Các bước giám sát thi công tường Barrettes

Một phần của tài liệu Công tác giám sát trung tâm thương mại văn phòng và khác sạn Hạ Long (TIME TOWER) (Trang 42 - 51)

IV. GIÁM SÁT AN TOÀN LAO ĐỘNG, PCCC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

2/ Các bước giám sát thi công tường Barrettes

a/ Giám sát thi công tường dẫn (đường dẫn gàu đào):

- Trước khi thi công tường vây, hai tường dẫn được thi công đổ bêtông tại chỗ và được lấp đất lại trước khi thi công tường Barrettes. Việc thi công tường dẫn phải đảm bảo thẳng đứng, đúng vị trí để dẫn hướng cho gầu đào sau này. Vì vậy việc định vị tim tường dẫn và khoảng cách giữa hai tường dẫn là rất quan trọng và đòi hỏi độ chính xác tuyệt đối, công tác này được Đoàn giám sát kiểm tra bằng máy toàn đạc và thước mét.

- Việc đào tường chắn đất được thực hiện bên trong tường dẫn là kết cấu có tác dụng:

+ Dẫn hướng gầu trong suốt quá trình đào và bảo đảm tường chắn đất được định vị đúng và thẳng. Chống sụt lở đất bề mặt, đảm bảo an toàn cho công trình lân cận.

+ Hỗ trợ cho thiết bị thi công tường chắn đất (hạ lồng sắt, đổ bêtông, đặt gioăng chặn nước, ...)

+ Tăng cường sự ổn định của đỉnh hố đào trong suốt thời gian đào.

+ Cho phép tạo hệ thống kiểm tra độ tin cậy panel (tấm tường vây).

b/ Giám sát hạ cừ thép chặn đầu panel giữ gioăng chống thấm và dùng búa tách cừ thép:

- Cừ thép chặn đầu tường của các tấm panel giúp tăng khả năng chống thấm của tường và để gắn gioăng chặn nước.

- Búa tách ván khuôn dùng để cậy cừ thép trong trường hợp bị kẹt bêtông.

- Giám sát kiểm tra công tác gắn gioăng chặn nước trước khi đưa ra quyết định hạ cừ thép, việc hạ cừ thép phải đảm bảo độ thẳng đứng nhờ trọng lượng của cừ thép và khoảng cách của hai cừ thép phải đảm bảo đúng chiều rộng của Panel sắp đổ bê tông.

- Cừ thép chặn đầu tường của các tấm Panel giúp được tháo ra bằng búa tách sau khi đổ bê tông ≥ 48 h.

c/ Dung dịch giữ thành bentonit (tương tự như phần cọc khoan nhồi) d/ Thi công tường tường vây:

- Tổng quát chung:

+ Việc thực hiện đào tường vây được thực hiện bởi gầu ngoạm hình chữ nhật treo trên xe cẩu vận hành bằng thuỷ lực. Trong quá trình đào, dung dịch được giữ trong khoảng không thấp hơn 0.2m từ đỉnh tường dẫn và cao hơn 1.5m trên mực nước ngầm. Độ thẳng đứng của hố đào được giám sát trực quan thông qua những dây cáp của xe cẩu trong lúc hạ gầu xuống trong rãnh đào.

+ Xe cẩu phải giữ khoảng cách tối thiểu từ 2m đến hố đào. Bất kỳ di chuyển nào của xe cẩu sẽ được người giám sát để tuân thủ đòi hỏi này.

+ Nhiều dạng panel được sử dụng, Panel sơ cấp, kế tiếp và panel thứ cấp.

+ Bố trí thứ tự thi công các Panel đã được thể hiện trên bản vẽ thi công và có thể điều chỉnh cho phù hợp với mặt bằng thi công tại hiện trường, khi có sự điều chỉnh phải được Ban QLDA chấp thuận.

+ Do yêu cầu về mặt tiến độ, căn cứ vào bố trí mặt bằng thi công có thể sử dụng hai thiết bị đào cùng lúc, để đẩy nhanh tiến độ thi công.

- Panel sơ cấp:

Chiều dài thiết kế các Panel sơ cấp (với hai ván khuôn chặn) phù hợp với chiều dài tối thiểu của gầu đào hoặc có chiều dài bằng hai lần chiều dài gầu và một đoạn nhỏ ở giữa ≥ 2.8 m.

- Panel kế tiếp: Những Panel được gắn với chỉ một ván khuôn chặn gọi là những Panel kế tiếp.

