CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ
2.2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng của công tay tài chính cổ phần Sông Đà
phần Sông Đà
2.2.2.1. Hoạt động cho vay
Nhiệm vụ trọng tâm nhất trong hoạt động của công ty thời gian qua là công tác cho vay. Đây là công tác có ý nghĩa quan trọng nhất trong quá trình thực hiện đầu tư trên địa bàn, để đáp ứng nhu cầu vay vốn đầu tư mở rộng phát triển sản xuất, hiên đại hóa công nghệ, máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng…
Số liệu về tình hình thực trạng TSĐB tại công ty:
Bảng 5: Số liệu về tình hình thực trạng TSĐB tại công ty 2 năm 2008- 2009 (Đơn vị: tỷ đồng) STT Chỉ tiêu đánh giá 31/12/2008 31/12/2009 1 Tổng dư nợ 1.590 2.288 2 Tổng giá trị TSĐB 1.478 2.447 3 Dư nợ có TSĐB 61% 50%
(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SDFC)
Tình hình dư nợ tín dụng từ đầu năm 2008 đến 2009 đều tăng trưởng khá nhanh, tuy nhiên tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo lại giảm (cuối năm 2008
tổng giá trị TSĐB là 1.478 tỷ đồng, đến 31/12/2009 là 2.288 tỷ đồng. Trong đó: Tỷ lệ dư nợ có TSĐB tương ứng là: 61%, 50%).
Số liệu chi tiết về tình hình dư nợ tại công ty phân theo ngành kinh tế:
Bảng 6: Số liệu về tình hình dư nợ tại SDFC năm 2008- 2009
Đơn vị: tỷ đồng STT Chỉ tiêu đánh giá 31/12/2008 31/12/2009 TDN DN có TSĐB TDN DN có TSĐB 1 Tổng dư nợ 1.590 61% 2.288 50% 2 DN hoạt động xây lắp 715 46% 472 47%
3 DN hoạt đông xây lắp 204 65% 398 71%
4 DN hoạt động thương mại 435 69% 829 42%
5 DN hoạt động lĩnh vực khác 105 74% 334 13%
6 Cá nhân 131 99% 255 98%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SDFC) Cho vay xây lắp
Tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo các khách hàng hoạt động xây lắp thời điểm 31/12/2009 đả tăng nhẹ so với kỳ 31/12/2008 từ 46% lên mức 47%.
Nguyên nhân:
Công ty đã tìm nhiều biện pháp để yêu cầu các khách hàng tăng cường tối đa các biện pháp đảm bảo nợ vay (máy móc thiết bị, tài sản của chủ doanh nghiệp, bổ sung TSĐB là khối lượng xây lắp hoàn thành…).
Một số khách hàng hoạt động xây lắp cho vay mới, công ty yêu cầu khách hàng tăng cường tối đa biện pháp đảm bảo tín dụng.
Cho vay sản xuất kinh doanh
Tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo các khách hàng hoạt động sản xuất thời điểm 31/12/2009 đã giảm so với kỳ 31/12/2008 từ 65% lên mức 71%.
Công ty tìm nhiều biện pháp để yêu cầu các khách hàng tăng cường tối đa các biện pháp đảm bảo nợ vay (máy móc thiết bị, tài sản của chủ doanh nghiệp, hàng tồn kho…).
Tuy nhiên, một số khách hàng cũ gặp khó khăn về tài chính, phát sinh nợ xấu… nên việc yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản thế chấp gặp khó khăn nên tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo lĩnh vực này vẫn ở mức thấp.
Cho vay thương mại
Tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo các khách hàng hoạt động sản xuất thời điểm 31/12/2009 đã giảm so với kỳ 31/12/2008 từ 69% xuống mức 42%.
Nguyên nhân:
Trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay công ty mở rộng cho vay nhóm khách hàng này. Hầu hết các khách hàng này đều được đánh giá là khách hàng tốt nên công ty thực hiện chính sách cho vay một phần không có tài sản đảm bảo, cụ thể: doanh nghiệp Nhà nước đã có quan hệ tín dụng lâu năm với công ty nhưng không đủ tài sản đảm bảo
Một số khách hàng xếp loại tín dụng tốt (xếp loại AAA, AA, A), công ty thực hiện chính sách cho vay không có tài sản đảm bảo theo chính sách khách hàng của Tổng công ty Sông Đà
Cho vay khác
Tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo các khách hàng hoạt động lĩnh vực khác như: bất động sản, dịch vụ, tiêu dùng… thời điểm 31/12/2009 đã giảm mạnh so với kỳ 31/12/2008 từ 745 xuống mức 13%.
Nguyên nhân: trong giai đoạn này công ty cho vay một dự án lớn tài sản hình thành từ vốn vay chưa đủ tính pháp lý cho nên chửa đủ điều kiện hạch toán ngoại bảng .
