Thủy phân vỏ trấu bằng dung dịch thủy tinh lỏng

Một phần của tài liệu Chế tạo vật liệu hấp phụ zeolit - polime và nghiên cứu khả năng giữ dinh dưỡng cho cây ngô (Trang 54)

Vỏ trấu đƣợc rửa sạch, cho vào bình chứa dung dịch thủy tinh lỏng, khuấy đều 30 phút, ngâm trong 6 giờ. Trung hòa hỗn hợp bằng dung dịch H3PO4 40% đến pH = 7, phản ứng xảy ra nhanh tạo kết tủa trắng. Đo nhiễu xạ XRD, xác định hàm lƣợng SiO2.

2.3.1.2. Tổng hợp zeolit NaX với nguồn silic từ thủy tinh lỏng và vỏ trấu.

Hòa tan Al(OH)3 vào dung dịch NaOH, đun nóng đến tan hoàn toàn để tạo dung dịch NaAlO2. Rót dung dịch NaAlO2 vào cốc chứa hỗn dịch sản phẩm vỏ trấu sau khi thủy phân bằng thủy tinh lỏng. Khuấy liên tục để đồng hóa và làm già gel. Chuyển hỗn hợp sang bình cầu cổ nhám, lắp sinh hàn không khí, kết tinh gel ở khoảng 800

C trong thùng điều nhiệt. Lọc, rửa đến pH = 8. Sấy ở 1200C. Đảm bảo tỷ lệ thành phần các cấu tử: 4Na2O.Al2O3.5SiO2.50H2O.

Nghiên cứu ảnh hƣởng của thời gian làm già với các khoảng thời gian: 14 (LG1); 16 (LG2); 18 (LG3); 20 (LG4)giờ. Thời gian kết tinh: 10 (KT1); 12(KT2); 14(KT3); 16(KT4) giờ.

2.3.1.3. Khả năng hấp phụ kẽm của zeolit.

Lấy 0,5g zeolit cho vào bình tam giác, thêm 100ml dung dịch hấp phụ có nồng độ ban đầu C0. Lắc đều trong các khoảng thời gian khác nhau, lọc lấy dung dịch đem phân tích hàm lƣợng kẽm còn lại. Khả năng hấp phụ cân bằng đƣợc xác định theo công thức. m V C C q ( 0  t)  Trong đó V: Thể tích dung dịch,l. m: Khối lƣợng chất hấp phụ, g.

C0: Nồng độ dung dịch ban đầu, mg/l. Ct: Nồng độ dung dịch tại thời điểm t, mg/l. q: Khả năng hấp phụ, mg/g.

2.3.1.4. Khảo sát khả năng lưu giữ NPK.

- Khả năng trao đổi kali theo thời gian: Cân các mẫu 1g zeolit cho vào dung

dịch KCl, lắc đều. Sau các khoảng thời gian 30phút, 1giờ, 3giờ, 5giờ lấy dung dịch KCl ra để xác định hàm lƣợng còn lại bằng phƣơng pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) trên máy (AAS) ANA 182.

- Khả năng lưu giữ NPK: Cân các mẫu 1g zeolit cho vào bình tam giác. Lấy

100ml mẫu dung dịch phân bón NPK với hàm lƣợng khác nhau. Lắc đều khoảng 60phút. Lấy mẫu đem phân tích hàm lƣợng NPK trƣớc và sau khi hấp phụ.

2.3.2. Thủy phân vỏ trấu bằng dung dịch H3PO4.

Lấy vỏ trấu, nƣớc cất, axit photphoric đậm đặc với tỷ lệ 1g trấu:1ml nƣớc cất:10ml H3PO4 đậm đặc, khuấy đều, ngâm trong 2 giờ. Xác định nồng độ axit còn lại sau phản ứng. Trung hòa hỗn hợp bằng dung dịch NH4OH 23% đến pH = 7. Khảo sát ảnh hƣởng của nồng độ axit photphoric đến mức độ thủy phân: 40%, 50%, 60%, 70%, 85%. Ảnh hƣởng của thời gian thủy phân: 0; 0,5; 1; 2; 3; 5; 24 giờ.

2.4. Ứng dụng của tổ hợp vật liệu zeolit-polime trên cây trồng.

