Thực trạng chất lượng tín dụng công ty tài chính cổ phần Sông Đà 1 Thực trạng hoạt động tín dụng của công ty tài chính cổ phần Sông Đà

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của công ty tài chính cổ phần Sông Đà (Trang 33)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ

2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng công ty tài chính cổ phần Sông Đà 1 Thực trạng hoạt động tín dụng của công ty tài chính cổ phần Sông Đà

2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng của công ty tài chính cổ phần Sông Đà

Tài chính cổ phần Sông Đà hoạt động trong bối cảnh chung của nền kinh tế đang chuyển mình đổi mới như: Tình hình tăng trưởng kinh tế, lạm phát, khủng hoảng.

Cùng với hệ thống NHTM Việt Nam, Tài chính cổ phần Sông Đà là một trong những công ty có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh tín dụng, tốc độ tăng trưởng cao trên nhiều mặt hoạt động. Doanh số cho vay tăng nhanh, các hoạt động khai thác kiều hối, mua bán ngoại tệ, thanh toán tín dụng cũng tăng trưởng tốt.

Đạt được những thành quả nói trên, trước hết là nhờ đường lối kinh tế đổi mới và các chính sách đúng đắn về tiền tệ tín dụng của nhà nước. Tiếp theo là sự tín nhiệm của khách hàng trong và ngoài nước, sự giúp đỡ của các ngân hàng và công ty bạn bè và cơ quan hữu quan, và rất quan trọng là sự nỗ lực của tập thể nhân viên công ty cổ phần Sông Đà.

Trong những năm qua, tài chính sông đà đã thực thi có hiệu quả và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh, đạt tốc độ tăng trưởng bền vững cả về quy mô tổng tài sản, huy động vốn, tín dụng và cung ứng dịch vụ tài chính.

Bảng 1 : Một số chỉ tiêu hoạt động của tài chính cổ phần sông đà năm 2008- 2009

(Đơn vị: tỷ đồng)

STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009

Tăng giảm 2009 so 2008 +/- % 1 Tổng tài sản 2.795 3.657 862 30,8 2 HĐV cuối kỳ 2.766 3.040 274 10 3 Dư nợ cuối kỳ 1.763 2.260 497 28,2 4 Thu dịch vụ ròng 21,5 32 10,5 48,8

5 Chênh lệch thu chi 86 100 14 16,3

6 Trích DPRR 35 47 12 34,3 7 LN trước thuế 51 53 2 3,9 8 LN sau thuế b/q người 0,272 0,266 9 TT dư nợ TDH/TDN 23% 24% 10 TT dư nợ NQD/TDN 69% 80% 11 TT dư nợ có TSĐB/TDN 61% 46% 12 Tỷ trọng DN bán lẻ 8% 13%

(Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh SDFC)

2.2.1.1. Công tác tín dụng

Dư nợ tín dụng tăng trưởng bình quân 02 năm là 28% ( mức tăng trưởng bình quân của toàn công ty là 30%), số tuyệt đối tăng trưởng trong giai đoạn này là 620 tỷ đồng. Thực hiện chỉ đạo của SDFC trong việc kiểm soát tăng trưởng tín dụng, công ty đã chỉ đạo tập trung sức lực cho công tác xử lý thu hồi nợ ngoại bảng, phân loại nợ, cơ cấu dư nợ để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh nên tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn này thấp.

Tình hình thực hiện trích DPRR và thu nợ ngoại bảng: Trong 2 năm công ty đã thực hiện trích DPRR theo đúng kế hoạch giao là 119 tỷ đồng, đồng thời tích cực thu hồi nợ ngoại bảng để trả nợ quỹ DPRR Trung ương là 96,6% tỷ đồng.