- Panel thứ cấp: Những panel này được thi công vào giai đoạn cuối dựa trên việc hoàn tất các panel sơ cấp và Panel kế tiếp. Không có ván khuôn chặn được lắp đặt.

- Nếu gặp chướng ngại vật trong khi đào: Tùy thuộc vào bản chất và kích thước của chướng ngại vật, một vài phương pháp được chọn để di dời chướng ngại vật:

+ Bằng cách đào nếu kích thước chướng ngại vật tương thích với kích thước gầu ngoạm.

+ Bằng cách sử dụng luân phiên gầu ngoạm và búa đục nặng.

+ Bằng cách đào để làm yếu chướng ngại vật trước khi dùng gầu ngoạm/ búa đục như trên.

+ Các phương pháp thường được sử dụng nhất được liệt kê ở trên là hai phương pháp đầu tiên. Tuy nhiên, cả ba phương pháp đã được sử dụng thành công trong việc xây dựng nhiều tường chắn ở Việt Nam.

- Phương pháp kiểm tra và giám sát độ thẳng đứng và độ ổn định (tiêu chuẩn TCXD 326:2004)

+ Kiểm tra, giám sát độ thẳng đứng của việc đào được giám sát liên tục dựa vào độ thẳng đứng của dây cáp, gầu đào xem như là con dọi.

+ Trong quá trình đào, việc giám sát liên tục được thực hiện bằng thước đo. Bằng phương pháp này, sự lở đất sẽ nhanh chóng được nhận biết. Thước đo này được chia tới đơn vị cm . - Hệ thống gioăng chống thấm: Giám sát kiểm tra chứng chỉ, nguồn gốc xuất xứ, lấy mẫu đi thí nghiệm, lưu giữ mẫu,… gioăng chặn cho phép thi công gioăng ngăn nước giữa các Panel tường chắn.

+ Nguyên lý gioăng chặn: Gioăng chặn bao gồm một ván khuôn thép có đặt sẵn gioăng chống thấm. Ván khuôn thép sẽ được gầu đào kéo lên khi thi công panel kế cận. Gioăng chặn nước sẽ ngăn nước thấm qua khe nối của các tấm panel tường vây bởi tính đàn hồi cao và khả năng liên kết tốt với bêtông.

+ Lắp đặt: Trong khi tái chế dung dịch bentonit sau khi việc đào hoàn tất, gioăng chặn được lắp đặt vào đầu cuối của Panel đã đào, các Panel sơ cấp có gioăng ở cả hai đầu và các Panel kế tiếp có ở một đầu.

+ Gioăng chặn là ván khuôn chặn ở đầu cuối. Một gioăng cao su ngăn nước được gắn vào gioăng trước khi đặt ván khuôn chặn vào trong panel. Gioăng chặn vẫn ở lại tại đầu cuối của Panel trong khi đào panel kế tiếp.

+ Hệ thống gioăng chặn và gầu ngoạm: Vì được treo bằng cáp và hình dạng chữ nhật của gầu ngoạm, gầu ngoạm của Nhà thầu rất phù hợp cho việc sử dụng kết hợp với hệ thống ván khuôn chặn. Dụng cụ đào bị tựa trên ván khuôn chặn với khoảng cách không đổi trong suốt quá trình đào, nên điều chỉnh được ngay lập tức bất kỳ sự lệch hướng nào.

+ Khi thi công những Panel tường vây liền sát với khu dân cư hệ thống gầu thuỷ lực đã thể hiện những ưu điểm của nó như: Không tạo ra chấn động khi cắt đất giảm thiểu nguy cơ gây nứt cho công trình liền kề. Không tạo ra tiếng ồn lớn làm ảnh hưởng tới sinh hoạt cư dân xung quanh.

- Ưu điểm khi sử dụng ván khuôn chặn

Việc sử dụng hệ thống ván khuôn chặn mang lại bốn ưu điểm chính cho việc xây dựng tường chắn đất chất lượng tốt hơn:

+ Việc tháo gỡ ván khuôn chặn thì hoàn toàn độc lập với việc đổ bêtông, cho phép việc tổ chức công trường hiệu quả hơn.

+ Tạo sự dẫn hướng cho việc đào Panel kế tiếp.

+ Cho phép lắp đặt gioăng cao su ngăn nước.

+ Khi ván khuôn chặn tại cuối Panel trong khi Panel bên cạnh đang được đào, nó bảo vệ bêtông của Panel trước đó. Vì vậy kích thước hình học, độ sạch và chất lượng của mối nối là hoàn hảo.