2.4.1. Thí nghiệm trồng cây trong chậu.

Nghiên cứu trồng cây trong chậu với cây ngô NK 66, bố trí với 3 công thức đất trồng:

Công thức 1: Đối chứng.

Công thức 2: Đối chứng + 20g phụ gia zeolit-polime từ trấu (zeolit-polime X) Công thức 3: Đối chứng + 20g phụ gia zeolit-polime từ trấu + 0,5g polime S (zeolit-polime XS).

Các công thức có bổ sung phụ gia zeolit-polime, giảm 10% lƣợng phân bón. Các thí nghiệm đƣợc tiến hành lặp lại 3 lần. Cân và ghi lại khối lƣợng các chậu. Gieo 20 hạt giống vào mỗi chậu. Thí nghiệm đƣợc tiến hành trong nhà lƣới để tránh ảnh hƣởng của nƣớc mƣa và các yếu tố khí hậu khác. Các chậu cây đƣợc tƣới với chế độ nƣớc nhƣ nhau. Sau 10 ngày làm thƣa bớt số cây trong mỗi chậu. Sau 20 ngày ngừng tƣới hoàn toàn.

* Các chỉ tiêu theo dõi:

- Thời gian nảy mầm, tỷ lệ hạt nảy mầm.

- Chiều cao cây: Tính từ gốc đến đỉnh sinh trƣởng.

- Thời gian héo lá: Theo dõi từ thời điểm ngừng tƣới nƣớc đến khi cây héo hoàn toàn.

2.4.2. Thí nghiệm trồng cây trên ruộng.

Thí nghiệm trên cây ngô NK66. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 10m2. Bố trí với 10 công thức đất trồng:

Công thức 1 (M01): Đối chứng

Công thức 2 (M02): Đối chứng + 5kg phụ gia zeolit-polime X Công thức 3 (M1): Đối chứng + 2g kẽm

Công thức 4 (M2): Đối chứng + 4g kẽm Công thức 5 (M3): Đối chứng + 8g kẽm Công thức 6 (M4): Đối chứng + 10g kẽm

Công thức 7 (VL1): Đối chứng + zeolit-polime XS * + 2g kẽm Công thức 8 (VL2): Đối chứng + zeolit-polime XS * + 4g kẽm Công thức 9 (VL3): Đối chứng + zeolit-polime XS* + 8g kẽm Công thức10 (VL4): Đối chứng + zeolit-polime XS * + 10g kẽm

Các công thức có bổ sung phụ gia zeolit-polime, giảm 10% lƣợng phân bón. Mật độ trồng 7025cm. Vật liệu đƣợc đƣa vào đất cùng với quá trình bón lót. Tiến hành lặp lại 3 lần. Theo dõi sự sinh trƣởng và phát triển của cây. Lấy mẫu đất để phân tích 3 lần: Đất nền, mẫu đất lấy lần 1 khi cây đƣợc 7-9 lá thật (30 ngày sau gieo), mẫu đất lần 2 lấy khi thu hoạch. Sau khi thu hoạch, lấy mẫu hạt để đánh giá năng suất và chất lƣợng hạt.

2.5. Một số phƣơng pháp xác định cấu trúc vật liệu, phân bón và vi lƣợng.

2.5.1. Phương pháp quang phổ hấp thụ hồng ngoại (Infrared Spectroscopy IR).

Phƣơng pháp phổ hồng ngoại (IR) dựa trên sự tƣơng tác của các tia sáng trong vùng hồng ngoại (400 – 4000cm-1) với các liên kết trong phân tử chất nghiên cứu. Các tia sáng với bƣớc sóng nhất định sẽ làm dao động các liên kết nhất định. Do vậy, sự hấp thụ năng lƣợng đó có liên quan chặt chẽ đến cấu trúc phân tử nên phổ hồng ngoại cũng là một phƣơng pháp hữu hiệu dùng để nghiên cứu cấu trúc các chất.

Có 2 loại dao động chính là: dao động hoá trị hay dao động liên kết (Stretching Vibrations) và dao động biến dạng (Bending Vibrations). Khi chiếu các bức xạ hồng ngoại vào phân tử, những photon có năng lƣợng đúng bằng năng lƣợng chênh lệch giữa các mức năng lƣợng dao động trong phân tử sẽ đƣợc hấp thụ và thu đƣợc phổ hồng ngoại:

E = E* - E = h

Trong đó : E : Năng lƣợng ở trạng thái cơ bản.

