Thực trạng hoạt động Trường Đào tạo và Phát triển nguồnnhân lực

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo nghiệp vụ ngân hàng cho nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt nam (Trang 68)

Được thành lập ngày 19/9/2008 (tiền thân là Trung tâm ĐT&PTNLL) theo Quyết định số 410/QĐ-HĐQT-NHCT của Hội đồng quản trị VietinBank, Trường ĐT&PTNNL có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của Vietinbank; quản lý và tổ chức NCKH; cung cấp dịch vụ tư vấn về tài chính ngân hàng; tổ chức hợp tác quốc tế về đào tạo và NCKH và thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban lãnh đạo Ngân hàng giao. Hiện nay, Trường ĐT&PTNNL là đơn vị sự nghiệp chuyên chi thuộc VietinBank, có con dấu riêng, công tác kế toán và quản lý tài chính thực hiện theo quy định của VietinBank và pháp luật hiện hành.

2.1.5.1. Mô hình tổ chức và đội ngũ lao động của Trường ĐT&PTNNL

Cơ cấu tổ chức hiện nay gồm Ban Giám đốc (2 người), Phòng Quản lý đào tạo (10 người), Phòng Tổ chức - hành chính - quản trị (22 người), Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế (1 người) và Bộ môn Nghiệp vụ ngân hàng (6 người).

Hình 2.72: Mô hình Trường Đào tạo và PTNNL hiện nay

Hình 2.2: Mô hình Trường Đào tạo và PTNNL hiện nay

(Nguồn: Trường ĐT&PTNNL)

Tổng số cán bộ, nhân viên của Trường ĐT&PTNNL hiện là 41 người, trong đó có 02 PGS - TS, 01 tiến sỹ, 07 thạc sĩ, 18 cử nhân (06 cử nhân chính quy, 12 cử nhân tại chức) và 13 cao đẳng, trung cấp và học nghề.

Biểu đồ 2.86: Cơ cấu lao động của Trường Đào tạo và PTNNL

(Nguồn: Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tính đến ngày 1/1/2010)

Xét về trình độ ngoại ngữ thì trong số 41 cán bộ, có 2 cán bộ có trình độ đại học, 9 cán bộ có trình độ C; 01 cử nhân lý luận chính trị và 2 cán bộ có trình độ lý luận

Cơ cấu lao động theo giới tính

Cơ cấu lao động theo trình độ BAN GIÁM ĐỐC (2 người) Các tổ chức Đảng, đoàn thể Hội đồng Khoa học và đào tạo PHÒNG Hành chính Tài vụ Quản trị (22 người) PHÒNG Quản lý Đào tạo (10 người) PHÒNG Quản lý khoa học và HTQT (01 người) BỘ MÔN Nghiệp vụ ngân hàng (06 người)

chính trị cao cấp. Do tính đặc thù là hoạt động đào tạo phải gắn với thực tiễn nên Trường ĐT&PTNNL còn có đội ngũ đông đảo các giáo viên kiêm chức (GVKC) - những người có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm thực tế hiện đang đảm nhiệm chức vụ Trưởng, phó phòng/ban ở TSC, Giám đốc, phó Giám đốc Sở Giao dịch, và một số Trung tâm khác như Trung tâm CNTT, Trung tâm thẻ.

2.1.5.2. Hoạt động đào tạo

Trải qua 12 năm xây dựng và phát triển, Trường ĐT&PTNNL đã tổ chức hàng nghìn khóa đào tạo từ kiến thức cơ bản đến chuyên sâu cho hàng chục nghìn lượt cán bộ. Số lớp và lượt học viên tham gia đào tạo tăng nhanh trong những năm gần đây thể hiện nhu cầu phải đào tạo của cán bộ, nhân viên VietinBank là rất lớn. Năm 2009, Trường ĐT&PTNNL đã phối hợp với các cơ sở đào tạo, các Trường Đại học, Trung tâm... tổ chức nhiều chương trình đào tạo như: chương trình đào tạo chức danh “Giám đốc Chi nhánh ngân hàng”, chương trình đào tạo cho cán bộ ở các chi nhánh mới nâng cấp, chi nhánh mới mở và các cán bộ mới tuyển dụng; chương trình đào tạo về quản trị ngân hàng sau cổ phần hóa cho Hội đồng quản trị và Ban Điều hành cùng với các cán bộ chủ chốt ở Trụ sở chính; chương trình đào tạo kế toán trưởng; đào tạo tín dụng, kế toán, thanh toán xuất nhập khẩu, thẻ kho quỹ, kiểm tra, kiểm soát nội bộ, ngoại ngữ, tin học cho các đối tượng; chương trình đào tạo E-learning...

