Vỏ trấu đƣợc sử dụng là một loại vật liệu địa phƣơng sẵn có, kích thƣớc gần đúng: dài 8-10 mm, rộng 2,0-2,5 mm và dày 0,1-0,15 mm.
Phƣơng pháp EDX cho phép xác định thành phần các nguyên tố hóa học có trong vỏ trấu. Hàm lƣợng Si trong vỏ trấu tƣơng đối cao khoảng 11,96% do vậy trấu đƣợc sử dụng làm nguyên liệu khởi đầu cho quá trình tổng hợp zeolit. Kết quả đƣợc trình bày ở bảng 3.8 và hình 3.12.
Hình 3.12. Phổ đồ EDX của mẫu vỏ trấu.
Nguyên tố C O Si N P K Zn Cu Mg Fe Ca Al (%) 42,19 35,54 11,96 0,4 0,9 8,03 0,45 0,15 0,12 0,14 0,07 0,05
Trong thành phần của vỏ trấu có chứa một lƣợng lớn hợp phần hữu cơ, C chiếm 42,19%, đây chủ yếu là xenlulozơ, dƣới tác dụng thủy phân của kiềm sẽ phân cắt thành các xenlulozơ mạch ngắn chính là các template cho quá trình tổng hợp zeolit. Ngoài ra, trong trấu còn chứa các nguyên tố N, P, K, Si, Ca góp phần làm phân bón cho cây trồng và các nguyên tố Zn, Cu, Fe… là các vi lƣợng cần thiết cho sự phát triển của cây ngô.
Việc tái sử dụng trực tiếp các phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón cho cây trồng có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình hấp thu và chuyển hóa các chất dinh dƣỡng. Trong nông nghiệp, phân bón cung cấp cho cây trồng chủ yếu sử dụng phân vô cơ: NH4NO3, (NH4)2SO4, K2SO4, K3PO4, K2HPO4, KH2PO4, (NH4)2HPO4, Ca3(PO4)2… khi đó, để các dinh dƣỡng này đến đƣợc với cây trồng cần trải qua một loạt các biến đổi: Hòa tan các chất dinh dƣỡng vào dung dịch đất, sau đó nhờ hệ vi sinh vật trong đất phân giải thành các hợp chất hữu cơ, quá trình này xảy ra rất chậm, phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trƣờng: độ ẩm, nhiệt độ… cuối cùng cây trồng hấp thu qua bộ rễ.
Các phụ phẩm nông nghiệp cung cấp trực tiếp các dinh dƣỡng cho cây trồng dƣới dạng hữu cơ: NPK hữu cơ, silic hữu cơ… là các cấu trúc tƣơng hợp mà cây trồng dễ hấp thu, dẫn đến tăng cƣờng hiệu quả sử dụng dinh dƣỡng, giúp cây phát triển thuận lợi.