E* : Năng lƣợng ở trạng thái kích thích.

E : Hiệu năng lƣợng. h : Hằng số Planck.

Ngƣời ta sử dụng quang phổ hồng ngoại vào cả hai mục đích: phân tích định tính và phân tích định lƣợng. Phƣơng pháp phân tích định lƣợng dựa trên định luật Lambert-Beer:

A= lgI0/ I =lC Trong đó: A: mật độ quang.

Io: Năng lƣợng bức xạ đi vào. I: Năng lƣợng bức xạ đi ra. T = I0/I: độ truyền qua.

: Hệ số hấp phụ, cm2 /mmol. l: Chiều dày cuvet, cm. C: Nồng độ chất, mol/l.

Định luật Lambert-Beer đƣa ra phƣơng trình cơ bản cho các phƣơng pháp phân tích phổ hấp thụ nguyên tử cũng nhƣ phân tử. Đƣờng cong biểu diễn sự phụ thuộc giữa độ hấp thụ A vào chiều dài bƣớc sóng kích thích gọi là phổ. Mỗi đỉnh cực đại trong phổ IR đặc trƣng cho một dao động của một liên kết trong phân tử. Phổ IR đƣợc ứng dụng rộng rãi để phân tích một số cấu trúc đặc trƣng của vật liệu.

Một số phân tử khi dao động có gây ra sự thay đổi moment lƣỡng cực điện, có khả năng hấp thụ bức xạ hồng ngoại để cho hiệu ứng phổ hồng ngoại hay (phổ dao động). Theo quy tắc này, các phân tử có hai nguyên tử giống nhau không cho hiệu ứng phổ hồng ngoại.

Khi tần số dao động của nhóm nguyên tử nào đó trong phân tử ít phụ thuộc vào các thành phần còn lại của phân tử thì tần số dao động đó đựơc gọi là tần số đặc trƣng cho nhóm đó. Các tần số đặc trƣng cho nhóm (hay còn gọi là tần số nhóm) thƣờng đƣợc dùng để phát hiện các nhóm chức trong phân tử.

Dựa vào tần số đặc trƣng, cƣờng độ pic trong phổ hồng ngoại, ngƣời ta có thể phán đoán trực tiếp về sự có mặt của các nhóm chức, các liên kết xác định trong phân tử nghiên cứu, từ đó xác định đƣợc cấu trúc của chất nghiên cứu.

- Thực nghiệm: Mẫu đƣợc chụp phổ hồng ngoại ghi trên máy FT-IR - GX (Perkin Elmer) tại Khoa Hóa - Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội. Mẫu đƣợc đo bằng kĩ thuật chụp phản xạ khuyếch tán, bột mẫu phân tích đƣợc trộn với chất nền KBr với tỉ lệ 2-5% mẫu/KBr, đo trong vùng 400 - 4000 cm-1.

2.5.2. Phương pháp nhiễu xạ Rơnghen (Powder X-ray Diffraction - XRD).

XRD là một phƣơng pháp đƣợc sử dụng rộng rãi trong khoa học vật liệu để xác định tinh thể và tính chất cấu trúc và phát hiện ra sự khiếm khuyết tinh thể, thậm chí vật liệu mao quản trung bình trật tự và vật liệu vô định hình , nhƣng do cấu trúc mao quản đồng đều có độ trật tự cao nên vẫn có thể sử dụng nhiễu xạ tia X . Do có đƣờng kính mao quản rộng nên góc quét ở vùng góc hẹp 00< 2 < 50.

- Nguyên tắc: Theo lý thuyết cấu tạo tinh thể, mạng tinh thể đƣợc xây dựng từ các nguyên tử hay ion phân bố đều đặn trong không gian. Mỗi mặt mạng nhƣ một lớp phản xạ các tia X khi chúng chiếu vào các mặt này. Chùm tia X tới bề mặt tinh thể và đi sâu vào bên trong mạng lƣới thì mạng lƣới đóng vai trò nhƣ một cách tử nhiễu xạ đặc biệt. Các nguyên tử, ion bị kích thích bởi chùm tia X sẽ thành các tâm phát ra các tia phản xạ.

