Xây dựng chương trình,kế hoạch đào tạo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo nghiệp vụ ngân hàng cho nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt nam (Trang 80)

a. Quy trình xây dựng kế hoạch đào tạo

Để thực hiện đào tạo và đào tạo lại các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hàng năm, Vietinbank đều thực hiện xây dựng kế hoạch đào tạo chung cho tất cả các đơn vị toàn hệ thống. Việc xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm được thực hiện theocác bước như trong hình 2.173, bao gồm:

Tổng hợp, phân loại nhu cầu đào tạo (ĐT01)

Sau khi nhận được kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở tất cả các đơn vị, cán bộ quản lý đào tạo của Trường ĐT&PTNNL và phòng Tổ chức cán bộ sẽ thực hiện việc tổng hợp, phân loại nhu cầu đào tạo.

Hình 2.316. Các bước xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm

Hình 2.3. Các bước xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm

(Nguồn: Vietinbank)

Phê duyệt sơ bộ danh sách các khóa học(ĐT02)

Dựa trên bảng tổng hợp, phân loại nhu cầu đào tạo Ban lãnh đạo Trường sẽ thực hiện phê duyệt sơ bộ danh sách các khóa đào tạo dự kiến sẽ thực hiện trong năm sau. Danh sách các khóa đào tạo dự kiến được Trường phê duyệt phải được được căn cứ vào một số yếu tố chính sau:

- Mục tiêu, chiến lược hoạt động kinh doanh các năm tiếp theo - Kế hoạch mở rộng mạng lưới các năm tiếp theo

- Kế hoạch và kết quả triển khai đào tạo năm trước - Ngân sách đào tạo

- Kết quả thi nghiệp vụ hàng năm

Danh sách này sau đó được Trường gửi đến tất cả các đơn vị để lấy ý kiến.  Các đơn vị nhận thông báo về danh sách các khóa đào tạo được phê

duyệt(ĐT03)

Nếu các đơn vị sau khi nhận được danh sách các khóa đào tạo được phê duyệt năm tới đồng ý với danh sách sơ bộ trên, đơn vị sẽ thực hiện đăng ký danh sách các học viên theo chỉ tiêu của mình. Trường ĐT&PTNNL sẽ thực hiện xây dựng kế hoạch đào tạo cho tất cả các khóa học đó trình Ban lãnh đạo Vietinbank để làm kế hoạch đào tạo năm tiếp theo.

Trong trường hợp đơn vị không đồng ý, muốn bổ sung thêm các khóa học, số lượng học viên vào các khóa có thể yêu cầu Trường xem xét lại và bổ sung(ĐT02)  Xây dựng kế hoạch đào tạo năm tiếp theo(ĐT04)

Trên cơ sở định hướng đào tạo, bồi dưỡng của Ban lãnh đạo NHTMCPCT VN, bộ tiêu chí đánh giá trình độ cán bộ và danh sách các khóa đào tạo đã được thống nhất sơ bộ, Trường ĐT&PTNNL thực hiện xây dựng kế hoạch đào tạo của năm sau trình Ban lãnh đạo NHTMCPCTVN xem xét và phê duyệt.

Nội dung của bản kế hoạch được chi tiết theo thời gian, tên khóa học, mục tiêu, nội dung, thời lượng, đối tượng tham dự, số lớp, nguồn giảng viên và địa điểm đào tạo dự kiến được phân theo từng khối kiến thức hoặc cấp độ kiến thức thể hiện mục tiêu và trọng tâm đào tạo hàng năm.

Phê duyệt kế hoạch đào tạo năm(ĐT05)

Bảng các khóa học được phê duyệt sơ bộ của trường, sau khi được thống nhất với tất cả các đơn vị sẽ được Ban lãnh đạo Vietinbank xem xét phê duyệt làm kế hoạch

đào tạo năm tiếp theo. Trong trường hợp Ban lãnh đạo không đồng ý, Trường đào tạo phải thực hiện lại bước ĐT02.

Kếhoạch triển khai đào tạo năm tới đã được phê duyệt(ĐT06)

Dựa trên kế hoạch đào tạo năm đã được phê duyệt và danh sách các học viên đăng ký của tất cả các đơn vị, Trường sẽ thực hiện xây dựng kế hoạch đào tạo chi tiết cho từng quý của năm.

