Giám sát trong quá trình hiệu chỉnh và chạy thử

Một phần của tài liệu Công tác giám sát trung tâm thương mại văn phòng và khác sạn Hạ Long (TIME TOWER) (Trang 68 - 75)

IV. GIÁM SÁT AN TOÀN LAO ĐỘNG, PCCC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

5. Giám sát công tác bê tông

9.2/ Giám sát trong quá trình hiệu chỉnh và chạy thử

Công tác chạy thử là mọt trong những công tác cuối cùng của quá trình xây dựng và lắp đặt thiết bị. Công tác này nhằm kiểm tra thiết bị và sự phù hợp với yêu cầu kỹ thuậ của thiết kế trước khi đưa công trình chính thức vào hoạt động.

a. Kiểm tra công việc chuẩn bị chạy thử.

Kiểm tra các hồ sơ kỹ thuật

- Các loại biên bản về xây dựng và lắp đặt thiết bị ở các giai đoạn trước để phục vụ cho việc chạy thử.

- Chứng chỉ hợp lệ về chất lượng của trang thiét bị, dụng cụ đo lường sử dụng cho chạy thử.

- Các tài liệu hướng dẫn vận hành thiết bị.

- Các đặc tính kỹ thuật của thiết bị, các thông số kỹ thuật cần đặt được ở mỗi công đoạn chạy thử.

- Quy trình chạy thử.

- Tập hợp và thiết lập một danh mục các thông sỗ kỹ thuật quan trọng, yêu cầu có độ chính xác cao mà thiết bị buộc phải đạt thông số tối ưu trong quá trình chạy thử.

Kiểm tra các điểu kiện cần thiết cho chạy thử

- Kiểm tra các điều kiện về tính chất pháp lý cho việc thử nghiệm, kế hoạch thử nghiệm, các nguồn lực cần thiết.

- Kiểm tra hiệu chỉnh các thiết bị đo đạc, thử nghiệm, tính chính xác của thiết bị, các thông số kỹ thuật.

- Kiểm tra các hồ sơ an toàn trước khi thử.

- Kiểm tra tính sẵn sàng của thiết bị cho việc thử nghiệm như: Cung cấp điện, vật liệu bôi trơn, các dự phòng cần thiết.

Kiểm tra các điều kiện đối với Nhà thầu thực hiện chạy thử không tải:

- Kiểm tra việc bố trí đội ngũ kỹ thuật có đầy đủ năng lực để kiểm soát chất lượng công tác chạy thử của Nhà thầu.

- Kiểm tra các văn bản chấp thuận cho phép chạy thử của Đại diện thiết kế, Đại diện giám sát.

b. Giám sát quá trình chạy thử không tải.

Công tác giám sát sẽ tập trung vào các yếu tố sau:

- Kiểm tra, theo dừi cỏc thụng số sau: Độ rung, tiếng ồn, tốc độ, chiều quay, vũng quy, điều kiện làm việc đối với các thiết bị chính.

- Theo dừi và kiểm tra việc căn chỉnh thiết bị, phõn tớch và xỏc định cỏc rủi ro, sự cố cú thể xảy ra và đề xuất các biện pháp phòng ngừa tiếp theo.

- Kiểm tra các điều kiện an toàn về điện, cháy nổ.

- Kiểm tra các điều kiệ về bảo hộ lao động

Sau khi chạy thử không tải đơn động từng thiết bị đạt yêu cầu thì cho chạy thử không tải liên động theo từng nhóm thiết bị và tiên tới chạy thử không tải toàn hệ thống.

c. Giám sát hiệu chỉnh chạy thử có tải:

- Xác định giới hạn an toàn về dung sai kỹ thuật của thiết bị.

- Kiểm tra tính sẵn sàng và đồng bộ của thiết bị cho việc chạy thử: Cấp điện, nhiên liệu, vật liệu chính, vật tư phụ, vật liệu bôi trơn…

- Kiểm tra các văn bản pháp lý cho việc chạy thử có tải, gồm:

+ Kết quả chạy thử đơn động của thiết bị đạt các yêu cầu kỹ thuật cho phép và đựoc Chủ đầu tư và cơ quan tư vấn chấp thuận.

+ Quyết định chạy thử có tải.

+ Kế hoạch chuẩn bị chạy thử có tải do nhà thầu đệ trình và đựoc tư vấn, Chủ đầu tư chấp thuận.