- Lắp đặt lồng thép và ống siêu âm (tương tự như cọc khoan nhồi):

+ Lồng thép được chế tạo trước tại công trường (hoặc tại xưởng của nhà thầu), khi việc tái chế bentonit và việc lắp đặt ván khuôn chặn hoàn tất, lồng thép được hạ xuống rãnh đào bằng cần cẩu bánh xích. Lồng thép được gắn các đệm bêtông, đảm bảo lớp bêtông bảo vệ theo thiết kế được bảo đảm. Trước khi hạ lồng thép và ống siêu âm, Đoàn giám sát nghiệm thu căn cứ vào thiết kế được phê duyệt.

+ Giám sát kiểm tra việc lắp đặt ống siêu âm theo chỉ định của thiết kế trong lồng thép;

kiểm tra chủng loại, số lượng, vị trí, cao độ, ván khuôn của thép chờ liên kết ở các mức sàn tầng hầm.

- Đổ bêtông (tương tự như cọc khoan nhồi)

+ Bêtông được đổ vào rãnh đào qua ống Tremie. Ống Tremie có đường kính ∅273mm và

∅219m được tạo thành từ những đoạn 0.65m, 1.15m, 2.15m và 3.15m dài. Khi mực bêtông trong rãnh đào dâng lên, ống Tremie được nhấc lên theo theo trong khi vẫn luôn đảm bảo tối thiểu 1.5 m (thông thường từ 3 - 5m) ngập trong bêtông để tránh lẫn lộn với bentonit.

+ Dung dịch khoan trong quá trình đổ sẽ được thu hồi lại trạm và được xử lý lại cho đạt các chỉ tiêu cơ bản như tỷ trọng, độ nhớt, hàm lượng cát.

- Một số kinh nghiệm trong giám sát công tường vây:

+ Phải thường xuyên kiểm tra giám sát đất đào từ gầu đào lên để đối chiếu với các mặt cắt địa chất đã khảo sát, kịp thời xử lý tình huống đặc biệt.

+ Độ nhớt dung dịch bentonit phải được điều chỉnh trong giới hạn quy phạm thích ứng với từng loại hố đào, từng loại đất.

+ Trong điều kiện cho phép về địa chất và phương tiện cẩu lắp các modul tường vây nên được chia với các kích thước lớn nhất để giảm bớt các gioăng chống thấm và tăng khả năng làm việc của các tấm panel.

+ Kiểm tra máy móc thiết bị hệ thống thủy lực của máy trước khi thi công. Định kỳ bảo dưỡng vệ sinh, tu bổ máy để tránh các sự cố khi đào đất do hệ thống thuỷ lực gây nên.

- Một số biện pháp xử lý khi thi công gặp sự cố:

Khi đào đất (đào tường vây), nếu gặp địa tầng mà các biện pháp thông thường đã mà không giữ được thành hố đào, các bên sẽ xem xét một số giải pháp xử lý sau để Nhà thầu, Ban QLDA, Thiết kế cùng lựa chọn:

+ Tăng hàm lượng bentonit đến giá trị cao nhất.

+ Thay đổi hoàn toàn bằng bentonit có độ đậm đặc lớn hơn.

+ Thay thế chủng loại bentonit.

+ Thay thế bentonit bằng polimer.

+ Gia cố cục bộ các vách kim loại tại vùng đất quá yếu đó dưới dạng ván khuôn lưu.

+ Chia modul đào (cho tường vây) ở mức tối thiểu.

+ Khi hố đào bị sạt lở không khắc phục được thì phải đổ bêtông mác nghèo vào hố, sau này sẽ đào lại.

+ Khi bêtông tràn sang tấm bên cạnh ta phải dùng búa tách ván khuôn để phá phần bêtông thừa đó.

- Giám sát, kiểm tra tất cả các khâu trong quy trình kỹ thuật cho thi công tường vây (công tác giám sát được thể hiện bằng các bước kiểm tra các bước thi công của Nhà thầu theo Hồ sơ tường vây kèm theo)

+ Đảm bảo tuân thủ theo TCVN 326:2004)

+ Để tránh định vị tim cọc sai, mỗi khi tiến hành xác định tim cọc cần phải được kiểm tra bằng hai phương pháp tính khác nhau. Sau khi hạ dưỡng tường, phải kiểm tra bằng máy toàn đạc hoặc giao hội của hai máy kinh vĩ, quả dọi. Khi được sự đồng ý của Giám sát thì đơn vị thi công mới được tiến hành khoan.