Nhìn chung, quy trình xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm hiện nay đang được thực hiện khá tốt, có sự phối hợp giữa các đơn vị là Trường ĐT&PTNNL, phòng tổ chức cán bộ và các đơn vị khác trong hệ thống. Tuy nhiên, hiện đa số các bước trong quy trình xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo đang được thực hiện một cách thủ công, chưa có phần mềm quản lý đào tạo. Do đó, công tác xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo hiện đang được thực hiện với thời gian dài và chi phí cao.

b. Nội dung kế hoạch đào tạo năm

Mục tiêu đào tạo

Trong kế hoạch đào tạo hàng năm có mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể cho từng khóa học. Tuy nhiên mục tiêu này được xác định một cách khá chung chung và thường lặp đi lặp lại qua các năm.Nhiều khóa đào tạo không có mục tiêu xác định do không gắn với văn bằng chứng chỉ cho mỗi khóa học. Bảng 2.3 cho thấy mục tiêu của một số chương trình đào tạo năm 2010:

Bảng 2.3: Mục tiêu của một số chương trình đào tạo

STT Chương trình đào tạo Mục tiêu

1 Quản lý rủi ro thị trường Nâng cao quản lý rủi ro thị trường 2 Hoán đổi lãi suất, hoán

đổi tiền tệ

Hướng dẫn sản phẩm mới

3

Tiếng Anh tài chính ngân hàng(E-learning)

Giúp học viên có kiến thức về tài chính ngân hàng nhằm sử dụng hiệu quả trong công tác chuyên môn

4 Quản trị cơ sở dữ liệu Oracle 11g

Quản trị cơ sở dữ liệu Oracle 11g

Đối tượng đào tạo

Việc lựa chọn đối tượng đào tạo được thực hiện bởi các lãnh đạo đơn vị, phòng ban theo một số tiêu chuẩn như kết quả thực hiện công việc hàng năm, quy hoạch cán bộ, mức độ mong muốn được đào tạo, tuổi và khả năng của mỗi người có thể tham gia các chương trình đào tạo. Các tiêu chuẩn đó là chung chung và thường được thực hiện theo cảm tính.

Đối tượng đào tạo đăng ký ban đầu tại các đơn vị là dự kiến, trong thực tế có nhiều khóa học cần thiết cho một số cán bộ, nhân viên trong mỗi đơn vị tuy nhiên do yêu cầu cấp thiết của công việc(chỉ tiêu kế hoạch mà BLĐ Vietinbank giao cho mỗi đơn vị cần hoàn thành, công việc đột xuất…) mà một số cán bộ, nhân viên không thể tham gia được. Vì thế, rất nhiều trường hợp lãnh đạo đơn vị đã chọn và bố trí cán bộ khác thay thế và do đó dẫn đến kết quả đào tạo không cao.

Nội dung và phương pháp đào tạo

Mặc dù đã chú ý đến nội dung chương trình và phương pháp đào tạo cho các khóa đào tạo. Tuy nhiên do mới được thành lập cũng như nguồn lực còn hạn chế, các lĩnh vực kiến thức đào tạo lại rất rộng và đòi hỏi phải đào tạo từ mức cơ bản cho đến mức chuyên sâu, do đó hiện nay về cơ bản Vietinbank nói chung, Trường ĐT&PTNNL nói riêng chưa tự xây dựng được các chương trình đào tạo cho các khóa học được tổ chức tại Trường.

Về phương pháp đào tạo, các khóa đào tạo kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ Vietinbank được đa số được Trường ĐT&PTNNL(và một số Trung tâm đào tạo thuê ngoài) thực hiện theo phương pháp truyền thống đó là đào tạo trên lớp. Mặc dù trong năm 2010, Trường đã áp dụng E-learning cho một số khóa đào tạo về tiếng Anh, hay một số khóa học bổ trợ khác, tuy nhiên số lương các lớp được tổ chức đào tạo theo phương pháp Elearning chưa nhiều và chưa được đông đảo cán bộ nhân viên trong hệ thống đánh giá cao.