- Giám sát chạy thử có tải:

+ Kiểm tra theo dừi cỏc thụng số kỹ thuật của thiết bị: Độ rung, tiếng ồn, tốc độ chiều quay, vòng quay, công suất, năng suất, nhiệt độ, áp suất…

Thông thường việc thử tải có tải thường thực hiện cho một nhóm thiết bị hoặc toàn bộ hệ thống (it khi chạy thử có tải đơn động)

d. Giám sát quá trình chạy thử tổng hợp:

- Giám sát các thông số về hệ thống điện, điều khiển tự động.

- Phân tích và đánh giá mức độ an toàn và rủi ro của thiết bị.

- Kiểm tra độ tin cậy của hệ thống điều khiển tự động, hệ thống an toàn, phòn chống cháy nổ, ô nhiễm môi trường và bảo hộ lao động.

- Đánh giá hệ thống, xem xét các báo cáo của nhà thầu, nhà cung cấp về kết quả chạy thử liên động không tải, có tải.

- Trong quỏ trỡnh giỏm sỏt chạy thử tổng hợp cần kiểm tra theo dừi của từng thiết bị, từng chế độ vận hành khách nhau và đối chiếu với thiết kế về các thông số kỹ thuật chủ yếu sau:

+ Công suất động cơ.

+ Năng suất của thiết bị.

+ Mức tiêu hao vật tư, nguyên liệu nhiên liệu.

+ Các sự cố trong quá trình vận hành.

10/. Công tác kiểm tra lần cuối trước khi đưa công trình vào hoạt động.

- Nhằm mục đích xác nhận rằng công trình đã được lắp dặt một cách chính xác, hoạt động ổn định theo đúng yêu cầu thiết kế được duyệt để chuẩn bị đưa vào hoạt động. Công việc này bao gồm các bước kiểm tra sau đây:

- Kiểm tra sơ đồ của hệ thống: Đảm bảo rằng các hạng mục công trình được xây dựng theo Hồ sơ thiết kế, các thiết bị lắp đặt đúng vị trí và đúng hướng.

- Kiểm tra các thiết bị chính: Đảm bảo rằng các thiết bị được lắp đặt đạt độ chính xác và các thông số khác thoả mãn yêu cầu của thiết kế và đáp ứng quy định của tiêu chuẩn.

- Kiểm tra các thiết bị điều khiển, cáp điều khiển: Đảm bảo rằng các hệ thống điều khiển đã được lắp đặt và vận hành chính xác từ phòng điều khiển tới từng bộ phận cụ thể, chúng được lắp đặt và đáp ứng tiêu chuẩn và các quy định đề ra.

- Kiểm tra các thiết bị điện: Các trạm điện cho từng hạng mục công trình sẽ được các chuyên gia tư vấn kiểm tra lại để khẳng định sự phù hợp về khâu vận hành cũng như khả năng đảm bảo an toàn.

- Kiểm tra các thiết bị an toàn va thiết bị PCCC: đảm bảo rằng hệ thống nước chữa cháy, đèn báo cháy, các thiết bị thông gió và đựoc lắp đặt hoạt động tốt. Các phương tiện chữa cháy, các biển báo an toàn, biển chỉ dẫn đã được lắp đặt đúng quy định.

- Kiểm tra khí cụ đo và thiết bị điều khiển: đảm bảo rằng các khí cụ đo được lắp đặt đúng, làm việc và hoạt động tốt. Các van được kiểm tra để đảm bảo răng chúng được hiểu chỉnh và đúng hành trình chuyển động.

- Kiểm tra các yếu tố còn lại tuỳ theo từng điều kiện củ thể.

Các bên tiến hành kiểm tra các biên bản chạy thử cuối cùng của Nhà thầu để kết thúc quá trình thực hiện dự án và chính thức bàn giao vào sử dựng

11/. Kiểm tra, xác nhận khối lượng, chất lượng và tiến độ thi công.

Căn cứ theo từng bước kiểm tra giám sát chất lượng, tiến độ và hiệu quả thi công xây dựng đề cập ở trên, khi kết thúc một công tác, một công trình, một hạng mục công trình theo các quy định của quy trình nghiệm thu đã được phê duyệt, các chuyên gia của Đoàn giám sát sẽ xác nhận biên bản về khối lượng, chất lượng và tiến độ công việc.