+ Để tránh sụt lở thành hố đào, dung dịch bentonit phải được kiểm tra thường xuyên, phải bổ sung bentonit mới kịp thời khi thấy chất lượng bentonit cũ đã kém. Tiến hành kiểm tra chất lượng dung dịch bentonit thường xuyên (trước khi đào, trong khi đào, và trước khi đổ bêtông)

+ Các thông số của dung dịch phải đạt như đã nêu ở phần cọc khoan nhồi.

+ Trong quá trình khoan phải thường xuyên kiểm tra gầu đào. Gầu đào phải vuông góc với mặt phẳng cốt ±0.00 thiết kế của công trình.

+ Khi đào xong phải chờ lắng ít nhất là 1h nhằm giảm bớt thời gian vét lắng sau này.

Nếu cặn lắng quá nhiều có thể vét lắng 3 đến 4 lần.

+ Khi đã hạ lồng thép xong và tiến hành kiểm tra lại độ lắng cặn để quyết định việc cho đổ bêtông.

+ Trong quá trình hạ lồng thép bắt buộc phải có kỹ thuật giám sát trong suốt quá trình đó, độ sai lệch phải nằm trong giới hạn cho phép của TCVN 326 : 2004

Độ sai lệch cho phép của vị trí tường.

Độ sai lệch tiết diện ngang của tường.

Dung sai độ thẳng đứng.

+ Trước khi đổ bê tông phải đo lại cao độ đáy hố đào, chiều dày của lớp cặn lắng xuống dưới đáy hố (nếu còn) phải ghi vào nhật ký đào lỗ và không được vượt quá quy định.

+ Các thông số kiểm tra cốt thép lấy theo TCVN 326: 2004.

- Trong quá trình thi công cần tiến hành các bước kiểm tra sau:

Kiểm tra vị trí tim Panel.

Kiểm tra địa chất đáy hố đào.

Kiểm tra chiều sâu hố đào.

Kiểm tra lồng thép.

Kiểm tra quá trình hạ lồng thép.

Kiểm tra bentonit trước khi đào và trước khi đổ bêtông.

Kiểm tra đáy hố đào trước khi đổ bêtông.

Kiểm tra bêtông và quá trình đổ bêtông Kiểm tra cao trình dừng đổ bêtông.

e/ Hoàn thành Panel tường Barrettes và lập hồ sơ .

+ Sau khi hoàn thành việc đổ bêtông tường Barrettes, cừ chắn sẽ được rút lên và tiến hành làm vệ sinh nhằm hoàn thành tường.

+ Mỗi tấm tường Barrettes hoàn thành đều có các lý lịch kèm theo, các báo cáo phải chứa các thông tin sau: (Có mẫu Hồ sơ tường Barrettes kèm theo)

Số hiệu tấm Panel tường vây.

Cao trình mũi tường vây.

Cao trình mặt đất Cao trình tường dẫn.

Kích thước tấm Panel.

Vị trí tường Barrettes.

Các thông số của lồng thép.

Mác bêtông, nhà máy cấp bêtông, phụ gia, độ sụt, số mẫu thử.v.v.

Ngày đổ bê tông.

Ngày đào và hoàn thành tường Barrettes.

Độ sâu tường vây, tính từ mặt đất.

Độ sâu tường vây, tính từ cao trình tường dẫn.

Chiều dài tường dẫn.

Khối lượng bêtông theo lý thuyết và thực tế.

Cao trình đỉnh bêtông sau mỗi xe.

Thời gian bắt đầu đổ từng xe và kết thúc.

Miêu tả các lớp đất.

Thời tiết khi đổ bêtông.

Các thông số của dung dịch đào.

Các sự cố nếu có.

Các bảng biểu, chứng chỉ.v.v.

PHẦN THỨ NĂM

GIÁM SÁT THI CễNG PHẦN NGẦM (MểNG VÀ 02 TẦNG HẦM ) I/. Giám sát thi công phần ngầm:

1/. Giám sát biện pháp thi công đào đất tầng hầm, đài giằng móng.

Biện pháp thi công đào đất của nhà thầu được lập dựa trên : Tiêu chuẩn TCVN 4447 : 1987 Công tác đất : Qui phạm thi công và nghiệm thu

Qui trình giám sát công tác đào đất của Giám sát bám sát theo TCVN 4447:1987, Biện pháp thi công chi tiết được lập của nhà thầu và thực tế hiện trường.

Các bước giám sát cụ thể như sau:

1/. Kiểm tra biện pháp thi công đào đất của nhà thầu – Theo Biện pháp thi công đã được duyệt gồm Bản vẽ + Thuyết minh chung.

Đánh giá : Biện pháp thi công phù hợp với Thiết kế TC công trình

2/. Kiểm tra vị trí, hướng cột thép hình chống tạm trong cọc khoan nhồi chuẩn bị cho liên kết hệ thép hình chống tạm.

