Đánh giá mức độ thỏa mãn của công nhân viên

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU THỰC TRẠNG của CÔNG tác QUẢN TRỊ NHÂN sự tại CÔNG TY TNHH cơ điện LẠNH đại THẮNG (Trang 30)

b) Đào tạo ngoài công ty

2.5. Đánh giá mức độ thỏa mãn của công nhân viên

Mức độ thỏa mãn đối với công việc bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi điều kiện kinh tế. Khi nền kinh tế trên đà phát triển, mức độ thỏa mãn với công việc tăng, nhưng khi nền kinh tế đi vào trì trệ, suy thoái…mức độ thỏa mãn đối với công việc dường như giảm xuống.

Công nhân viên có thỏa mãn với công việc và vị trí hiện tại hay không? Và thỏa mãn ở mức độ nào? Nếu có một cơ hội, công nhân có lực chọn lại công việc hiện tại một lần nữa hay sẽ chọn công việc khác? Có giới thiệu người thân vào công ty làm việc không? Nếu không thỏa mãn, công ty cần làm gì để cải thiện mức độ thỏa mãn của công nhân.

Bảng 2.13. Đánh giá mức độ thoả mãn của nhân viên về nội quy và công đoàn

Thoả mãn Bình thường Thoả mãn Hoàn toàn thoả mãn Số người trọngTỉ Số người Tỉ trọng Số người Tỉ trọng Số người Tỉ trọng Nội

quy - - 58 61.1% 24 25.3% 13 13.6%

Công

đoàn 1 1.1% 53 55.8% 27 28.4% 14 14.7%

Nhìn chung, cả 2 yếu tố trên thì đa phần người lao động đều cảm thấy bình thường với môi trường tại công ty. Người lao động cảm nhận bình thường, thỏa mãn cũng cao. Còn bất mãn, hoàn toàn bất mãn chiếm tỷ lệ nhỏ không đáng kể.

Tuy nhiên con số cảm thấy thỏa mãn với nội quy, văn hóa công ty cũng tương đối 25.3%. Mức độ hoàn toàn thỏa mãn chiếm 13.6%. Trong khi đó lao động nhận thấy hoạt động công đoàn rất thỏa mãn chiếm cao 14.7%, bất mãn cũng chiếm 1,1%. Công ty đã phần nào động viên công nhân viên bằng hệ thống trả công phi vật chất, nâng cao sự thỏa mãn cho người lao động. Công ty cần quan tâm đến công đoàn. Công nhân viên mong muốn công đoàn quan tâm đến đời sống lao động hơn. Đây là vấn đề công ty cũng như công đoàn cần chú tâm giải quyết.

Hình 2.14. Biểu đồ thể hiện sự thoả mãn của công nhân viên về công ty

Khi được khảo sát mức độ thỏa mãn thì số người trả lời là công việc hiện tại làm họ cảm thấy bình thường chiếm tỷ trọng lớn 55%. Có thể nói công việc công nhân viên trong công ty mong muốn thu nhập và chính sách ưu đãi của công ty đã đáp ứng nhu cầu tạo việc làm cho họ. Tất nhiên, không phải tất cả mọi người đều theo đuổi việc kiếm tiền nhưng có người thích làm việc gần nhà, thích công việc phù hợp, thích sự tự do, thích công ty với thương hiệu lớn…

Hoàn toàn thỏa mãn với công việc chiếm 11%, không có người lao động nào cảm thấy bất mãn. Đây là một tín hiệu tốt trong công tác quản lí lực lượng lao động duy trì hoạt động kinh doanh của công ty. Công nhân viên nhận được nhiều thứ từ công việc, chứ không chỉ có tiền và các thành tựu thấy được. Họ cũng thõa mãn nhu cầu được đi nhiều, biết nhiều, được nhiều người biết đến cũng làm tăng tính hứng thú trong công việc. Và đôi khi họ nhận được sự hiểu biết ở cấp trên, được đào tạo tốt, có nhiều bạn bè…..

Ban lãnh đạo cần cải thiện bộ máy lao động bằng việc nâng cao mức độ thỏa mãn với công việc cũng như làm tốt công tác tuyển dụng. Khi lao động thỏa mãn với công ty thì họ sẽ gắn bó làm việc lâu dài với công ty, tránh tình trạng nghỉ việc và mong muốn người thân vào làm cùng công ty. Vì công ty là một môi trường tốt cho gia đình họ có thể cống hiến.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU THỰC TRẠNG của CÔNG tác QUẢN TRỊ NHÂN sự tại CÔNG TY TNHH cơ điện LẠNH đại THẮNG (Trang 30)