Việc xác nhận và quản lý chất lượng thực hiện theo các văn bản, biểu mẫu và hồ sơ, quy trình quản lý chất lượng đã được phê duyệt như:

- Các hồ sơ BV thiết kế thi công.

- Các hố sơ quan lý chất lượng - Các biện pháp thi công

12/. Chuẩn bị hồ sơ chất lượng cuối cùng của công tác xây dựng

Công tác này sẽ được các chuyên gia của đoàn giám sát thay mặt chủ đầu tu thực hiện.

Nguyên tắc thực hiện là xong hạng mục công trình nào, nghiệm thu khối lượng, chất lượng và kết thúc hồ sơ hạng mục công trình đó.

Các hồ sơ cuối cùng này sẽ được chuẩn bị theo các quy định pháp lý của Nhà nước Việt Nam

13/. Công tác nghiệm thu và quyết toán công trình.

a. Công tác nghiệm thu:

Giám sát thi công phối hợp với Ban Quản lý dự án và nhà thầu thực hiện công tác nghiệm thu chất lượng, khối lượng cho từng công việc, từng đợt và nghiệm thu hoàn thành công trình, hạng mục công trình, cụ thể như sau :

- Soạn thảo biểu mẫu các biên bản nghiệm thu (có kèm theo phụ lục các mẫu biên bản).

- Nghiệm thu chất lượng hạng mục công việc:

+ Nghiệm thu lắp đặt ván khuôn, lắp đặt sắt.

+ Nghiệm thu sau khi đổ bê tông cấu kiện.

+ Nghiệm thu xây gạch, tô tường…

+ Nghiệm thu lát, ốp gạch.

+ Nghiệm thu chống thấm.

+ Nghiệm thu sơn dầu, sơn nước.

+ Nghiệm thu gia công lắp đặt cửa.

+ Nghiệm thu lắp đặt hệ thống điện, chống sét, điện lạnh, thông gió.

+ Nghiệm thu lắp đặt hệ thống cấp nước, hệ thống chống cháy.

+ Nghiệm thu hệ thống cống thoát nước, hố ga.

- Nghiệm thu giai đoạn, chuyển bước thi công: (Theo hợp đồng với các B) + Nghiệm thu hạng mục khuất lấp (móng, cổ cột,….)

+ Nghiệm thu phần khung sàn BTCT.

+ Nghiệm thu theo giai đoạn quy ước, quy định tại hợp đồng giữa Chủ Đầu tư và Nhà thầu thi công;

- Nghiệm thu hoàn thành công trình, hạng mục công trình:

+ Soạn thảo biên bản nghiệm thu

+ Thu thập đầy đủ các tài liệu, chứng từ, họa đồ hoàn công để thực hiện công tác nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng theo thông tư hướng dẫn số 498/TT - BXD.

+ Tham gia với chủ đầu tư tổ chức hội đồng nghiệm thu và thực hiện công tác nghiệm thu.

- Báo cáo công tác tư vấn giám sát kèm theo biên bản nghiệm thu b. Quyết toán công trình.

+ Kiểm tra khối lượng thực tế thi công của nhà thầu căn cứ theo họa đồ hoàn công.

+ Kiểm tra khối lượng phát sinh căn cứ theo họa đồ chi tiết điều chỉnh bổ sung và các văn bản yêu cầu của chủ đầu tư.

+ Ký xác nhận hồ sơ quyết toán khối lượng công trình.

14/. Tài liệu tham chiếu:

* Các tiêu chuẩn xây dựng về quản lý chất lượng thi công và nghiệm thu:

- TCVN 5638 - 1991 : Đánh giá chất lượng công tác xây lắp. Nguyên tắc cơ bản.

- TCVN 4055 - 1985 : Tổ chức thi công.

- TCVN 4091 - 1985 : Nghiệm thu các công trình xây dựng.

- TCVN 4085 - 1985 : Kết cấu gạch đá. Quy phạm thi công và nghiệm thu.

- TCVN 4087 - 1985 : Sử dụng máy xây dựng. Yêu cầu chung.

- TCVN 4447 - 1987 : Công tác đất. Quy phạm thi công và nghiệm thu.

- TCVN 4459 - 1987 : Hướng dẩn pha trộn và sử dụng vũa xây dựng.

- TCVN 4453 - 1995 : Kết cấu BTCT toàn khối. Quy phạm thi công và nghiệm thu.

- TCVN 5718 - 1993 : Mái và sàn BTCT trong công trình xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật chống thấm nước.

