Biện pháp giảm thiểu sự ô nhiễ mở vùng cửa Thuận An

Một phần của tài liệu Chất lượng nước và đa dạng sinh vật nổi vùng cửa sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 70)

Qua các kết quả phân tích các chỉ tiêu thủy lý hóa và chỉ tiêu sinh học ở trên tại khu vực nghiên cứu, có thể đƣa ra một số giải pháp để có thể bảo vệ các nguồn nƣớc tránh khỏi các nguy cơ ô nhiễm ngày càng cao của khu vực cửa Thuận An nhƣ sau:

Kiểm soát các nguồn ô nhiễm từ NTTS và nông nghiệp

- Bắt buộc phải xây dựng hệ thống ao nuôi theo quy định của Bộ Thủy sản: có ao riêng để xử lý nƣớc trƣớc khi đƣa vào nuôi và ao xử lý trƣớc khi thải vào môi trƣờng; chuyển các hình thức nuôi trong lòng sông, đầm phá lên bờ để tăng sự trao

đổi nƣớc, không cản trở luồng di cƣ của động vật thủy sinh, tạo điều kiện phục hồi các thảm thực vật đáy, vì đang có nguy cơ bị hủy diệt.

- Kiểm soát các nguồn thức ăn cho NTTS: Khuyến khích ngƣời dân nuôi theo hình thức thâm canh và bán thâm canh và sử dụng thức ăn công nghiệp, không dùng thức ăn tƣơi chứa nhiều N, P nhƣ hiện nay.

- Kiểm soát sử dụng phân bón cho canh tác công- nông nghiệp theo hƣớng giảm dần nguồn phân bón vô cơ chứa nhiều N và P.

Các giải pháp khác

- Cần xây dựng một hệ thống quản lý CLN các sông, đầm phá, cửa biển sao cho khả thi và hiệu quả, đảm bảo thông báo nhanh về CLN cho cộng đồng và các nhà quản lý, hoạch định chính sạch…Hệ thống quản lý này phải bao gồm một số phòng thí nghiệm tại địa phƣơng có uy tín và có tƣ cách pháp nhân tham gia.

- Cần tiếp tục quan trắc, theo dõi định kỳ, quản lý chặt chẽ chất lƣợng nƣớc khu vực nghiên cứu nhằm có đƣợc số liệu chất lƣợng nƣớc cửa Thuận An để xác định đƣợc nguyên nhân gây ô nhiễm đồng thời có những biện pháp xử lý và bảo vệ kịp thời nhằm bảo vệ và duy trì chất lƣợng nƣớc khu vực cửa Thuận An

- Giải quyết triệt để bộ phận dân vạn đò của thành phố Huế. Hiện nay đã có chính sách đƣa dân vạn đò lên định cƣ trên đất liền nhƣng chƣa có biện pháp triệt để nên một bộ phận lớn vẫn xuống sinh sống lại trên sông Hƣơng và đầm phá TG-CH. Vì vậy cần tạo điều kiện công việc để họ có thể định cƣ ở trên cạn mà không phải phụ thuộc vào sông nƣớc.

- Trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất. Lập vƣờn rừng, vƣờn đồi, trồng cây ăn quả, cây có giá trị kinh tế cao, cây có cải tạo đất, định canh định cƣ.

- Nạo vét, cải tạo, nâng cấp hệ thống cấp thoát nƣớc thành nội. Có biện pháp xử lý nƣớc sinh hoạt và công nghiệp trƣớc khi xả ra sông, nâng cao dân trí bảo vệ môi trƣờng trên sông.

- Xây dựng các hệ thống đập, kè ngăn lũ và xâm nhập mặn tại khu vực cửa Thuận An

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

1. Nguồn nƣớc cửa Thuận An đang trong tình trạng ô nhiễm. Mặc dù các chỉ tiêu nhƣ pH, nhiệt độ, độ đục, DO, NO3

-

của các điểm nghiên cứu vẫn nằm trong giới hạn cho phép và phù hợp với đời sống thủy sinh vật. Nhƣng hàm lƣợng COD của các điểm nghiên cứu của khu vực này rất cao vƣợt quá giới hạn cho phép của QCVN10:2010/BTNMT và QCVN08:2010/BTNMT. Hàm lƣợng Amoni nằm trong giới hạn cho phép với nguồn nƣớc loại A2 và nguồn nƣớc loại B, nhƣng lại vƣợt quá giới hạn cho phép với nguồn nƣớc dành cho nuôi trồng thủy sản và A1 (0,1mg/l) nhiều lần, nguồn nƣớc nơi đây đang trong tình trạng ô nhiễm hữu cơ.