Hình 2.2. Sơ đồ tia tới và tia phản xạ trên tinh thể.

Các nguyên tử, ion này đƣợc phân bố trên các mặt song song, hiệu quang trình của hai tia phản xạ bất kỳ trên hai mặt phẳng song song cạnh nhau đƣợc tính theo công thức:

 = 2.dhkl.sinhkl

Trong đó: : Hiệu quang trình của hai tia phản xạ.

θhkl: Góc giữa chùm tia X và mặt phẳng phản xạ. dhkl: Khoảng cách giữa hai mặt phản xạ.

h,k,l: Chỉ số Miller.

n: Các số nguyên 0, 1, 2… chỉ các bậc phản xạ.

Khi các tia này giao thoa với nhau ta sẽ thu đƣợc các cực đại nhiễu xạ, lúc đó bƣớc sóng  của tia X phải thoả mãn:

 = 2.dhkl.sinθhkl = n

Đây chính là hệ thức Vulf-Bragg, là phƣơng trình cơ bản dùng để nghiên cứu cấu trúc mạng tinh thể. Từ hệ thức Vulf-Bragg, khi biết các giá trị góc quét ,  ta có thể xác định đƣợc d. So sánh giá trị của d với d chuẩn, sẽ xác định đƣợc thành

phần, cấu trúc mạng tinh thể của chất cần nghiên cứu (vì mỗi chất có các giá trị d đặc trƣng riêng). Vì thế phƣơng pháp nhiễu xạ tia X đƣợc sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu cấu trúc tinh thể của vật liệu.

- Thực nghiệm: Phổ XRD đƣợc ghi trên máy VNU - SIMENS - 5005, với ống phát tia X bằng đồng với bƣớc sóng Kα = 1,5406 Å, góc quét 2θ tƣơng ứng với mỗi chất, tốc độ quét 0,20/s tại Khoa Vật lý, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

2.5.3. Phương pháp hiển vi điện tử quét (Scaning Electron Microscopy - SEM).

Ngày nay, kính hiển vi điện tử quét đã đƣợc sử dụng rộng rãi trong việc nghiên cứu hình thái bề mặt mẫu, nhất là với nghiên cứu mẫu màng mỏng.

- Nguyên tắc của phƣơng pháp SEM là sử dụng tia điện tử để tạo ảnh mẫu nghiên cứu. Ảnh đó khi đến màn ảnh quang có thể đạt độ phóng đại yêu cầu. Chùm tia điện tử đƣợc tạo ra từ catot qua hai tụ quay sẽ đƣợc hội tụ lên mẫu nghiên cứu. Khi chùm tia điện tử đập vào bề mặt của mẫu sẽ phát ra các điện tử phát xạ thứ cấp. Mỗi điện tử phát xạ này qua điện thế gia tốc vào phần thu và biến đổi thành một tín hiệu ánh sáng. Chúng đƣợc khuếch đại, đƣa vào mạng lƣới điều khiển tạo độ sáng trên màn ảnh. Độ sáng, tối trên màn ảnh phụ thuộc vào số điện tử thứ cấp phát ra từ mẫu nghiên cứu và phụ thuộc vào hình dạng bề mặt mẫu nghiên cứu.

Phƣơng pháp SEM cho phép xác định đƣợc kích thƣớc trung bình và hình dạng tinh thể của các zeolit và các vật liệu có cấu trúc tinh thể khác.

Trong kính hiển vi điện tử quét, các thấu kính dùng để tập trung chùm điện tử thành điểm nhỏ chiếu lên mẫu chứ không dùng để phóng đại. Cho tia điện tử quét trên mẫu với biên độ nhỏ d (cỡ micromet) còn tia điện tử quét trên màn hình với biên độ lớn D (tuỳ theo kích thƣớc màn hình), ảnh có độ phóng đại D/d. Ảnh đƣợc phóng đại theo phƣơng pháp này thì mẫu không cần phải cắt lát mỏng và phẳng, cho phép quan sát đƣợc mẫu kể cả khi bề mặt mấp mô.

