Công tác duy trì nguồn nhân sự

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU THỰC TRẠNG của CÔNG tác QUẢN TRỊ NHÂN sự tại CÔNG TY TNHH cơ điện LẠNH đại THẮNG (Trang 25)

b) Đào tạo ngoài công ty

2.4. Công tác duy trì nguồn nhân sự

Hiệu quả duy trì thể hiện qua thâm niên công tác của lao động tại công ty. Sự gắn bó với công ty sẽ là động lực giữ chân người lao động cho hoạt động kinh doanh. Nếu lao động giảm nhiều chứng tỏ công tác duy trì và giữ chân công nhân viên chưa tốt. Hệ thống trả lương phù hợp, tương xứng với công việc của người lao động thì tỷ lệ gắn bó với công ty tăng lên. Một yếu tố quan trọng nữa là mối quan hệ trong lao động. Công ty cần quan tâm để công tác duy trì bộ máy lao động ổn định.

Bảng 2.9. Thâm niên làm việc của người lao động qua 2 năm 2013-2014 Số năm làm việc 2013 2014 Chênh lệch Số người Tỷ trọng Số người Tỷ trọng Dưới 1 năm 30 13.3% 55 21.2% 25 1 – 3 năm 105 46.7% 88 33.8% -17 >3 năm 93 40% 117 45% 24 Tổng 225 100% 260 100% 35

Lao động làm việc có thâm niên lâu tại công ty từ năm 2014 tăng 24 người so với năm 2013. Bên cạnh đó thâm niên từ 1-3 năm lại giảm 17 người. Còn lao động mới làm việc không ngừng tăng, năm 2014 tăng 25 lao động tương ứng với tỉ trọng là 7.9%. Có nghĩa là công ty đã thu hút được nhiều lao động, cần duy trì lượng lao động ổn định để đáp ứng các nhu cầu của công trình cũng như phân phối sản phẩm. Các lao động làm việc >3 năm thường là các ban quản lí, các kĩ sư. Lao động làm việc từ 1-3 năm thường là các công nhân,cho thấy được công tác duy trì nhân sự chỉ đạt mức tương đối. Ban lãnh đạo cần đưa ra những chính sách hợp lí hơn nữa để duy trì những lực lượng lao động này.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU THỰC TRẠNG của CÔNG tác QUẢN TRỊ NHÂN sự tại CÔNG TY TNHH cơ điện LẠNH đại THẮNG (Trang 25)