Thành phần và mật độ thực vật nổi

Một phần của tài liệu Chất lượng nước và đa dạng sinh vật nổi vùng cửa sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 51)

Thực vật phù du là mắt xích rất quan trọng trong chuỗi thức ăn của sinh vật thủy sinh. Chúng là mồi ăn của động vật phù du, các loại ấu trùng, các loài cá, các loài động vật thân mềm ăn lọc…

PO43- 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 TA0 TA1 TA2 TA3 TA4 TA5 TA6 TA7 TA8 QCV N8:2 008

Kết quả nghiên cứu khu hệ thực vật nổi vùng cửa Thuận An đƣợc thể hiện ở bảng 11 và hình 10. Tại khu vực nghiên cứu đã thu đƣợc tổng 54 loài, thuộc 3 nhóm tảo Silic (Bacillariophyta), tảo Giáp (Pyrrophyta), tảo Lam ( Cyanophyta). Trong đó có hai địa điểm TA3 và TA5 đều có số loài cao nhất là 19 loài; địa điểm TA4 có số loài thấp nhất 12 loài.

Hình 10 : Thành phần loài TVN tại cửa Thuận An

Theo hình 10, Trong các loài tảo xác định đƣợc thì tảo silic là nhóm loài ƣu thế, có số loài cao nhất ( 46 loài, chiếm tới 85 % trên tổng số loài thực vật), tiếp đó là ngành tảo giáp ( 6 loài, chiếm 11 % trên tổng số loài thực vật), và sau cùng là ngành tảo lam ( 2 loài, chiếm 4 % trên tổng số loài thực vật).