2. Qua kết quả nghiên cứu khu hệ thực vật nổi cửa Thuận An đã thu đƣợc 54 loài thực vật nổi với mật độ khá cao thuộc 3 nhóm tảo Silic (Bacillariophyta), tảo Giáp (Pyrrophyta), tảo Lam (Cyanophyta). Trong đó tảo Silic là nhóm loài ƣu thế.

3. Đã xác định đƣợc 25 loài động vật nổi thuộc các nhóm Giáp xác chân chèo (Copepoda), giáp xác râu ngành (Cladocera), Ấu trùng Crustacea, Giáp xác bơi nghiêng Aphipoda, Có bao-Ostracoda, Sứa lƣợc Hydromedusae. Một số loài có xu hƣớng bị mất đi nhƣ Giáp xác bơi nghiêng Aphipoda, Vỏ bao – Ostracoda và sứa lƣợc – Hydromedusae.

4. Chỉ số đa dạng Shanon (H’)… cho thấy đa dạng sinh vật nổi của khu vực cửa Thuận An chỉ ở mức đa dạng trung bình kém, kém và rất kém. Khu hệ thực vật và động vật đang có xu hƣớng mất dần đi. Điều này cũng cho thấy mức độ ô nhiễm của khu vực đƣợc nghiên cứu ở mức ô nhiễm trung bình tới ô nhiễm nặng.

5. Nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm chủ yếu là do sự phát triển KTXH: nguồn thải từ các khu đô thị và dân cƣ, hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, du lịch, hoạt động giao thông vận tải thủy…

Kiến nghị

1. Tiếp tục quan trắc, quản lý chất lƣợng nƣớc khu vực nghiên cứu để xác định nguyên nhân gây ô nhiễm và suy giảm đa dạng sinh vật nổi để có các biện pháp xử lý cho phù hợp.

2. Áp dụng các giải pháp hợp lý để cải thiện nguồn nƣớc đang ô nhiễm của cửa Thuận An. Có thể áp dụng giải pháp sinh học nhƣ sử dụng thực vật thủy sinh có khả năng làm sạch nƣớc, các chế phẩm sinh học…

3. Đẩy mạnh giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trƣờng và tài nguyên khu vực.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt

1. Nguyễn Huy Anh (2011), Nghiên cứu ứng dụng Gis phân vùng chất lượng nước đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Viện Tài nguyên- Môi trƣờng và Công nghệ sinh học, Đại học Huế.

2. Lê Huy Bá (2006), Phương pháp nghiên cứu khoa học tập 2, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. 469tr

3. Nguyễn Quang Vinh Bình (1996), Quản lý nguồn lợi thủy sản của hệ đầm phá Tam Giang, Nhà xuất bản Thuận Hóa.

4. Bộ tài nguyên và môi trƣờng (2010), Báo cáo môi trường quốc gia năm 2010, Chuyên đề Tổng quan môi trƣờng Việt Nam.

5. Bộ tài nguyên và Môi trƣờng (2008), Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN08:2008/BTNMT ).

6. Bộ tài nguyên và Môi trƣờng (2008), Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ ( QCVN10:2008/BTNMT ).

7. Trƣơng Thanh Cảnh, Ngô Thị Trâm Anh (2006), “Nghiên cứu sử dụng động vật không xƣơng sống cỡ lớn để đánh giá chất lƣợng nƣớc trên 4 hệ thống kênh chính tại TP. Hồ Chí Minh”, Tạp Chí phát triển KH&CN tập 10 (số 01-2007) 8. Đặng Kim Chi (2006), Hóa học môi trường, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật

Hà Nội.

9. Công ty cổ phần Đô thị Du lịch Cần Giờ (2010), Đầu tư xây dựng công trình khai thác cát san lấp mỏ Long Hòa IV, Báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng. 10. Hoàng Kim Cơ (2001), Kỹ thuật môi trường, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ

thuật Hà Nội.