2.2.2.2. Tình hình nợ quá hạn và khoanh nợ tại công ty tài chính cổ phần Sông Đà
Việc tăng trưởng dư nợ phải gắn liền với tăng trưởng tín dụng mà chất lượng tín dụng thể hiện kết quả hoạt động của công ty trong những năm qua. Chất lượng tín dụng thể hiện qua tình hình nợ quá hạn qua các năm như sau:
Bảng 7: Bảng đánh giá chất lượng tín dụng của SDFC năm 2008-2009
Đơn vị: tỷ đồng STT Nội dung 31/12/2008 31/12/2009 I Nợ xấu 1 Dư nợ xấu 166 221 2 Số khách hàng nợ xấu 25 40 3 Nợ xấu theo ngành Xây lắp 64 82
Sản xuất- thơng mại 100 115
Khác 2 24 4 Khách hàng nợ xấu lớn Sông Đà 7, Sông Đà 8 và Tổng công ty Sông Đà 57 79 II Nợ ngoại bảng 1 Dư nợ 164 36 2 Số khách hàng ngoại bảng 6 8 3 Nợ ngoại bảng theo ngành Xây lắp 164 30
Sản xuất- thương mại 5
Khác 1
Khách hàng nợ ngoại bảng lớn Sông Đà 7, Sông Đà 8 và Tổng
công ty Sông Đà 162 29
III Lãi treo
1 Dư lãi treo 12 98
2 Lãi treo theo ngành
Xây lắp 5 29,2
Sản xuất- thơng mại 6,5 60,8
3 Khách hàng lãi lớn
Sông Đà 7, Sông Đà 8 và Tổng
công ty Sông Đà 5 35,6
Nợ xấu
Có thể nói chất lượng tín dụng của công ty từ năm 2008 đến 30/12/2009 luôn ở trong tình trạng báo động. Nợ xấu gia tăng mạnh cả về dư nợ và số lượng khách hàng.
Cuối năm 2008 tổng số khách hàng nợ xấu là 25 khách hàng, dư nợ là 166 tỷ đồng. Trong đó dư nợ xấu tại nhóm khách hàng xây lắp đã giảm xuống, tuy nhiên tổng nợ xấu của công ty lai tăng mạnh do sự gia tăng nợ xấu tại nhóm khách hàng sản xuất, thương mại, trong đó có một số khách hàng có nợ xấu lớn
Đến năm 2009 nợ xấu của toàn bộ các nhóm khách hàng đều tăng làm cho tổng dư nợ xấu của công ty 221 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 9,7% tổng dư nợ tăng 26 tỷ đồng so 31./12/2008 trong đó: nhóm khách hàng xây lắp là 82 tỷ đồng (tỷ lệ 37% nợ xấu), nhóm khách hàng sản xuất, thương maị là 115 tỷ đồng (tỷ lệ 52% dư nợ xấu) và nhóm khách hàng khác, tư nhân cá thể là 24 tỷ đồng (tỷ lệ 11% dư nợ xấu).
Mặc dù trong giai đoạn này toàn bộ cán bộ nhân viên trong chi nhánh quán triệt sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo công ty là tập trung sức, nỗ lực xử lý nợ xấu và luôn được coi là nhiệm vụ trong tâm xuyên suốt trong hoạt động kinh doanh hàng năm, tuy nhiên nợ xấu của công ty vẫn tăng mạnh hàng năm bởi những nguyên nhân sau:
Nguyên nhân khách quan
Do đặc thù công ty hoạt động với nền khách hàng cũ để lại đặc biệt là các khách hàng doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thi công xây lắp thuộc Tổng công ty XDCTGT 1, Tổng công ty XDCTGT 8 và Tổng công ty Sông Đà. Trong giai đoạn này hầu hết các khách hàng bộc lộ những yếu kém về năng lực tài chính, cách thức quản lý doanh nghiệp, mặt khác các công trình thi công nguồn vốn đầu tư không cân đối đủ theo kế hoạch, tình
trạng ghi kế hoạch tràn lan trong khi nguồn vốn ngân sách còn hạn hẹp, không đáp ứng được la phổ biến . Rất nhiều dự án đầu tư được duyệt, kể cả dự án quan trọng từ các Bộ, ngành đến địa phương đều được bố trí đủ vốn đầu tư cần thiết đã sử dụng vốn của ngành Tài chính không đáp ứng được khả năng thanh toán, dẫn tới thua lỗ trở thành nợ xấu tại công ty.
Khi bước vào nền kinh tế đa thành phần,vươn tới để hội nhập kinh tế quốc tế, công ty đã mở rộng, đa dạng hóa trong quan hệ tín dụng phục vụ khách hàng đặc biệt phát triển kinh tế ngoài quốc doanh. Tuy nhiên do sự biến động thị trường, thay đổi lãi suất, tỷ giá, cũng như ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và khu vực (đặc biệt giai đoạn 2008 đến nay) làm cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, kinh doanh thương mại gặp nhiều khó khăn, mất thị trường tiêu thụ sản phẩm, hoạt động kinh doanh thua lỗ dẫn đến không trả nợ được cho công ty (Công ty Bắc Sơn, Công ty Bắc á, Công ty Đông Phương Hồng…).
Nguyên nhân chủ quan
Trong giai đoạn này công ty đã mở rộng mạng lưới cho vay, quy mô tín dụng được mở rộng và tạo lập được nền khách hàng lớn, tuy nhiên việc kiểm soát chất lượng tín dụng không được chặt chẽ, dẫn tới độ an toàn tín dụng không cao, làm phát sinh nợ xấu.
Lãi treo
Dư nợ lãi treo cuối năm 2008 là 12 tỷ đồng, đến cuối năm 2009 là 98 tỷ đồng( tăng 86 tỷ đồng so với năm 2008). Đến 31/12/2009 lãi treo tập trung ở nhóm khách hàng sản xuất, kinh doanh thương mại(60,8% chiếm 62%), nhóm khách hàng xây lắp số lãi treo cũng rất lớn la 29,2 tỷ đồng(tỷ lệ 30%).
Nợ ngoại bảng
Cuối năm 2008 dư nợ ngoại bảng là 164 tỷ đồng trong đó chủ yếu là nhóm khách hàng xây lắp thuộc Sông Đà7, Sông Đà 8, Tổng công ty Sông Đà
(là 162 tỷ đồng). Đến 31/12/2009 dư nợ ngoại bảng của công ty là 36 tỷ đồng (giảm 128 tỷ đồng so với cuối năm 2008) trong đó nhóm khách hàng xây lắp là 29 tỷ đồng chiếm 45% dư nợ ngoại bảng.