- TCVN 5639 - 1991 : Nghiệm thu thiết bị đã lắp đặp xong. Nguyên tắc co bản.

- TCVN 5576 - 1991 : Nghiệm thu hệ thống cấp thoát nước. Quy phạm thi công và nghiệm thu.

- TCVN 4519 – 1988: Hệ thống cấp thoát nước bên trong và bên ngoài công trình. Quy phạm thi công và nghiệm thu.

*/ Các tiêu chuẩn về cơ điện Quy phạm trang thiết bị Điện:

Đây là toàn bộ các Tiêu chuẩn, Quy phạm về Thiết bị điện và đường dây điện khi làm việc đảm bảo các Quy trình kỹ thuật về điện và An toàn điện, để đảm bảo cho hệ thống điện làm việc liên tục, lâu dài và ổn định.

- Các Quy phạm Trang bị điện bao gồm :

+ TCVN 2328:1978 Môi trường lắp đặt Thiết bị điện - Định nghĩa chung.

+ TCVN 4756:1998 Quy phạm nối đất và nối không các Thiết bị điện.

+ 11TCN 18: 1984 Quy phạm Trang bị điện - Phần I: Quy định chung.

+ 11TCN 19: 1984 Quy phạm Trang bị điện - Phần II: Hệ thống đường dẫn điện.

+ 11TCN 20: 1984 Quy phạm Trang bị điện - Phần III: Bảo vệ và tự động.

+ 11TCN 21: 1984 Quy phạm Trang bị điện - Phần IV: Thiết bị phân phối và Trạm biến áp.

- Trong các Tiêu chuẩn trên, cần chú ý Tiêu chuẩn 11TCN 18:1984 về lựa chọn dây dẫn và kiểm tra dây dẫn theo điều kiện phát nóng, thể hiện thông qua bảng tra cứu : Tiết diện dây dẫn tương ứng với dòng điện cho phép. Qua đó có thể kiểm nghiệm lại các dây dẫn được lắp đặt có đủ công suất để tải điện trong thực tế hay không, đồng thời đánh giá được độ dự trữ làm việc của hệ thống đường dây dẫn điện.

Hệ thống lắp đặt điện của các toà nhà :

TCVN 7447-1: 2004; TCVN 7447-5-51: 2004; TCVN 7447-5-53: 2005; TCVN 7447-5- 55: 2005

Tiêu chuẩn An toàn Điện :

- Cần chú ý các Tiêu chuẩn sau :

+ TCVN 3256: 1979 An toàn Điện - Thuật ngữ và định nghĩa

+ TCVN 4086: 1985 An toàn Điện trong Xây dựng - Yêu cầu chung Kỹ thuật chiếu sáng cho nhà và công trình :

- Cần chú ý các Tiêu chuẩn sau :

+ TCVN 3743: 1983 Chiếu sáng nhân tạo các nhà công nghiệp và công trình công nghiệp.

+ TCVN 2063: 1986 Chiếu sáng nhân tạo trong Nhà máy cơ khí.

+ TCVN 5176: 1990 Chiếu sáng nhân tạo - Phương pháp đo độ rọi.

Tiêu chuẩn xây dựng Việt nam (TCXD)

* TCXDVN 263: 2002 Lắp đặt cáp và dây điện cho các công trình công nghiệp.

* TCXDVN 16:1986 Chiếu sáng nhân tạo trong Công trình dân dụng.

* TCXDVN 253: 2001 Lắp đặt thiết bị chiếu sáng cho các công trình công nghiệp.

* TCXDVN 333: 2005 Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công cộng và kỹ thuật hạ tầng đô thị.

* TCXDVN 259: 2001 Chiếu sáng nhân tạo đường, đường phố, quảng trường đô thị.

* TCXD 25: 1991 Đặt đường dẫn điện trong Nhà ở và Công trình công cộng - Tiêu chuẩn Thiết kế.

* TCXD 27: 1991 Đặt thiết bị điện trong Nhà ở và Công trình Công cộng - Tiêu chuẩn Thiết kế.

* TCXDVN 394 : 2007 Thiết kế lắp đặt trang thiết bị điện trong các công trình xây dựng.

Phần an toàn điện.

Quyết định số 939/QĐ-EVN ngày 28-8-2009 của tập đoàn Điện lực Việt Nam về Quy định giám sát thi công và nghiệm thu cho các công trình TBA cấp điện áp 110, 220, 500kV.