Trong giai đoạn từ 2008- 2009, thực trạng cơ cấu tín dụng của công ty đã có sự dịch chuyển theo chiều hướng tốt. Trên cơ sở đổi mới toàn diện cơ cấu khách hàng, đa dạng hóa các dịch vụ tài chính hướng tới nhiều thành phần kinh tế. Điều này thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2: Cơ cấu tín dụng theo loại hình khách hàng năm 2008- 2009

(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2008Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đốiNăm 2009

DN Nhà nước 440 19% 428 11%

DN ngoài QD 1.534 68% 2.740 75%

Cá nhân bán lẻ 286 13% 512 14%

Tổng dư nợ tín dụng 2.260 100% 3.680 100%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của SDFC)

Nhìn vào bảng ta thấy rõ sự chyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu khách hàng theo hướng phát triển mở rộng thị trường ngoài quốc doanh và tiêu dùng bán lẻ. Mức cho vay đối với các doanh nghiệp sở hữu vốn nhà nước giảm dần qua các năm và thấp nhất là đến năm 2009, con số này là 428 tỷ đồng, chỉ chiếm 11% trong tổng dư nợ. Trong khi đó, tỷ trọng dư nợ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đang trên đà phát triển mạnh mẽ, tăng trưởng liên tục qua các kỳ đánh giá, đến năm 2009 đạt 2.740 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 75% trong tổng dư nợ.

Việc SDFC đạt được bước chuyển mạnh mẽ trong việc cơ cấu lại khách hàng bên cạnh việc tuân thủ định hướng phát triển của hệ thống còn phản ánh sự năng động và chính xác trong các quyết định kinh doanh của tập thể Ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công ty. Việc thay đổi phương thức hoạt động theo mô hình TA2 cộng với việc hoàn thiện bộ sản phẩm tín dụng trong giai đoạn 2008- 2009 cũng góp phần không nhỏ vào việc nâng cao sức cạnh tranh

của công ty, đặc biệt đối với việc mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa có hiệu quả cao.

2.2.1.2. Công tác nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ

Huy động vốn cuối kỳ tăng trưởng bình quân 2 năm là 24,1%/năm. Trong giai đoạn này tốc độ tăng trưởng huy động vốn bình quân của công ty là 13%. Là công ty mới thành lập nên có nhiều khó khăn, nguồn vôn huy động chủ yếu là của các TCKT nên nguồn vốn chưa thực sự ổn định, huy động vốn dân cư còn hạn chế . Mặt khác, kế hoạch kinh doanh hàng năm tổng công ty duyệt dựa trên số liệu 31/12 nên nguồn vốn của công ty thường tăng cao hơn rất nhiều so với số đầu năm do các doanh nghiệp xây lắp nghiệm thu thanh toán công trình vào dịp cuối năm dẫn đến việc giao kế hoạch tăng trưởng cao, chưa sát với tình hình thực tế. Năm 2008, HĐV cuối kỳ rất thấp, chỉ tăng 10% so với đầu kì trong khi sang năm 2009 con số này tăng lên là 38,2%. Sự giảm đáng kể đó là do HĐV chịu nhiều áp lực bởi sự cạnh tranh hết sức căng thẳng giữa các công ty. Sự biến động của các luồng tiền trong lưu thông là tác nhân mạnh mẽ tới công tác huy động vốn, mặt khác do đồng tiền mất giá nên lãi suất huy động trong năm liên tục tăng vào những tháng giữa năm 2009, sau đó lại liên tục giảm vào những tháng cuối năm vì vậy luồng tiền vào ra không ổn định làm cho chỉ tiêu huy động vốn của công ty cũng theo đó mà giảm đột biến.

Về cơ cấu nguồn vốn: năm 2009 cơ cấu nguồn vốn chuyển biến tích cực sang khu vực dân cư với mức tăng trưởng cao (27%), chiếm 40%/tổng nguồn vốn. Huy động vốn TCKT trong năm chỉ tăng trên 5%, do trong năm công ty không phát triển được khách hàng mới. Với tốc độ tăng trưởng này đã rút ngắn được chênh lệch nguồn vốn giữa dân cư và Tổ chức làm cho nguồn vốn của công ty mang tính ổn định cao.

Giai đoạn 2008- 2009 là giai đoạn hoạt động dịch vụ trong toàn hệ thống nói chung và công ty nói riêng tăng trưởng cao cả về số tuyệt đối và tương đối. Tốc độ tăng trưởng bình quân của công ty trong 2 năm là 58% (tốc độ tăng trưởng của toàn ngành là 54%). Thu DVR chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh của công ty (năm 2008 là 32%, năm 2009 là 40%).

