0
Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Kiểm soát các nguồn chi

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI THỊ XÃ TAM ĐIỆP, TỈNH NINH BÌNH (Trang 63 -63 )

a) Các khoản thu NSĐP hưởng 100%

3.2.3. Kiểm soát các nguồn chi

Thứ nhất, chi thường xuyên phải hợp lý.

Thực hiện chi đúng, đủ, an toàn, tăng cường quản lý các khoản chi phí xăng xe, chi tiếp khách, chi hội nghị; thực hiện việc cắt giảm và tiết kiệm các khoản chi quản lý hành chính, chi điện nước…Nội dung chi phải có trong dự toán ngân sách nhà nước giao, trừ một số trường hợp đặc biệt. Chi phải đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp tỉnh quy định. Các nội dung thanh toán phải được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền ký duyệt quyết định chi.

Xây dựng cơ chế kiểm soát chi ở các khoản mục chi dễ thực hiện sai như chi tiếp khách, chi văn phòng phẩm, chi hội nghị. Thực hiện kiểm soát hóa đơn chặt chẽ.

Thứ hai, chi ngân sách phải được thực hiện qua kho bạc huyện.

Quỹ Ngân sách Nhà nước chỉ được lập và quản lý tại Kho bạc Nhà nước. Vì vậy các đơn vị sử dụng ngân sách và các tổ chức được Ngân sách Nhà nước hỗ trợ thường xuyên của huyện cũng phải mở tài khoản giao dịch tại Kho bạc Nhà nước huyện và chịu sự điều hành của Phòng Tài chính - Kế hoạch và KBNN huyện trong quá trình thanh toán, sử dụng, quyết toán ngân sách.

UBND huyện cần phân công một cán bộ kế toán làm nhiệm vụ kế toán cho một số phòng ban. Từng phòng ban mở tài khoản tại KBNN. Điều này sẽ làm cho việc thanh toán của các phòng ban thuận tiện, nhanh chóng hơn. Vì khi có nhu cầu thanh toán, trưởng các phòng ban lập chứng từ thanh toán gửi KBNN không phải thông qua đơn vị làm của tài khoản.

Tách bạch đơn vị cấp dự toán, kiểm tra, tổng hợp báo cáo, duyệt quyết toán với đơn vị trực tiếp chi và thụ hưởng ngân sách.

dang dở trên địa bàn để tạo nguồn thu mới, tăng chi mới. HĐND huyện cần họp và xác định nhiệm vụ trọng tâm của từng thời kì ngân sách từ đó có chiến lược chi đầu tư XDCB đúng đắn, đồng thời phải xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả các dự án trước khi đầu tư để tránh lãng phí ngân sách mà không thu được lợi ích gì.

Thứ tư, đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm sửa chữa lớn Tài sản, trang thiết bị bằng ngân sách phải qua đấu thầu, thẩm định giá của cơ quan chuyên môn để tiết kiệm chi phí, bảo đảm chất lượng.

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI THỊ XÃ TAM ĐIỆP, TỈNH NINH BÌNH (Trang 63 -63 )

×