Biện pháp giám sát : Trực quan, máy kinh vĩ kết hợp với hệ lưới khống chế trác đạc.

3/. Đào đất và hệ chống tạm đợt 1 (vét bùn, đào đất cos -3,3m).

Kiểm tra việc tập kết máy đào và xe chở đất tại công trường. Đào đất đợt 1 tới cos -3,30m dùng máy xúc bánh xích loại vừa có dung tích gầu đào 0,5-0,7m3.

Giám sát thường xuyên quá trình phá tường dẫn mép trong hố đào, đảm bảo chỉ phá tường dẫn, không làm ảnh hưởng tới chất lượng hệ tường vây đã thi công.

Giám sát quá trình đào đất, vận chuyển đất, an toàn trong thi công : yêu cầu nhà thầu luôn có Cán bộ kỹ thuật và An toàn viên trong thi công, công nhân không có công việc không được vào gần khu vực máy móc thi công.

Kiểm tra cot đào tương đối bằng thước thép, máy thuỷ bình + mia, hệ thống thoát nước và thu nước tạm thời.

Vệ sinh xe ôtô trước khi ra khỏi công trường , nhà thầu phải khoan 01 giếng khoan loại lớn, lắp 01 máy bơm chìm, 02 đầu rửa xe và có hệ thống cầu rửa xe.

Giám sát quá trình chuyển vị tường vây trong khi đào đất cốt -0.5m.

4/. Đào đất và hệ chống tạm đợt 2 : Cos đào đất – 6,60m,

Các bước kiểm tra giống như quá trình đào đất và hệ chống tạm đợt 1, nhưng có thêm một số nội dung kiểm tra sau:

Ở đợt 2 nhà thầu sử dụng máy xúc có công xuất từ 0,75 đến 1,0 m3 và 1 máy đào cần dài ở trên để chuyển đất từ hố móng vào xe chở đất nên công tác an toàn cho quá trình đào đất được giám sát chặt chẽ hơn, cụ thể như sau:

Kiểm tra vị trí đứng máy, chiều quay máy đổ vào ôtô chuyển đất của máy đào cần dài, nhà thầu phải có biển báo và An toàn viên giám sát liên tục trong quá trình chuyển đất vào xe tải. Nhà thầu và Giám sát hiện trường giám sát thường xuyên tránh để gầu đào va đập làm hỏng hệ chống tạm và hệ tường vây.

+ Kiểm tra, giám sát quá trình hạ máy đào xuống hố đào đảm bảo an toàn.

+ Kiểm tra, giám sát chất lượng và an toàn trong quá trình thi công.

+ Kiểm tra hồ sơ chât lượng thép H dùng cho công tác lắp dựng hệ chống tạm lần 1.

+ Kiểm tra sơ bộ khối lượng thép hình H cho công tác lắp dựng hệ chống tạm lần 1, kiểm tra chứng chỉ thợ hàn của các công nhân hàn hệ chống tạm.

+ Yêu cầu nhà thầu đánh dấu mốc trắc đạc để kiểm tra sự chuyển vị của hệ chống tạm và tường vây.

+ Kiểm tra, giám sát chất lượng và an toàn trong quá trình thi công nền sử dụng để đặt chân giáo thi công sàn tầng hầm 1bằng mắt thường và bằng công tác thí nghiệm độ đầm chặt của đất.

+ Kiểm tra, giám sát vị trí đặt chân giáo chống sàn, dầm các vị trí khóa chân giáo đảm bảo độ chắc trắn trong quá trình đổ bê tông.

5/ Đào đất và hệ chống tạm đợt 3: đào đến cos đáy đài móng

Các bước kiểm tra giống như quá trình đào đất giai đoạn 2 nhưng có thêm một số nội dung kiểm tra sau:

Kiểm tra, giám sát quá trình phá dỡ đầu cọc theo đúng biện pháp được phê duyệt bằng máy phá thuỷ lực và máy cometso.

Kiểm tra, giám sát cao độ phá dỡ đầu cọc bằng thước thép, máy thuỷ bình+ mia.

6/. Kiểm tra chuyển vị của hệ tường vây đến khi hoàn thành đổ bê tông sàn cos ± 0,00 Biện pháp: Dùng máy kinh vĩ kết hợp hệ lưới trắc đạc.

QUI TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU

Một phần của tài liệu Công tác giám sát trung tâm thương mại văn phòng và khác sạn Hạ Long (TIME TOWER) (Trang 42 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w