Trong 2 năm, 2008, 2009 Chi nhánh đã triển khai tích cực và toàn diện các sản phẩm mà SDFC đã cung cấp và đã đạt được kết quả tăng trưởng đáng kể. Với việc đáp ứng ngày càng đầy đủ, kịp thời nhu cầu về sử dụng sản phẩm dịch vụ của các TCKT như dịch vụ tín dụng, bảo lãnh, thanh toán, kinh doanh ngoại tệ…thì các sản phẩm dịch vụ bán lẻ cũng được công ty triển khai mạnh mẽ như dịch vụ thanh toán lương, thấu chi tài khoản, gạch nợ cước viễn thông Viettel, thanh toán hóa đơn tiền điện…Năm 2009, công tác dịch vụ đạt kết quả tương đối cao với mức tăng trưởng so năm 2008 là 46,5%, chiếm 32%/tổng chênh lệch ròng của công ty.

Dịch vụ thanh toán trong nước ước đạt số tuyệt đối là 2,21 tỷ đồng tăng 57,9% so với cùng kỳ năm 2008 và đạt 105,2% kế hoạch được giao. Thu từ kinh doanh ngoại tệ số tuyệt đối là 7,82 tỷ đồng tăng 81,4% so với năm trước, đạt 136.8% kế hoạch. Thu phí dịch vụ bảo lãnh đạt số tuyệt đối 16 tỷ đồng, hoàn thành 106,7% kế hoạch, chiếm trên 50% tổng thu dịch vụ ròng toàn công ty. Kết quả trên cho thấy SDFC đã tận dụng tốt cơ hội thuận lợi của thị trường, đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2009.

Như vậy, hoạt động kinh doanh của SDFC năm 2009 là tương đối hiệu quả, lợi nhuận trước thuế tăng 86%, ngược lại thì hiệu quả hoạt động kinh doanh trong năm 2008 còn hạn chế, đặc biệt trong công tác tín dụng. Lợi nhuận thực thu từ hoạt động này chỉ đạt 12 tỷ đồng. Nguyên nhân giảm do: năm 2008, công ty vẫn còn thừa vốn huy động không cho vay phải chuyển lên

HSC khoảng 1.000 tỷ đồng nên phần nguồn vốn thừa này được hưởng chênh lệch lãi suất do FTP thấp, mặt khác năm 2008 do biến động lãi suất liên tục tăng giảm đột biến, việc điều chỉnh lãi cho vay đối với các hợp đồng tín dụng đã ký chưa theo kịp với tình hình biến động lãi suất thị trường, trong năm số dự thu của khách hàng chưa thu được do các doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh chỉ trả được nợ gốc, số lãi dự thu phải chuyển ngoại bản là 19 tỷ đồng, vì vậy hiệu quả thu từ hoạt động tín dụng chưa cao.

Đánh giá thực trạng TSĐB 2 năm 2008- 2009 Bảng 3: Đánh giá thực trạng TSĐB 2 năm 2008- 2009 Đơn vị: tỷ đồng STT Chỉ tiêu đánh giá 31/12/2008 31/12/2009 1 Tổng dư nợ 1590 2.288

2 Tổng giá trị tài sản đảm bảo 1478 2.447

3 Dư nợ có tài sản đảm bảo 61% 50%

(Nguồn: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của SDFC)

Đánh giá chung

Tình hình dư nợ tín dụng từ khi thành lập đến 31/12/2008 là 1.478 tỷ đồng và 31/12/2009 là 2.447 tỷ đồng. Trong đó: tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo tương ứng là: 61% và 50%).

Dư nợ có tài sản đảm bảo do những nguyên nhân chủ yếu sau:

Do các khách hàng cũ, đặc biệt là các khách hàng hoạt động xây lắp Tổng công ty Sông Đà, Sông Đà 7, Sông Đà 8 tài sản đảm bảo chủ yếu là máy móc thiết bị thi công qua thời gian đã giảm giá trị do khấu hao, mặt khác các máy móc thiết bị đang thế chấp đã cũ nằm rải rác ở nhiều công trình hoặc

tài sản là trụ sở các công ty nhưng chưa đầy đủ hồ sơ pháp lý để hạch toán ngoại bảng (công ty nhận tài sản này mang tính chất bổ sung).