Độ phóng đại của kính hiển vi điện tử quét thông thƣờng từ vài chục ngàn đến vài trăm ngàn lần, năng suất phân giải phụ thuộc vào đƣờng kính của chùm tia chiếu hội tụ trên mẫu. Với sóng điện tử thông thƣờng (dây sợi đốt hình chữ V), năng suất phân giải là 10nm đối với ảnh bề mặt bằng cách thu điện tử thứ cấp, do đó có thể qua sát thấy hình dạng và kích thƣớc của các hạt vật liệu lớn >20nm.

- Thực nghiệm: Mẫu đƣợc chụp ảnh qua kính hiển vi điện tử quét (SEM) trên máy SEM-JEOL-JSM 5410LV (Nhật) tại Bộ môn Vật lý chất rắn, Khoa Vật lý, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

2.5.4. Phương phá p tán xạ năng lượng t ia X (Energy Dispersive analysis of X-

rays - EDX).

Phổ tán xạ năng lƣợng tia X, hay phổ tán xạ năng lƣợng là kỹ thuật phân tích thành phần hóa học của vật rắn dựa vào việc ghi lại phổ tia X phát ra từ vật rắn do tƣơng tác với các bức xạ (chủ yếu là chùm điện tử có năng lƣợng cao trong các kính hiển vi điện tử). Trong các tài liệu khoa học, kỹ thuật này thƣờng đƣợc viết tắt là EDX hay EDS xuất phát từ tên gọi tiếng Anh Energy - dispersive X-ray spectroscopy.

- Nguyên tắc:

Hình 2.3. Nguyên lý của phép phân tích EDX.

Ảnh vi cấu trúc vật rắn đƣợc ghi lại thông qua việc sử dụng chùm điện tử có năng lƣợng cao tƣơng tác với vật rắn. Khi chùm điện tử có năng lƣợng lớn đƣợc

chiếu vào vật rắn, nó sẽ đâm xuyên sâu vào nguyên tử vật rắn và tƣơng tác với các lớp điện tử bên trong của nguyên tử. Tƣơng tác này dẫn đến việc tạo ra các tia X có bƣớc sóng đặc trƣng tỉ lệ với nguyên tử số (Z) của nguyên tử theo định luật Mosley:

Nghĩa là, tần số tia X phát ra là đặc trƣng với nguyên tử của mỗi chất có mặt trong chất rắn. Việc ghi nhận phổ tia X phát ra từ vật rắn sẽ cho thông tin về các nguyên tố hóa học có mặt trong mẫu đồng thời cho các thông tin về tỉ phần các nguyên tố này.

Hình 2.4. Sơ đồ nguyên lý của hệ ghi nhận tín hiệu phổ EDX.

Tia X phát ra từ vật rắn (do tƣơng tác với chùm điện tử) sẽ có năng lƣợng biến thiên trong dải rộng, sẽ đƣợc đƣa đến hệ tán xạ và ghi nhận (năng lƣợng) nhờ detector dịch chuyển (thƣờng là Si, Ge, Li...) đƣợc làm lạnh bằng nitơ lỏng, là một con chip nhỏ tạo ra điện tử thứ cấp do tƣơng tác với tia X, rồi đƣợc lái vào một anốt nhỏ. Cƣờng độ tia X tỉ lệ với tỉ phần nguyên tố có mặt trong mẫu. Độ phân giải của phép phân tích phụ thuộc vào kích cỡ chùm điện tử và độ nhạy của detector (vùng hoạt động tích cực của detector).

Độ chính xác của EDX ở cấp độ một vài phần trăm (thông thƣờng ghi nhận đƣợc sự có mặt của các nguyên tố có tỉ phần cỡ 3-5% trở lên). Tuy nhiên, EDX tỏ ra không hiệu quả với các nguyên tố nhẹ (ví dụ B, C...) và thƣờng xuất hiện hiệu ứng chồng chập các đỉnh tia X của các nguyên tố khác nhau (một nguyên tố thƣờng phát ra nhiều đỉnh đặc trƣng Kα, Kβ..., và các đỉnh của các nguyên tố khác nhau có thể chồng chập lên nhau gây khó khăn cho phân tích).

- Thực nghiệm: Phổ tán xạ năng lƣợng tia X đƣợc đo trên máy Varian Vista Ax tại bộ môn Vật lí chất rắn , Khoa Vật lí, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên,

Một phần của tài liệu Chế tạo vật liệu hấp phụ zeolit - polime và nghiên cứu khả năng giữ dinh dưỡng cho cây ngô (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)