Sự cần thiết phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Eximbank Vinh

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm thẻ tại ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Vinh (Trang 31)

Thẻ ngân hàng là một sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, đa tiện ích. Ngay từ khi ra đời thẻ ngân hàng đã làm thay đổi cách thức chi tiêu, giao dịch thanh toán của cộng đồng xã hội. Với tính linh hoạt và các tiện ích mà nó mang lại cho mọi chủ thể liên quan, thẻ ngân hàng đã và đang thu hút được sự quan tâm của cả cộng đồng và ngày càng khẳng định vị trí của nó trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Với sự ra đời của sản phẩm thẻ ngân hàng, đã trở thành một bước ngoặt đánh dấu sự phát triển vượt bậc về năng lực công nghệ trong hoạt động ngân hàng. Để phát triển các sản phẩm này, ngân hàng cần phải có một nền tảng hạ tầng công nghệ hiện đại như hệ thống máy tính, trung tâm cơ sở dữ liệu, các thiết bị đọc thẻ..., cùng nguồn nhân lực công nghệ thông tin có khả năng phát triển, xây dựng quy trình nghiệp vụ mới, khai thác vận hành và làm chủ các thiết bị công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ thẻ của ngân hàng. Chỉ với một sản phẩm thẻ, ngân hàng có thể cung ứng dịch vụ cho khách hàng mọi lúc mọi nơi. Hoạt động kinh doanh thẻ không những mang lại nguồn thu nhập cho ngân hàng mà còn tác động trực tiếp tới nhiều hoạt động nghiệp vụ khác nữa. Cùng với việc phát triển hoạt động kinh doanh thẻ, năng lực công nghệ của ngân hàng ngày càng được nâng cao, cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại, là tiền đề cho việc mở rộng và nâng cao chất lượng các nghiệp vụ, sản phẩm và dịch vụ ngân hàng khác.

Ngoài những lợi ích vô hình mà sản phẩm thẻ mang lại: nâng cao vị thế của ngân hàng, quảng bá hình ảnh thương hiệu và thu hút một lượng khách hàng lớn đến và sử dụng các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, thì đây cũng là hoạt động kinh doanh mang lại nguồn thu nhập cho ngân hàng. Đó là các khoản phí thường niên mà chủ thẻ phải trả khi sử dụng thẻ, phí rút tiền mặt, phí giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ và một số khoản thu khác như: phí vượt hạn mức tín dụng, phí tra soát – khoản phí mà chủ thẻ phải trả cho yêu cầu tra soát của mình, phí cấp lại thẻ ...Trong những năm gần đây, tất cả các khoản thu từ hoạt động thẻ mang lại một tỷ lệ sinh lời khá lớn, cho nên lĩnh vực kinh doanh thẻ đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các ngân hàng. Bên cạnh đó, sự ra đời của thẻ còn góp phần tích cực vào việc thay đổi thói quen thanh toán của người dân, tăng tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. So với các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt như séc, ủy nhiệm chi, thư tín dụng... chỉ đáp ứng cho các tổ chức, doanh nghiệp với quy mô giao dịch lớn thì thẻ ngân hàng có ưu điểm vượt trội là

thu hút được một lượng lớn khách hàng lớn thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau trong xã hội.

Ngoài ra, hoạt động kinh doanh thẻ còn là một kênh huy động vốn hiệu quả, làm tăng lượng vốn huy động của ngân hàng, góp phần tăng cường các hoạt động tín dụng. Ngân hàng sẽ thu được một nguồn tiền gửi lớn thông qua việc phát hành thẻ thanh toán. Theo qui định, mỗi thẻ ngân hàng khi được phát hành đều phải có số dư tài khoản nhất định và được duy trì thường xuyên, số dư này có lãi suất thấp sẽ góp phần làm giảm chi phí huy động vốn bên cạnh đó ngân hàng có một khoản thu nhập kha khá thông qua việc thu lệ phí duy trì tài khoản hàng tháng. Hiện nay, đối với mỗi loại sản phẩm thẻ thì Eximbank Vinh đưa ra một mức biểu phí phát hành thẻ khác nhau. Thông qua việc phát hành thẻ ngân hàng thu được một số khoản phí như: phí phát hành, phí thường niên, phí tài chính, phí rút tiền mặt, phí thay đổi hạn mức tín dụng, phí cấp lại thẻ, phí sử dụng vượt hạn mức....

Lợi ích tiếp theo mà hoạt động thẻ mang lại là các khoản thu từ hoạt động thanh toán thẻ. Một số loại phí mà ngân hàng thu được thông qua các hoạt động thanh toán thẻ. Mặc dù kết quả từ hoạt động kinh doanh thẻ còn khá khiêm tốn so với các kết quả hoạt động kinh doanh khác của Eximbank nhưng có thể thấy đây là một nguồn thu khá ốn định, ít rủi ro và không ngừng gia tăng góp phần tạo điều kiện cho những hoạt động khác phát triển.

Trong những năm vừa qua, Việt Nam được đánh giá là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh và ổn đinh, dân số đông, cơ cấu dân số trẻ. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước ta đang có nhiều biện pháp để hạn chế việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán. Theo đề án thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ thì mục tiêu cơ bản của đề án này đến cuối năm 2010 là: phát hành 15 triệu thẻ, 70% các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, khách sạn... lắp đặt các thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ, con số này đến năm 2020 lần lượt là 30 triệu thẻ và 95%. Tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán không quá 18% năm 2010 và khoảng 15% vào năm 2020. Số lượng tài khoản cá nhân vào cuối năm 2010 đạt 20 triệu, 70% cán bộ hưởng lương ngân sách và 50 % công nhân lao động trong doanh nghiệp tư nhân nhận lương qua tài khoản. Và đến năm 2020, phấn đấu có 45 triệu tài khoản cá nhân, 95% cán bộ hưởng lương ngân sách và 80% số lao động được trả lương qua tài khoản. Qua đó, ta có thể thấy được nhu cầu sử dụng thẻ trong dân chúng càng nhiều thêm vào đó là sự hậu thuẫn của nhà nước trong việc hạn chế sử dụng thanh toán bằng tiền mặt sẽ là tiền đề tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh thẻ không ngừng phát triển.

Như vậy, có thể nói thị trường thẻ Việt Nam sẽ hứa hẹn là một thị trường kinh doanh đầy hấp dẫn cho ngân hàng trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm thẻ tại ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Vinh (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w