Môi trường chính trị-xó hội-luật phỏp và mụi trường kinh tế vĩ mô

Một phần của tài liệu Lý luận chung về lợi thế cạnh tranh và thị trường xuất khẩu (Trang 26 - 29)

II. Thị trường xuất khẩu:

2.1.Quan hệ đối ngoạ i:

2.2. Môi trường chính trị-xó hội-luật phỏp và mụi trường kinh tế vĩ mô

*Về môi trường chính trị, trước khi ra quyết định xuất khẩu vào một thị trường nào đó, các doanh nghiệp cần phân tích những câu hỏi dưới đây:

+Liệu bộ máy chính quyền có tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành công việc không?

+Mức độ can thiệp của Chính phủ vào các công việc buôn bán kinh doanh của tư nhân như thế nào?

+Thái độ của Chính phủ đối với việc nhập khẩu các sản phẩm nước ngoài và đối với các nhà đầu tư nước ngoài? Ta có thể lấy ví dụ như Việt Nam mong muốn và khuyến khích hoạt động đầu tư nước ngoài, trong khi đó Ấn độ lại quy định hạn ngạch nhập khẩu, khống chế ngoại tệ chuyển ra nước ngoài.

+Hệ thống chính trị liệu có ổn định hay có thể thay đổi trong tương lai? Hệ thống chính trị của một số nước có thể dễ bị thay đổi và do đó, chính sách đối với tư bản và hàng hoá nước ngoài cũng bị thay đổi. Nhà xuất khẩu trong những thị trường mà môi trường chính trị không ổn định phải có những chiến lược thích ứng với những đặc điểm của môi trường đó.

+Liệu Chớnh phủ cú tỡm cỏch dỡ bỏ hạn ngạch, biểu thuế và cỏc hàng rào thương mại khác không?

+Cam kết của Nhà nước đối với việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao tổng kim ngạch xuất nhập khẩu là gỡ?

*Về môi trường xó hội, cú thể phõn tớch cỏc cõu hỏi sau:

+Toàn bộ dân số của nước đó là bao nhiêu(có xem xét đến mức tăng dân số và mật độ dân cư)?

+Cơ cấu dân cư chia theo độ tuổi là như thế nào và cơ cấu này có ảnh hưởng gỡ đến việc tiêu thụ sản phẩm?

+Tỷ lệ phân bố dân cư ở nội thành, ngoại thành và các vùng nông thôn như thế nào?

+Thu nhập bỡnh quõn theo đầu người của nước mà doanh nghiệp hướng tới ra sao? Liệu mức thu nhập có khả năng tăng trong tương lai không?

+Việc phân bổ chi tiêu trong thu nhập như thế nào? +Trỡnh độ dân trí như thế nào?

+Tỷ lệ dân cư được coi là tầng lớp trung lưu là bao nhiêu? +Đặc trưng về văn hoá, tôn giáo, sắc tộc?

*Môi trường luật pháp cũng được các nhà XK tính đến khi định thâm nhập vào một thị trường nào đó. Để tỡm hiểu mụi trường luật pháp, các câu hỏi thường được đặt ra để trả lời là:

+Bảo vệ bản quyền, nhón hiệu, kiểu dỏng cụng nghiệp.

+Bộ máy giải quyết tranh chấp của nước mục tiêu có đối xử công bằng với người nước ngoài như đối xử với công dân nước họ không?

+Cỏc luật về thuế, mức thuế. Luật thuế cú bỡnh đẳng đối với các nhà đầu tư nước ngoài không? Mức thuế đối với việc chuyển lợi nhuận ra khỏi nước mục tiêu?

+Các vấn đề pháp lý của hợp đồng phân phối ở mỗi nước ra sao?

+Nếu một tranh chấp thương mại phát sinh, liệu hệ thống pháp luật nước đó có đưa ra một sự phán xét bỡnh đẳng và vô tư không?

*Về môi trường kinh tế vĩ mô, nhà xuất khẩu có thể quan tâm đến các chỉ số kinh tế cơ bản như:

+Mức tăng trưởng kinh tế dự kiến của thị trường đó ra sao?

+Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và cán cân thanh toán như thế nào? +Cơ cấu của XNK trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu như thế nào?

+Tỷ lệ lạm phát, chính sách tiền tệ, cơ chế quản lý ngoại hối của nước đó ra sao?

*Ngoài ra, các nhân tố về thương mại cũng đáng được quan tâm. Các câu hỏi sau có thể được đặt ra để phân tích:

+Các quy định về tỷ giá chuyển đổi ? Các nhà xuất khẩu đều mong muốn được thanh toán bằng những đơn vị tiền tệ có tính thanh khoản cao với tỷ giá tương đối ổn định. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu bị thiệt hại do đồng tiền thanh toán bị kiểm soát chặt về tỷ giá, hoặc tiền tệ không thể chuyển đổi, thậm chí bị thanh toán bằng những hàng hoá khó bán được

+Các tiêu chuẩn, tập quán và các hàng rào phi thuế quan trong nước.

+Liệu sản phẩm hoặc dịch vụ có cần phải điều chỉnh cho thích hợp với thị hiếu của người tiêu dùng không?

+Mặc dù tuyên bố là mở cửa, liệu thị trường trên thực tế là đóng cửa đối với người nước ngoài không?

Một phần của tài liệu Lý luận chung về lợi thế cạnh tranh và thị trường xuất khẩu (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w