85% 4% 11% Tảo Silic Tảo Giáp Tảo Lam

Bảng 11: Thành phần thực vật nổi các điểm nghiên cứu tại cửa Thuận An

STT Tên khoa học ĐNC

Ngành tảo lam -Cyanophyta

1 Oscillatoria formosaBory 3, 5, ĐT

2 Oscillatoria limosa Ag. 2, 4, 6, 7, 8

Ngành tảo - Si lic Bacillariophyta

3 Coscinodiscus gigas Ehr. 2, 5, 7, ĐT

4 Coscinodiscus gigas var. pratexta (Janish)Hustedt 0, 1, 3, 6, 8, ĐT

5 Coscinodiscus thorii Pavillard 4, 5, ĐT

6 Coscinodiscus nobilis Grunow 3, ĐT

7 Coscinodiscus jonesianus Ostelfeld 2, 4, 6, 8, 7, ĐT

8 Hemidiscus hardmanianus (Grev.) Mann 0, 1, ĐT

9 Guinardia flaccida (Castracane Peragallo) 0, 1, 2, 5, 6, 8, 7, ĐT

10 Dactyliosolen antarcticus Castracane 4, 5, ĐT

11 Leptocylindrus danicus Cleve 3

12 Skeletonema costatum (Grev.) Cleve 0, 1, 3, ĐT

13 Rhyzosolenia alata Brightwell 2, 5, 7, ĐT

14 Rhyzosolenia alata f.gracilima (Cleve) Grunow 6, 8, ĐT

15 Rhyzosolenia calcar - avis M. Schultze 0, 1, 3, 4, 7, ĐT

16 Rhyzosolenia styliformis Brightwell ĐT 17 Rhyzosolenia styliformis var. longissima Hustedt 2,5

18 Rhyzosolenia stolterfothii Peragallo 0, 1, 3, ĐT

19 Rhyzosolenia bergonii Peragallo 6, 8, 7, ĐT

21 Rhyzosolenia setigera Brightwell 2, 3, ĐT

22 Bacteriastrum varians Lauder 2, 3, 5, 7, ĐT

23 Bacteriastrum delicatulum Cleve 6,8, ĐT

24 Chaetoceros denticulatus Lauder 3,7, ĐT

25 Chaetoceros costatus Pavillard 5, ĐT

26 Chaetoceros affinis Lauder 0,1,2,3, ĐT

27 Chaetoceros compresus Lauder 4,5,6,8

28 Chaetoceros laciniosus Schütt ĐT

29 Chaetoceros decipiens Cleve 4, 5, ĐT

30 Chaetoceros distans Cleve 6, 8, ĐT

31 Chaetoceros diversus Cleve 0, 1, 5, 7

32 Chaetoceros cuvisetus Cleve 0, 1, 3, ĐT

33 Biddulphia sinensis Grewille 2, 3, ĐT

34 Biddulphia regia (Schutze)Ostelfeld 4

35 Eucampia zoodiacus Ehrenberg 0, 1, 7, ĐT

36 Climacodium biconcavum Cleve 6, 8, ĐT

37 Asterionella japonica Cleve 4

38 Thalassionema nitzschioides Grunow 2, 3, 5, 6, 8, ĐT

39 Thalassiothrix frauenfelldii Grunow ĐT

40 Gyrosigma spenceri Cleve 0, 1, 7, ĐT

41 Pleurosigma afine Grunow 0, 1, 5, 7, ĐT

42 Pleurosigma naviculaceum Breb. 2, 3, 6, 8

44 Amphora lineata Gregory 5, ĐT

45 Nitzschia sigma (Kutzing) W. Smith 3, 5, 6, 8, ĐT

46 Nitzschia longissima (Bred.) Ralf. 0, 1

47 Nitzschia seriata Cleve ĐT

48 Surirella gemma Ehr ĐT

Ngành tảo Giáp Pyrrophyta

49 Ceratium longistrum Gourret Jorg. 3, 5, 6, 8. ĐT

50 Ceratium furca (Ehr) var. bergia Jorg. 0, 1, ĐT

51 Ceratium macroceros Breve ĐT

52 Ceratium deflexum (kofoid)Jogensen 2, 4, 6, 8, ĐT

53 Peridinium grani fo. mite Pavillard 0, 1, 5, 7

54 Cladopyxis brachiolatum (Stein) Pavillard 3, ĐT

Thực vật nổi là nhóm cơ bản tạo ra nguồn thức ăn sơ cấp đặc biệt giàu có. Chúng thƣờng phát triển vào đầu mùa khô, khi nguồn khoáng dinh dƣỡng còn giàu, độ trong của nƣớc đƣợc nâng cao. Ngƣợc lại, mùa lũ số lƣợng loài và sinh khối của chúng đều giảm.

Tảo silic không phải là đối tƣợng có giá trị kinh tế có thể khai thác phục vụ ngay cho đời sống con ngƣời nhƣng nếu thiếu chúng sẽ không có nguồn thức ăn hữu cơ ban đầu, mọi nguồn lợi hải sản đều không có cơ sở để tồn tại [15]. Hiện nay hai chi tảo silic Chaetoceros và Navicula đƣợc ứng dụng rộng rãi làm thức ăn chính cho ƣơng nuôi ấu trùng của các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao nhƣ: hầu, tu hài, ngao, vẹm, bào ngƣ, cá măng…các vi tảo này còn có thể đƣợc nuôi nhân tạo.

Tuy nhiên ngoài giá trị là nguồn thức ăn sơ cấp của vùng cửa sông ven biển, trong thành phần thực vật nổi có mặt các loài tảo độc, tảo gây hại. Trong số các loài tảo đã xác định đƣợc tại các điểm nghiên cứu có các loài tảo có hại nhƣ: Oscillatoria formosa, Oscillatoria limosa, Ceratium,

Ceratium macroceros. Tảo Giáp Pyrophyta là ngành tảo có nhiều loài gây ngộ độc khi con ngƣời ăn phải những loại ngêu sò sống trong vùng có nhiều tảo giáp độc [28].

Một số loài tảo phát triển mạnh trong điều kiện giàu dinh dƣỡng hữu cơ nhƣ: Skeletonema costatum, Ceratium furca, riêng loài Nitzschia, Skeletonema costatum, Ceratium furca thƣờng nở hoa trong điều kiện phú dƣỡng, làm thiệt hại tài nguyên thủy sản, suy giảm hệ sinh thái và chất lƣợng môi trƣờng nƣớc ven biển [9].

Loại thực vật nổi nhạy cảm với sự ô nhiễm có mặt tại trạm khảo sát nhƣ:

Surirella. Chi Oscillatoria là những chỉ thị thƣờng xuyên đƣợc sử dụng để chỉ thị sự ô nhiễm nƣớc [24] tại đây cũng xuất hiện. Các loài tảo thuộc chi

Oscillatoria là những nhóm thƣờng có mặt trong các thủy vực ô nhiễm hữu cơ và đƣợc đánh giá là có khả năng chịu đựng ô nhiễm cao [12].

Kết quả phân tích phát hiện trong mẫu có sự hiện diện của tảo chỉ thị độ bẩn vừa nhƣ Oscillatoria limosa [13].

Số liệu phân tích mật độ thực vật nổi ở các điểm nghiên cứu đƣợc thể hiện ở bảng 12.

Bảng 12: Mật độ thực vật nổi ở các điểm nghiên cứu tại cửa Thuận An

Trạm thu Mật độ Số lƣợng TVN (Tb/l)

mẫu Tổng số T.Silic T.Lam T. Giáp

TA0,1 26667 24167 2500 TA2 25000 22500 833 1667 TA3 40000 32500 4167 3333 TA4 25833 19167 5000 1667 TA5 40833 34167 3333 3333 TA6,8 29167 23333 3333 2500 TA7 35833 30000 3333 2500 Trung bình 31905 26548 3333 2500

Mật độ thực vật nổi tại các điểm nghiên cứu khá cao trung bình 31905 tế bào/lít (bảng 12), dao động tại các điểm từ 833 tế bào/lít đến 40833 tế bào/lít. Tảo Sillic có mật độ cao nhất, trung bình 30000 tế bào/lít, tảo lam số lƣợng loài chỉ chiếm có 4 % so với tổng số loài thực vật nhƣng cũng có mật độ khá cao 3333 tế bào/lít do có các quần thể dạng sợi Oscillatoria [20] và thấp nhất là tảo giáp nhƣng cũng có mật độ tới 2500 tế bào/lít.

Một phần của tài liệu Chất lượng nước và đa dạng sinh vật nổi vùng cửa sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)