ khách lưu trú 401.808 1.369.958 2.294.731
Từ khách quốc tế 126.000 345.567 725.162
Từ khách nội địa 275.808 1.024.391 1.569.569
(Nguồn: Phòng Văn hóa- UBND huyện A Lưới)
2.5 Đánh giá chung
2.5.1 Thuận lợi
Qua việc phân tích hệ thống các tài nguyên du lịch A Lưới ở trên, ta thấy được tiềm năng tài nguyên du lịch về tự nhiên và nhân văn ở A Lưới là rất phong phú và đa dạng. Trong những năm qua, để hòa mình vào xu hướng phát triển du lịch của cả nước, huyện cũng đã đầu tư khai thác một số tài nguyên để phục vụ cho du lịch. Bằng chứng là đã có nhiều chương trình quảng bá du lịch được nhắc đến và du lịch A Lưới được đặt trong lộ trình con đường di sản miền Trung. Trên cơ sở nhận thức được vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội của huyện, được sự giúp đỡ của các ban nghành, các cấp lãnh dạo và cùng với sự cố gắng của người dân địa phương một số tài nguyên đã được đầu tư khai thác bước đầu phục vụ du lịch như: thác Anor, khu suối nước nóng A roàng, hồ Aco, làng nghề dệt Dzèng, đồi Abia, lễ hội đâm trâu, cửa khẩu Hồng Vân, A Đớt và một số di tích lịch sử văn hóa dọc trên đường mòn Hồ Chí Minh…thu hút du khách, đem lại nguồn thu nhập cho huyện. Và hơn thế để phục vụ tốt hơn cho hoạt động du lịch trên địa bàn huyện, huyện đã đầu tư xây dựng, mở rộng hệ thống đường giao thông đến các điểm du lịch mà đặc biệt là đường mòn Hồ Chí Minh chạy qua huyện trên 100km đã góp phần thúc đẩy nhiều mặt trong hoạt động kinh tế - xã hội.
Các sản phẩm về tour tuyến tham quan các điểm du lịch trên địa bàn huyện đã được một số hãng lữ hành quan tâm xây dựng như tour thăm lại chiến trường xưa, tour du lịch cộng đồng, các chương trình du lịch của công ty lữ hành Hương Giang và chi nhánh Việt Nam tourist tại Huế.
2.5.2 Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi trong việc khai thác tài nguyên thì nhìn chung A Lưới vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhất định trong việc khai thác nguồn tài nguyên nói
trên. Hiện nay, A Lưới đang chú trọng tới việc phát triển du lịch sinh thái gắn với cộng đồng để kết hợp với việc bảo vệ rừng và phát triển kinh tế hộ gia đình, nhưng loại hình du lịch này đang gặp phải một số khó khăn như: cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu của khách tham quan. Các tuyến đường vào điểm du lịch suối nước nóng Hồng Hạ, thác Anor, đồi Abia.. chưa được đầu tư đúng tầm nên việc đi lại vẫn rất khó khăn khiến cho khách du lịch nản lòng. Bên cạnh đó, các loại hình dịch vụ tối thiểu để phục vụ khách du lịch cũng rất thiếu thốn. Cả huyện A Lưới chỉ có vài nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn 1 sao. Cùng với đó, các dịch vụ giới thiệu, quảng bá sản phẩm du lịch của địa phương cũng rất khiêm tốn nên chưa đủ sức khuyến khích người dân tham gia phát triển du lịch.
Cho đến nay, thực trạng các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện A Lưới đang xuống cấp nghiêm trọng, có hai di tích được tháo gỡ do yêu cầu mở rộng đường Hồ Chí Minh, số di tích còn lại chưa được đầu tư kinh phí xây dựng tượng đài cũng như đường đi đến các di tích.
Hơn thế nữa, việc phát huy bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc thiểu số tại đây cũng là một vấn đề khó khăn khi thực hiện phát triển loại hình dịch vụ du lịch. Sự mai một của văn hóa bản địa do quá trình giao lưu, du nhập của các yếu tố hiện đại đang ngày một diễn ra nhanh hơn.