Đa phần các khách hàng thuộc Tổng công ty Sông Đà, Sông Đà 7, Sông Đà 8 đến 31/12/2009 suy giảm về tài chính đã phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn…SDFC thực hiện chính sách giảm dần dư nợ hoặc dừng quan hệ tín dụng cho nên khách hàng không thể bổ sung thêm tài sản đảm bảo theo yêu cầu của công ty.

 Từ năm 2008, công ty áp dụng chính sách khách hàng của SDFC về việc cho vay không có đảm bảo với khách hàng tốt (xếp loại A trở lên). Do vậy, một số khách hàng có dư nợ không đủ tài sản đảm bảo hoặc có tài sản đảm bảo nhưng giá trị thấp.

Từ năm 2006 đến nay, công ty liên tục rà soát, đánh giá lại thực trạng tài sản đảm bảo và đã xuất toán khỏi hệ thống những tài sản đảm bảo không đủ điều kiện theo quy định (tài sản hình thành từ vốn vay chưa hình thành, quyền đòi nợ theo hợp đồng xây lắp).

Bảng 4: Đánh giá chất lượng tài sản đảm bảo của SDFC năm 2009 Đơn vị: tỷ đồng Loại tài sản Tình trạng pháp lý Tổng giá trị TS nội bảng BĐS ĐS GTCG TS khác Hợp pháp Hợp lệ Bổ sung 2.447 1.631 332 345 139 1.480 967 0 Tỷ lệ trên tổng TSĐB 67% 13% 14% 6% 60% 40% 0%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của SDFC)

• Giá trị tài sản đảm bảo tập trung nhiều nhất là bất động sản- chiếm tỷ lệ 67% . Phần tài sản đảm bảo là bất động sản và giấy tờ có giá chiếm tỷ lệ 27%. Giá trị tài sản đảm bảo là tài sản khác (quyền đòi nợ, khối lượng xây dựng hoàn thành chờ thanh thanh toán, cổ phiếu…) chiếm tỷ trọng 60%.

• Giá trị tài sản hợp pháp chỉ chiếm tỷ lệ 60% tổng giá trị TSĐB tại công ty, giá trị tài sản hợp lệ chiếm 40% tổng giá trị TSĐB.

• Với số dư nợ kỳ 31/12/2009 là 2.288 tỷ đồng, dư nợ có tài sản đảm bảo là 50% (trong đó: Phần tài sản hợp lệ là 967 tỷ đồng chiếm 40% tổng giá trị tài sản đảm bảo là khó phát mãi). Điều này làm tăng mức độ rủi ro hoạt động tín dụng của công ty khi khách hàng không trả được nợ.

Kết luận:

 Hiện nay dư nợ có tài sản đảm bảo trên tổng dư nợ của SDFC đạt tỷ lệ thấp. Mặt khác, các tài sản đảm bảo không hợp pháp vẫn chiếm tỷ trọng lớn (tỷ lệ 40%) đòi hỏi trong thời gian tới công ty cần tăng cường tối đa biện pháp đảm bảo tín dụng nhằm hạn chế rủi ro thông qua một số biện pháp cụ thể:

 Việc áp dụng chính sách khách hàng đối với khách hàng loại A trở lên cần rà soát, đánh giá lại toàn bộ năng lực tài chính và tài sản đảm bảo của nhóm khách hàng này. Nếu bất cập cần yêu cầu khách hàng bổ sung tối đa tài sản đảm bảo nợ vay hoặc giảm dần dư nợ để hạn chế rủi ro có thể phát sinh.

 Đối với dư nợ cho vay đảm bảo bằng tài sản hợp lệ cần bám sát, đôn đốc khách hàng hoàn tất thủ tục bảo đảm theo quy định, có lộ trình cụ thể (đặc biệt là các tài sản hình thành từ vốn vay).

 Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của từng cán bộ tín dụng trong việc nhận, quản lý các tài sản đảm bảo tiền vay. Phải coi các tài sản là nguồn thứ cấp và nâng cao trách nhiệm trả nợ của khách hàng gắn với công tác cho vay và là điều kiện tiên quyết trong việc cấp tín dụng.

 Đối với các khách hàng mới phải đảm bảo 100% dư nợ vay có tài sản đảm bảo, ưu tiên nhận các tài sản của chính khách hàng vay hoặc chủ sở hữu doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của công ty tài chính cổ phần Sông Đà (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w