Xây dựng chiến lược phát triển văn hóa gắn với các hoạt động kinh tế du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đánh giá tiềm năng phát triển du lịch của huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 34)

- Xây dựng cơ chế chính sách miễn giảm thuế, cho nộp thuế chậm, lãi suất ưu đãi vốn vay đầu tư đối với các dự án ưu tiên đầu tư tại các khu trọng điểm phát triển du lịch,

2. Xây dựng chiến lược phát triển văn hóa gắn với các hoạt động kinh tế du lịch

Xuất phát từ đặc điểm văn hoá của một huyện miền núi là vùng cao - vùng xa - từng là khu căn cứ địa Cách mạng - có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của huyện và của tỉnh, từ đó mở dần thêm các loại hình du lịch khác như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và các làng nghề truyền thống... Tuy nhiên trong những năm gần đây bắt đầu bộc lộ những nhược điểm, các di tích lịch sử Cách mạng ngày càng bị xuống cấp, các khu sinh thái đang dần bị phá hoại do nạn khai thác rừng bừa bãi làm ảnh hưởng đến nơi cư trú của các loài động thực vật, các làng nghề truyền thống, các bản sắc văn hoá vật thể, phi vật thể, văn hoá ẩm thực đang dần bị mai một do nhiều yếu tố gây nên. Chính vì thế mà các mô hình điểm, chuyên đề văn hóa cần

được bổ khuyết. Tuy nhiên, nếu các hoạt động kinh tế du lịch cần có đều phải đầu tư thì với ALưới không thể thực hiện một cách toàn diện được, cho nên cần chú ý đến mở rộng không gian để tương xứng với yêu cầu đặt ra.

Phát triển du lịch cần phải tăng cường sự phối hợp đa ngành, đa lĩnh vực để cùng phát triển mạnh du lịch của Huyện. Song song với thương hiệu du lịch văn hóa không ngừng được hoàn thiện và phát huy cần đẩy mạnh xúc tiến đầu tư để phát triển các loại hình du lịch và dịch vụ đang ở thế yếu, đặc biệt là các loại hình dịch vụ trong các lĩnh vực vui chơi, giải trí, chăm sóc sức khỏe, du lịch đa dạng sinh thái, ẩm thực... trong chiến lược phát triển phải đáp ứng nhu cầu của du khách, tăng tỷ lệ khách nội địa, cần đặc biệt chú ý đến đối tượng khách quốc tế có nhu cầu các dịch vụ chất lượng cao. Phát triển hợp lý mạng lưới khách sạn, nhà trọ, khu nghỉ dưỡng trên cơ sở nắm bắt, khai thác thật tốt thông tin thị trường. Tạo lập, phát triển, quản lý tốt và sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển cho du lịch. Phát triển phải đi đôi với nâng cao chất lượng hệ thống thương mại - dịch vụ, kinh tế - xã hội bao gồm cả các dịch vụ công vừa theo loại truyền thống, vừa có các trung tâm hiện đại gắn chặt với khu vực phát triển du lịch, đặc biệt là khu trung tâm huyện.

Ban quản lý xây dựng và phát triển du lịch huyện cùng với các cấp, các ngành tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng các công trình hiện có. Lập kế hoạch triển khai, mở rộng các điểm du lịch trên địa bàn trong những năm tiếp theo. Làm các dự án chi tiết nhằm thu hút các nguồn vốn bên ngoài và lập hồ sơ các điểm di tích lịch sử cách mạng đề nghị Bộ Văn hóa -Thể thao - Du lịch công nhận và đầu tư xây dựng như: khu văn hoá bảo tàng, phòng trưng bày triễn lãm, phòng sa bàn quần thể di tích lịch sử huyện ALưới, tượng đài Bác Hồ, tượng đài chiến thắng, kỳ đài của huyện....

Cần phát triển mô hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, thiết kế các sản phẩm du lịch có sự kết hợp giữa thưởng ngoạn cảnh quan thiên nhiên với các giá trị văn hoá bản địa và di tích lịch sử Cách mạng

Một vấn đề cũng cần tính đến là việc giữ lại các vùng làng, bản đặc trưng, phải có chính sách cụ thể để không bị tác động xấu bởi quá trình đô thị hóa trong việc hình thành các khu dân cư san sát, kiến trúc lai tạp, phá vỡ cảnh quan bản, làng truyền thống. Làng, bản vẫn phát triển theo hướng hiện đại hóa, công nghiệp hóa nhưng không mất đi tính đặc thù, mà cuộc sống của cư dân làng, bản vẫn đảm bảo tính văn

minh hiện đại, công nghiệp hóa nhưng không mất đi bản sắc riêng có, những bản sắc văn hóa truyền thống vẫn được bảo tồn và phát huy. Đi đôi với việc quy hoạch tổng thể toàn huyện, cần thông báo rộng rãi cho nhân dân biết những khu vực quy hoạch, đồng thời tăng cường công tác quản lý quy hoạch một cách chặt chẽ, đây là một khâu yếu kém nhất trong công tác quản lý của các ngành, các cấp cần phải được khắc phục nhanh chóng để giảm thiểu bớt thiệt hại và lãng phí của Nhà nước và nhân dân. Quy hoạch phải đảm bảo tính chất vừa xây dựng khu sinh thái, vừa phải giữ vững các làng quê đặc trưng là một trong các yếu tố cơ bản để đảm bảo phát triển bền vững; trong đó cảnh quan, môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp và an toàn là vấn đề trọng tâm, là khâu đột phá của phát triển du lịch.

Tăng cường sự tham gia và hưởng lợi của cộng đồng vào chuỗi giá trị du lịch ở ALưới. Đào tạo các hướng dẫn viên là người địa phương, xây dựng khu lưu trú, ăn uống đảm bảo chất lượng và hiệu quả, đặc biệt chú trọng đến các món ăn đặc sản của địa phương, tăng cường các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của đồng bào các dân tộc thiểu số ở địa phương. Đầu tư hạ tầng, các tiện nghi du lịch thích hợp như công trình vệ sinh, tuyến tham quan rừng..

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đánh giá tiềm năng phát triển du lịch của huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w