Biểu đồ 2.97: Quy mô đào tạo của Trường Đào tạo và PTNNL (từ 1/7/1997 đến 31/12/2010)

(Nguồn: Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực)

Với các chương trình đào tạo này, Trung tâm Đào tạo trước đây và nay là Trường ĐT&PTNNL không chỉ tập trung đào tạo nghiệp vụ, cập nhật kiến thức mới, nâng cao kỹ năng tác nghiệp cho cán bộ mà còn đào tạo, bồi dưỡng kiến thức đối với cán bộ làm công tác quản lý, điều hành tại các chi nhánh và các phòng/ban trụ sở chính về kỹ năng quản lý, quản trị NHTM, quản trị ngân hàng quốc tế, thương mại điện tử, đào tạo kế toán trưởng,... Đến nay, khoảng 13.000 lượt cán bộ tín dụng; 4.000 lượt cán bộ thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối và thẻ; 1.000 lượt cán bộ kiểm tra, kiểm soát nội bộ: 2.500 lượt cán bộ tin học, ngoại ngữ; 2.000 lượt học viên tham gia các khoá đào tạo nâng cấp chi nhánh và 121 giám đốc chi nhánh vừa hoàn thành khóa đào tạo và được cấp chứng chỉ.

Từ khi hoạt động theo mô hình Trường ĐT&PTNNL, công tác đào tạo đã có nhiều đổi mới, chất lượng đào tạo đang từng bước cải thiện. Đội ngũ giáo viên cơ hữu, giáo viên kiêm chức được xây dựng và phát triển, nội dung bài giảng kịp thời được biên soạn, chỉnh sửa, cập nhật các chính sách chế độ của Nhà nước, của VietinBank, cũng như các kiến thức nghiệp vụ mới trong kinh tế thị trường. Bộ môn Nghiệp vụ

ngân hàng với 6 giảng viên mới hình thành chưa đầy 1 năm nhưng đã đảm trách được một khối lượng không nhỏ các công việc liên quan đến hoạt động đào tạo và NCKH. Công tác quản lý đào tạo cũng đã có những cải thiện đáng kể, các quy chế được hoàn thiện và ban hành, hoạt động quản lý đào tạo được thực hiện theo một quy trình thống nhất. Với quan điểm chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo, từng bước khẳng định vị thế của Trường ĐT&PTNNLnên công tác đào tạo đang chuyển từ đào tạo đại trà sang đào tạo theo vị trí công việc. Một số chương trình đào tạo trong năm 2009, 2010 đã thể hiện rõ quan điểm định hướng này như: đào tạo Giám đốc chi nhánh, đào tạo Kế toán trưởng, đào tạo cán bộ mới tuyển dụng, đào tạo cán bộ ở chi nhánh mới thành lập, mới nâng cấp, đào tạo cán bộ kiểm tra kiểm soát nội bộ, ISO v.v.

Các hoạt động khác cũng được tăng cường, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Quy chế Giáo viên kiêm chức, quản lý đào tạo, quản lý hoạt động khoa học, quy định giáo viên cơ hữu đã được ban hành, tạo cơ sở và điều kiện thuận lợi để triển khai các khâu trong quá trình đào tạo như lập kế hoạch đào tạo, bố trí giảng viên, ra đề thi, chấm thi, công bố điểm,... Kết thúc mỗi lớp học đều thực hiện thăm dò ý kiến học viên với bảng hỏi được thiết kế một số nội dung để tiếp nhận những ý kiến phản hồi từ phía người học, nhằm có những giải pháp điều chỉnh, rút kinh nghiệm kịp thời.

2.1.5.3. Điểm mạnh, điểm yếu của Trường ĐT&PTNNL

a. Điểm mạnh (Strength)

 Trường ĐT&PTNNL luôn nhận được sự ủng hộ, sự quan tâm trực tiếp từ Ban Lãnh đạo VietinBank.

 Đội ngũ giáo viên kiêm chức đông, đa số có chuyên môn sâu, có trách nhiệm với hoạt động đào tạo của Trường ĐT&PTNNL. Đội ngũ giáo viên cơ hữu tuy mới hình thành nhưng đều là các giảng viên được đào tạo chính quy, có năng lực và trình độ tốt.