11. Nguyễn Văn Cƣ, Nguyễn Thám, Nguyễn Hoàng Sơn (2009),“ Đánh giá tài nguyên và chất lƣợng nƣớc lƣu vực sông Hƣơng làm cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý lãnh thổ”, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển.

12. Phan Thị Anh Đào, Đỗ Thị Thanh Bình, Phan Văn Mạch, Trần Thị Thanh Bình, Lê Xuân Tuấn (2006), Hiện trạng thủy sinh vật ở một số nhánh sông

trong lưu vực sông Cầu. Viện khoa học khí tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng, Viện Sinh Thái và Tài nguyên Sinh vật.

13. Lê Thu Hà, Nguyễn Thùy Linh (2010), “Hàm lƣợng kim loại nặng và thành phần sinh vật nổi của một số ao nuôi cá bằng nƣớc thải vùng Thành Trì, Hà Nội”.Tạp chí Khoa học và Công Nghệ tập 48 (số 2A-2010) .

14. Lê Thu Hà, Nguyễn Thùy Liên (2005), Chất lượng môi trường nước và thành phần tảo, vi khuẩn lam các hồ Thành Công, Hai Bà Trưng và Thiền Quang, Hà Nội, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

15. Nguyễn Thị Hoài Hà (2010), Nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số loài vi tảo silic phân lập ở rừng ngập mặn Xuân Thủy, Nam Định, Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp viện năm 2010.

16. Hoàng Thị Hải (2010), Đa dạng sinh học cá và mối quan hệ của chúng với chất lượng môi trường nước sông Cầu thuộc địa phận huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, Luận văn thạc sỹ khoa học.

17. Phạm Ngọc Hồ, Đồng Kim Loan, Trịnh Thị Thanh (2010), Giáo trình cơ sở môi trường nước, Nhà xuất bản Giáo dục,194tr.

18. Lê Quốc Hùng (2006), Các phương pháp và thiết bị quan trắc môi trường nước.,Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 251tr.

19. Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Quýnh, Nguyễn Quốc Việt (2007), Chỉ thị sinh học môi trường, Nhà xuất bản Giáo dục.

20. Nguyễn Minh Niên, Trần Kim Hằng, Nguyễn Thị Phƣơng Thanh, Ngô Xuân Quảng (2012), “Nghiên cứu cơ sở thức ăn tự nhiên phục vụ nghề nuôi trồng hải sản ở một số khu vực thuộc quần đảo Trƣờng Sa”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển T12 (2012) (Số 1), Tr 43-56.

21. Lƣơng Đức Phẩm (2002), Giáo trình xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học. Nhà xuất bản Giáo dục, 393tr.

22. Phạm Quang Sơn, Nguyễn Công Quân, Đặng Đình Đoan (2011),“ Diễn biến vùng ven biển cửa Thuận An (Thừa Thiên Huế) trƣớc và sau trận lũ lịch sử tháng 11- 1999”,Tạp chí các Khoa học về Trái Đất 11-2011.

23. Vũ Trung Tạng (2009), Sinh thái học các hệ cửa sông Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

24. Dƣơng Đức Tiến, Võ Hành (1997), Tảo nước ngọt Việt Nam- Phân loại bộ tảo lục, Nhà xuất bản Nông nghiệp- Hà Nội, 502tr.

25. Trƣơng Mạnh Tiến ( 2005 ), Quan Trắc Môi trường, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

26. Nguyễn Thám, Nguyễn Hoàng Sơn, Nguyễn Đăng Độ (2009), “Nhu cầu sử dụng nƣớc và tính toán cân bằng nƣớc trên lƣu vực sông Hƣơng tỉnh Thừa Thiên Huế”,Tạp chí khoa học, Đại học Huế, số 50, 2009.

27. Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải (2007), Cở sở thủy sinh học, Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ [513 – 521].

28. Lƣơng văn Thanh (2008), Một số kết quả nghiên cứu về thủy sinh vùng cửa sông ven biển Tây thuộc bán đảo Cà Mau phục vụ yêu cầu phát triển thủy sản,

Tạp chí Tài nguyên nước và Kỹ thuật Môi trường, số 23, 2008.

