a) Các khoản thu NSĐP hưởng 100%
3.3.2. Với Quốc hội, Chính phủ và Bộ tài chính
Quốc hội, Chính phủ và Bộ tài chính cần lắng nghe ý kiến phản hồi từ phía cấp dưới, xem trong quá trình thực hiện có vấn đề gì phát sinh để hướng dẫn, giải quyết. Những đóng góp của cơ quan tài chính cấp dưới trong công tác ngân sách cũng cần được tiếp nhận một cách tích cực để có những sửa đổi, bổ sung kịp thời.
Chế tài xử phạt đối với các vi phạm trong hoạt động ngân sách cũng cần được hoàn thiện hơn. Trường hợp vi phạm phải bị xử lý nghiêm khắc để răn đe những người khác.
Các văn bản pháp luật cần tạo được sự thống nhất trong hệ thống NSNN từ địa phương đến trung ương. Ngoài ra, các chính sách, biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô cũng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu, chi ngân sách.
3.3.2.1. Với Quốc hội:
Kiến nghị sửa đổi luật NSNN ở những điểm sau :
+ Quy định ngân sách cấp nào thì do HĐND đó quyết định, Quốc hội chỉ xem xét, quyết định dự toán NSTW và phân bổ NSTW; HĐND các cấp xem xét, quyết định và phân bổ NSĐP; tránh trùng lặp trong quyết định ngân sách, phát huy vai trò của các cơ quan dân cử trong lĩnh vực tài chính ngân sách.
+ Quy định cụ thể những nhiệm vụ cấp bách và phải có thông tư hướng dẫn Luật NSNN cần quy định cụ thể những nhiệm vụ cấp bách để các cấp nghiêm túc thực hiện.
+ Thay đổi định mức phân chia cho các khoản thu giữa các cấp ngân sách: Bỏ quy định điều tiết tối thiểu 70% của 5 khoản thu thay bằng việc quy định 5
hình thực tế của địa phương.
+ Luật ngân sách cần quy định tỉ lệ tự cân đối ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã bằng 80% tỉ lệ tự cân đối NSĐP.
+ Xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan tham gia vào quá trình quyết định NSNN. Hiện nay có rất nhiều cơ quan tham gia vào quá trình này như Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng, các bộ, HĐND, UBND các địa phương, Bộ Tài chính,... nên vấn đề quy trách nhiệm càng khó khăn. Trách nhiệm của các cơ quan và cá nhân được giao quyền trong bộ máy hành chính thực hiện nhiệm vụ của chính sách tài khóa cũng phải được siết chặt, để từ đó có thể quy trách nhiệm rõ ràng cho từng cơ quan, cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu - chi ngân sách, bảo đảm trách nhiệm giải trình của các cơ quan thực hiện.
3.3.2.2. Với chính phủ:
Sửa đổi nghị định 85/2009/NĐ-CP hạ thấp hạn mức chỉ định thầu để đa số các công trình phải thực hiện đấu thầu, nhờ đó lựa chọn được nhà thầu vừa đảm bảo năng lực, vừa đảm bảo giá thực hiện được hợp lý nhất.
3.3.2.3. Với bộ tài chính:
Sửa đổi thông tư 79/2003/TT-BTC với nội dung: - Quy định về nhà thầu phù hợp với luật đấu thầu
Bộ máy chính quyền nhà nước muốn hoạt động tốt thì cần có nguồn NSNN đủ mạnh. Quỹ NSNN là quỹ cung cấp nguồn tài chính cho các cấp chính quyền duy trì hoạt động và thực hiện nhiệm vụ, chức năng của mình nên công tác thu, chi ngân sách luôn là vấn đề cần được quan tâm trong mọi thời kỳ. Quản lý ngân sách thị cũng như quản lý các cấp ngân sách khác nói dung, do vậy có vai trò hết sức quan trọng.
Mục tiêu của thị xã Tam Điệp là đến cuối năm 2012 trở thành thành phố loại 3, vì vậy nhu cầu về xây dựng và phát triển kinh tế đòi hỏi một số lượng, chất lượng, cơ cấu vốn tài chính rất lớn và cấp bách. Để thực hiện được mục tiêu này cần rất nhiều sự cố gắng, phối hợp của các thành phần kinh tế cũng như các cơ quan chức năng; trong đó vai trò định hướng của ngân sách nhà nước là vô cùng quan trọng. Để làm tốt được nhiệm vụ định hướng, tạo tiền đề phát triển kinh tế của mình, ngân sách thị phải được hoàn thiện, làm tốt trong từng khâu, từ khâu lập dự toán đến quyết toán ngân sách.
Qua thực tế phân tích công tác quản lý ngân sách nhà nước tại thị xã Tam Điệp vừa qua, có thể thấy thị xã đang ngày càng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý, bám sát tình hình thực tế; tuy nhiên vẫn còn những tồn tại xuất phát từ bản thân Phòng tài chính – Kế hoạch và các cơ quan công quyền khác, cũng như xuất phát từ những nguyên nhân khách quan như tình hình kinh tế, xã hội, sự thống nhất và hợp lý của các văn bản luật. Quản lý và sử dụng có hiệu quả NSNN là nghĩa vụ vừa là quyền lợi thiết thực của các cấp, các ngành cũng như của toàn dân trên địa bàn. Vì vậy cần có sự tạo điều kiện của chính quyền nhà nước khắc phục những hạn chế nội tại cũng như cần có kiến nghị lên cơ quan cấp trên điều chỉnh những quy định sao cho phù hợp nhất nhằm nâng cao hiệu quả của nguồn ngân sách thị trong thời kì tới.
Đây là đề tài không mới, tuy nhiên do thời gian nghiên cứu chưa nhiều, trình độ và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên chuyên đề không tránh khỏi những sai sót và những hiểu biết chưa thấu đáo. Kính mong thầy cô giáo và mọi người đóng góp ý kiến để chuyên đề hoàn thiện hơn.
1 Báo cáo quyết toán thu – chi ngân sách thị xã Tam Điệp các năm 2009, 2010 và ước thực hiện năm 2011
2. Báo cáo kết quả thực hiện phát triển KT-XH, QP-AN năm 2011 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển KT-XH, QP-AN năm 2012 của HĐND thị xã Tam Điệp.
3. Giáo trình Quản lý tài chính công , tác giả Phạm Văn Khoan, Nhà xuất bản: Học viện tài chính, năm 2009.
4. Nghị quyết 03/2010/NQ-HĐND ngày 27/7/2010 của HĐND tỉnh Ninh Bình về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỉ lệ phần trăm phân chia các khoản thu ngân sách giữa các cấp chính quyền địa phương
5. Thông tư 202/2010/TT-BTC ngày 14/12/2010 quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách 2010
6. Thông tư 60/2003/TT-BTC ngày 6/6/2003 của Bộ Tài chính quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn.
7. Quyết định số 676/QĐ-UBND ngày 07-04-2008 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc kiện toàn tổ chức các sơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Tam Điệp. 8. Luật NSNN năm 2002.
Nguồn Internet:
http://vi.wikipedia.org/wiki/tam_diep http://www.ninhbinh.gov.vn/