 Trường ĐT&PTNNL đã xây dựng và đưa vào sử dụng trang tin điện tử (website) riêng, vừa phục vụ công tác thông tin giới thiệu về Trường, về VietinBank, vừa phục vụ công tác đào tạo (học viên có thể tra cứu lịch học, địa điểm học, điểm kiểm tra, điểm thi, tải bài giảng cũng như các tài liệu tham

khảo khác tại website), đồng thời cũng là diễn đàn để trao đổi học thuật trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và là cơ sở để triển khai đào tạo E-learning.

 Trụ sở hiện tại của Trường ĐT&PTNNL ở vị trí rất đẹp, tại trung tâm thành phố Hà nội với 03 phòng học lớn nhỏ, 02 phòng lab hiện đại với 48 cabin phục vụ học ngoại ngữ, 01 phòng thực hành được trang bị 40 máy tính. Các phòng học và hội trường đã được lắp đặt máy chiếu đa năng (projector), hệ thống chiếu sáng, âm thanh phù hợp, đáp ứng yêu cầu giảng dạy. Đã có nhà ăn phục vụ giảng viên và học viên cùng với 19 phòng nghỉ với các thiết bị sinh hoạt thiết yếu đáp ứng một phần nơi nghỉ của các học viên ở xa Hà Nội.  Mặc dù chưa có phân hiệu tại miền Trung và miền Nam nhưng được sự hỗ trợ

của 2 Văn phòng đại diện nên các công việc đào tạo tại các khu vực này được triển khai đều đặn và có hiệu quả.

b. Điểm yếu (Weakness)

 Đội ngũ cán bộ, nhân viên của Trường ĐT&PTNN L vừa thừa, vừa thiếu - đặc biệt thiếu các cán bộ, giáo viên am hiểu về hoạt động ngân hàng, chuyên nghiệp trong xử lý các công việc:

- Có 6 giáo viên cơ hữu thì có 3 giảng viên mới vào nghề, số còn lại tuy nắm vững kiến thức lý luận nhưng vẫn thiếu thực tế, đặc biệt là sự am hiểu sâu sắc về các cơ chế, chính sách của VietinBank;

- Cán bộ quản lý đào tạo hầu hết mới đảm trách được công tác quản sinh, chưa có kỹ năng cần thiết về hoạt động đào tạo cũng như các kiến thức chuyên sâu về ngân hàng để xây dựng kế hoạch và quản lý chương trình đào tạo;

- Nhiều lao động giản đơn nhưng không dễ dàng đào tạo lại để chuyển đổi vị trí công việc;

- Một số vị trí lãnh đạo còn khuyết, khiến cho việc triển khai công việc gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, Trường ĐT&PTNNL mới có 01 Phó Giám đốc kiêm Trưởng phòng Quản lý đào tạo; Phòng Quản lý khoa học và HTQT mới có 01 cán bộ đảm nhiệm vị trí Phó trưởng phòng (chưa có Trưởng phòng và nhân viên); Bộ môn Nghiệp vụ ngân hàng chưa có lãnh đạo bộ môn (đ/c Giám đốc trực tiếp chỉ đạo).

 Các giáo viên kiêm chức tuy có thực tế sâu sắc nhưng hạn chế về phương pháp giảng dạy, chủ yếu theo phương pháp truyền thống - độc thoại. Mặc dù đã được trang bị những kiến thức cơ bản về các kỹ năng giảng dạy, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển ngày càng cao và đa dạng về hoạt động đào tạo của Trường Đào tạo. Hơn nữa, hầu hết giáo viên kiêm chức là lãnh đạo ở các phòng ban trụ sở chính, đảm nhận khối lượng công việc chuyên môn lớn, nên sắp xếp công việc để tham gia giảng dạy theo kế hoạch của Trường ĐT&PTNNL rất khó khăn.

 Cơ sở vật chất hiện tại còn thiếu, khi muốn đào tạo cùng một lúc 6-7 khối thường phải đi thuê cả chỗ nghỉ cho học viên và hội trường học. Thư viện của Trường mới hình thành nên số đầu sách, báo, tạp chí và các tài liệu tham khảo còn quá ít và chưa cập nhật so với sự phát triển của kinh tế tri thức.

 Chưa có phần mềm quản lý đào tạo, do vậy khi cần thông tin về hoạt động đào tạo thường chậm và khó có được đầy đủ các thông tin cần thiết.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo nghiệp vụ ngân hàng cho nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt nam (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w