29. Trần Đức Thạnh và nnk (2002), Luận chứng khu bảo vệ tự nhiên đất ngập nước đầm phá Tam Giang- Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế, Viện Tài nguyên và Môi trƣờng biển

30. Lâm Minh Triết (2006), Kỹ thuật môi trường, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.282 – 381.

31. Lê Trình (1997), Quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, 226 tr.

32. Hoàng Đình Trung, Võ Văn Phú, Lê Thị Miên Ngọc (2011), “Đa dạng thành phần loại động vật không xƣơng sống cỡ lớn và chất lƣợng nƣớc mặt ở sông Hƣơng”, Tạp chí khoa họcĐại học Huế (số 67, 2011).

33.Trung tâm Tài nguyên, Môi trƣờng và Công nghệ sinh học – Đại học Huế (2008), Kết quả quan trắc chất lượng nước sông Hương năm 2008, Huế.

34. Lê Quốc Tuấn, Lê Thị Thủy, Lê Thị Thu (2009), Ô nhiễm nước và hậu quả của nó, Bài báo cáo Khoa học Môi trƣờng, Trƣờng Đại học Nông Lâm, Thành phố Hồ Chí Minh

35. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế (2005), Kỷ yếu hội thảo quốc gia về đầm phá Thừa Thiên Huế.

36. Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trƣờng Tỉnh Thừa Thiên Huế (1998), Đặc điểm thủy lý hóa và chất lượng nước hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

37. UBNN tỉnh Thừa Thiên Huế (2007), Đánh giá chất lượng nước và Trầm tích đầm phá Tam Giang – Cầu Hai 2006 – 2007.

Tiếng Anh

38. Charles J.Krebs (1972) Ecology, Intituse of animal resource Ecology, the University of British columbia, 69p

39. Krebs (1998), Ecological Methodology

40. Fefoldy Lajo (1980), Biologycal Vizminosites, Viziigyi Hydrobiologia 9, the Hungarian Academy of Sciences

41. Gilgranmi K.S, J.S Datta Munshi and BN Bhowmick (1984), Biomonitoring of the River Ganga at polluted sites in Bihar, International symposium on Biological monitoring of the state of the enviroment, India National Science Academy, New Delhe 11 – 13 October, pp 141-134.

42. Niels De Pauw (1998), Biological indicators aquatic pollution, Lecture for training course“Capacity building for sustainable development”, Faculty of Environmental Science, University of Science, Vietnam National University, Hanoi, 1998

43. World Health Organization, European Commission (2002), Eutrophication and health, Office for Official Publications of the European Communities, Luxembuorg. Website 44. http://niemtin.free.fr/moitruong.htm 45. https://sites.google.com/site/vanphongtcmt/thong-tin-ve-cac-chi-cuc-bao-ve- moi-truong/bac-giang 46.http://snnptnt.thanhhoa.gov.vn/userfiles/admin/File/Phu%20luc%203.%20Moi %20truong%20nen%20cac%20luu%20vuc%20song.pdf 47. http://www.nchmf.gov.vn/web/vi-VN/69/154/Default.aspx

48.http://www.baomoi.com/Nguon-nuoc-sinh-hoat-o-Hai-Phong-dang-bi-o-nhiem- Ky-1/45/6270846.epi

49. http://vietbao.vn/Khoa-hoc/Canh-bao-tinh-trang-o-nhiem-bien/4016755/188 50. http://www3.thuathienhue.gov.vn/.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: DỤNG CỤ THU MẪU ĐỘNG VẬT NỔI VÀ THỰC VẬT NỔI Lƣới thu mẫu sinh vật nổi:

Đây là loại chuyên dụng dùng để thu các loại sinh vật nổi. Lƣới thu mẫu sinh vật nổi bao gồm nhiều loại, nhƣng đều bắt nguồn từ 4 loại chính: lƣới hình chóp đơn giản, lƣới Hensen, lƣới Apstein và lƣới Juday. Mặc dù có sự sai khác nhất định, song cấu tạo của lƣới gồm 3 phần chính:

+ Phần miệng lƣới: gồm vòng đai miệng (đƣờng kính từ 15-30cm), tiếp đến là bao vải hình chóp cụt. Vòng đai miệng đƣợc nối với dây kéo lƣới, còn phần vải hình chóp cụt nối với thân lƣới.