Quyết định số 54/2008/QĐ-BCT ngày 30-12-2008 của Bộ Công Thương về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Kỹ thuật điện - Tập 5: Kiểm định trang thiết bị hệ thống điện.

Quyết định số 12/2008/QĐ-BCT ngày 17-6-2008 của Bộ Công Thương về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn điện.

*/ Tiêu chuẩn về phần Điện nhẹ:

- Chất lượng mạng viễn thông - Yêu cầu kỹ thuật TCN 68-170:1998.

- Tổng đài điện tử PABX - Yêu cầu kỹ thuật TCN 68-136:1995.

- Chống quá áp, quá dòng để bảo vệ đường dây và thiết bị thông tin - Yêu cầu kỹ thuật TCN 68-140:1995.

- Cống, bể cáp và tủ đấu cáp - Yêu cầu kỹ thuật TCN 68-153:1995.

- Tiếp đất cho các công trình viễn thông TCN 68-141:1999.

- Thiết bị đầu cuối viễn thông - Yêu cầu an toàn điện TCN 68-190:2000.

- Chống sét bảo vệ các công trình viễn thông - Yêu cầu kỹ thuật TCN 68-135:2001

*/ Tiêu chuẩn về phần Chống sét:

 TCXD 46:1984 Chống sét cho các công trình xây dựng. Tiêu chuẩn thiết kế - Thi công.

 TCXDVN 46 : 2007 Chống sét cho công trình xây dựng. Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.

*/ Tiêu chuẩn về phần Cấp - Thoát nước :

 Tiêu chuẩn thiết kế, thi công và nghiệm thu hệ thống cấp thoát nước bên trong nhà và công trình :

- TCVN 4513 : 1988 Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế.

- TCVN 4474 : 1987 Thoát nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế.

- TCVN 5673 : 1992 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng - Cấp Thoát nước bên trong - Hồ sơ bản vẽ thi công.

- TCVN 4519 : 1988 Hệ thống Cấp Thoát nước bên trong nhà và công trình - Quy phạm thi công và nghiệm thu.

 Tiêu chuẩn thiết kế, thi công và nghiệm thu hệ thống cấp thoát nước bên ngoài công trình :

- TCVN 51 : 1984 Tiêu chuẩn thiết kế - Thoát nước, mạng lưới bên ngoài công trình.

- TCVN 33 : 1985 Tiêu chuẩn thiết kế - Cấp nước, mạng lưới bên ngoài công trình.

- TCVN 3389: 1985 Bản vẽ thi công - Hệ thống tài liệu thiết kế XD cấp nước và thoát nước, mạng lưới bên ngoài công trình.

 Quy phạm về tài liệu thiết kế, quản lý chất lượng:

- TCVN 5576 : 1991 Hệ thống cấp nước - Quy phạm quản lý chất lượng

- TCVN 5673 : 1992 Hệ thống tài liệu thiết kế XD - Cấp nước bên trong - Hồ sơ bản vẽ thi công.

*/ Tiêu chuẩn về phần Điều hoà - Thông gió :

- TCXD 232 : 1999 Hệ thống thông gió, điều hoà không khí và cấp lạnh. Chế tạo, lắp đặt và nghiệm thu.

- TCVN 4088-1985 Số liệu khí hậu dùng trong xây dựng

- TCVN 5687: 1992 Thông gió, điều tiết không khí, sưới ấm. Tiêu chuẩn thiết kế

*/ Tiêu chuẩn về phần Thang máy:

- TCVN 5744 : 1993 Thang máy - yêu cầu an toàn trong lắp đặt và sử dụng.

- TCVN 6395 : 1998 Thang máy điện - yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.

- TCVN 6397 : 1998 Thang cuốn và băng chở người - yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.

- TCVN 5866 : 1995 Thang máy - Cơ cấu an toàn cơ khí.

- TCVN 5867 : 1995 Thang máy - Ca bin, đối trọng, ray dẫn hướng - yêu cầu an toàn.

*/ Tiêu chuẩn về Phòng chống cháy nổ:

- TCVN 3254 : 1989 An toàn cháy – Yêu cầu chung.

- TCVN 4878: 1989 Phân loại cháy.

- TCVN 4879 : 1989 Phòng cháy – Dấu hiệu an toàn.

Một phần của tài liệu Công tác giám sát trung tâm thương mại văn phòng và khác sạn Hạ Long (TIME TOWER) (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w