Phổ hồng ngoại của các mẫu zeolit

Một phần của tài liệu Chế tạo vật liệu hấp phụ zeolit - polime và nghiên cứu khả năng giữ dinh dưỡng cho cây ngô (Trang 95)

Hình 3.15. Phổ hồng ngoại của các mẫu zeolit.

Kết quả đo phổ hồng ngoại của zeolit trong vùng 400 - 4000cm-1

thu đƣợc một số đám phổ đặc trƣng sau:

- Các đỉnh hấp thụ trong vùng 450 - 530cm-1 đặc trƣng cho các dao động biến dạng của các liên kết T-O trong tứ diện TO4, các đỉnh này không đặc trƣng cho cấu trúc tinh thể. Pha tinh thể hay vô định hình chứa các tứ diện TO4 đều có các đám phổ đó.

- Các đỉnh hấp thụ trong vùng 500-650cm-1 là các dao động vòng kép (4, 5, 6 cạnh) đặc trƣng cho trạng thái tinh thể của zeolit. Đỉnh 567; 564; 560cm-1

là dao động vòng 6 cạnh đặc trƣng của zeolit NaX .

- Các đỉnh hấp thụ trong vùng 650 - 950cm-1 đặc trƣng cho các dao động hoá trị đối xứng của liên kết T-O-T bên trong và bên ngoài của TO4 đặc trƣng cho trạng thái tinh thể của vật liệu.

- Các đỉnh hấp thụ trong vùng 950 - 1200cm-1 đặc trƣng cho các dao động hoá trị bất đối xứng của TO4. Vì là dao động hoá trị nên tần số của đám phổ này phụ thuộc vào tỷ lệ Si/Al trong zeolit. Khi hàm lƣợng Al tăng thì tần số này có xu hƣớng giảm.

- Các đỉnh hấp thụ trong vùng 1200 -1700cm-1 đặc trƣng cho dao động hoá trị bất đối xứng của các liên kết ngoài TO4 nên nó rất nhạy với các biến đổi cấu trúc. Tuy nhiên cƣờng độ của các đám phổ này nhỏ hơn nhiều so với cƣờng độ đám phổ 500-650cm-1 nên chúng không đƣợc làm tiêu chuẩn để xác định độ tinh thể.

- Các đỉnh hấp thụ khoảng 3447-3460 cm-1 đặc trƣng cho nhóm –OH trong thành phần của xenlulozơ và nƣớc có trong cấu trúc zeolit.

Một phần của tài liệu Chế tạo vật liệu hấp phụ zeolit - polime và nghiên cứu khả năng giữ dinh dưỡng cho cây ngô (Trang 95)