+ Phần thân lƣới (phần lọc nƣớc): thân lƣới có chiều dài gấp 2-3 lần đƣờng kính miệng lƣới (Karltangen, 1978), đƣợc làm từ loại vải đặc biệt có mắt lƣới cực nhỏ (5-25, thậm chí 315 micromet tuỳ theo lƣới vớt TVPD hay ĐVPD) khả năng thoát nƣớc phải cao. Thân lƣới nối với miệng lƣới ở phía trên và nối với ống đáy ở phía dƣới (qua một manset bằng vải).

+ Ống đáy: thƣờng là loại ống kim loại hay bằng nhựa (composite) có thể tích khoảng 150-200 mL (có thể giữ lại một lƣợng cả nƣớc lẫn mẫu). Ngoài ra phải có khoá điều chỉnh (đóng mở) để có thể lấy đƣợc mẫu ra, sau khi đã kéo lƣới thu mẫu trong vực nƣớc.

Hoá chất cố định mẫu:

Có hai loại hóa chất thông dụng

- Dung dịch formalin 2-5%:

Pha 95-98% nƣớc cất và 2-5% formalin đặc. Trong trƣờng hợp để tránh sự ăn mòn vỏ của động vật nổi cần phải kiềm hoá dung dịch formalin với sodium borat hoặc carbonat sodium (Na2CO3).

- Dung dịch lugol:

+ Pha 100g KI với 1L nƣớc cất (1)

+ Trộn đều dung dịch (1) và dung dịch (2).

Khi sử dụng dung dịch lugol để bảo quản mẫu: cho 0,4 ml dung dịch lugol vào 200ml nƣớc mẫu, nếu màu nƣớc chuyển sang màu nâu nhạt là đƣợc. Trong trƣờng hợp nƣớc chƣa đổi màu thì tiếp tục bổ sung dung dịch lugol, nhƣng không đƣợc vƣợt quá 0,8% (nhƣ vậy: khoảng 2-4ml dung dịch lugol/1000ml nƣớc mẫu).

Phụ lục 2: PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH MẪU ĐỘNG VẬT NỔI VÀ THỰC VẬT NỔI

Cách phân tích định lƣợng

Dung dịch mẫu đựng trong lọ nhựa thu đƣợc từ thực địa, sau khi loại bỏ rác, đƣợc khuấy đều, sau đó đổ vào ống đong để biết đƣợc dung tich toàn bộ mẫu. Lấy ống hút khuấy mẫu đều trong ống đong, hút một lƣợng mẫu vào buồng đếm hồng cầu (với dung tích buồng đếm 0,0009 ml), hoặc buồng đếm Sedgwick - Rafter hay Palmer – Maloney (nếu là mẫu thực vật) và buồng đếm kiểu Bogorov (dung tích 10ml-nếu là mẫu động vật). Đếm số lƣợng trong các buồng đếm dƣới kính hiển vi (nếu là mẫu thực vật), lúp soi nổi (mẫu động vật), phân biệt đƣợc các nhóm tảo, động vật nổi (để tính đƣợc chỉ số đa dạng H', phải phân biệt đƣợc tới loài). Mỗi một mẫu, đếm số lƣợng tối thiểu 3 lần.

Tính mật độ: Tính mật độ sinh vật nổi theo công thức sau: C = (A/B x D) x T

C: mật độ sinh vật nổi (đơn vị: tế bào/lít-đối với thực vật nổi; con/m3

- đối với động vật nổi)

A: số lƣợng cá thể trong buồm đếm (tế bào-đối với thực vật nổi; con-đối với động vật nổi)

B: dung tích buồng đếm (ml) D: dung tích toàn bộ mẫu (ml)

T: khối lƣợng nƣớc qua lƣới vớt (m3), đƣợc tính theo công thức sau: T = S x L

S: diện tích miệng lƣới (m2 )

Phụ lục 3: PHƢƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH COD (nhu cầu oxy hóa hóa học )

- Hóa chất: dung dịch H2SO4 1:2 ; dung dịch KMnO4 0,1 N; dung dịch H2C2O4.

Một phần của tài liệu Chất lượng nước và đa dạng sinh vật nổi vùng cửa sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)