Cơ sở đào tạo và giáo viên

Việc lựa chọn cơ sở đào tạo và giáo viên thường được Trường ĐT&PTNNL thực hiện sau khi tham khảo nhu cầu đề xuất của các đơn vị và căn cứ vào thực trạng công tác đào tạo của Trường.

Đa số các khóa học về kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cơ bản sẽ được đào tạo tại Trường ĐT&PTNNL hoặc các cơ sở phối hợp như Văn phòng đại diện. Khi đó giáo viên được lựa chọn thường là giáo viên kiêm chức hoặc giáo viên cơ hữu của Trường.

Các khóa học còn lại, Trường sẽ là đầu mối khảo sát và lựa chọn cơ sở đào tạo để đảm bảo cho các cán bộ nhân viên của Vietinbank có thể theo học theo nhu cầu.

Nhìn chung, việc lựa chọn cơ sở đào tạo và giáo viên vẫn còn một số bất cập. Với các khóa học do Trường tổ chức và giáo viên là cán bộ trong hệ thống (giáo viên kiêm chức). Trong trường hợp này, giáo viên được lựa chọn thường do Trưởng các phòng ban nghiệp vụ chỉ định, do nhiều nguyên nhân như công việc phải hoàn thành, việc riêng mà sự chỉ định này nhiều khi chưa thật chính xác. Có thể giáo viên được lựa chọn có kiến thức, am hiểu thực tế nhưng kỹ năng sư phạm, kỹ năng mềm không có..dẫn đến chất lượng của giáo viên không cao.

Với các khóa học Trường không tổ chức, hoặc có tổ chức nhưng thuê giáo viên bên ngoài. Việc lựa chọn các cơ sở đào tạo, giáo viên vẫn còn tình trạng dựa vào mối quan hệ hay cảm tính của người làm công tác tổ chức.

Chi phí đào tạo hàng năm

Chi phí đào tạo hàng năm được tính toán dựa trên quy định về “Chế độ và phương pháp hạch toán kế toán một số khoản chi phí” của Vietinbank và kết quả tính toán chi phí của các khóa học năm trước đã thực hiện.

Tại Vietinbank, các khóa học đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ do Trường ĐT&PTNNL tổ chức thì học viên không phải trả chi phí. Tuy nhiên, đối với các khóa học văn bằng quốc gia, quốc tế tùy theo kết quả học tập của học viên, chế độ đi học của học viên mà học viên có thể được hỗ trợ từ 30% đến 100% chi phí khóa học.

c. Mong muốn của đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng

Qua kết quả khảo sát(câu 7,8,10,11),đa số cán bộ nhân viên được khảo sát (54,76%) có mong muốn được đào tạo các kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ ở Trường ĐT&PTNNL (Biểu đồ 2.174). Có 60,11% cho rằng hình thức đào tạo phù hợp nhất là hình thức đào tạo trên lớp(Biểu đồ 2.185).

Biểu đồ 2.174: Cơ sở mà cán bộ nhân viên mong muốn được đào tạo ở đó

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Biểu đồ 2.185: Hình thức đào tạo hiệu quả phù hợp với cán bộ nhân viên

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Về thời điểm và thời gian đào tạo, đa số đều cho rằng thời điểm đào tạo tốt nhất là quý II hoặc quý III của năm với thời gian đào tạo phù hợp nhất là 1-3 tháng hoặc dưới 1 tuần (Biểu đồ 2.196).

Về vấn đề kinh phí, đa số cán bộ nhân viên cho rằng trong trường hợp đơn vị không hỗ trợ kinh phí đào tạo, họ chỉ có thể tự trang trải được tối đa tỷ lệ kinh phí là 25%, hoặc 50% với tỷ lệ là 41,4% và 27,07% (Biểu đồ 2.2017). Tuy nhiên cũng còn một bộ phận khá lớn sẳn sàng chi trả từ 75% hoặc tự bỏ hoàn toàn chi phí để theo học các khóa đào tạo nhằm nâng cao trình độ, chuyên môn của mình.

Biểu đồ 2.196: Thời điểm và thời gian đào tạo được mong muốn

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Biểu đồ 2.2017: Mức kinh phí mà học viên có thể tự trang trải

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo nghiệp vụ ngân hàng cho nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt nam (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w