- Theo chỉ tiêu lợi nhuận:
4.3. xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
để tháo gỡ và đẩy mạnh quá trình phát triển của công ty.
4.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh củacông ty công ty
Để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trước hết cần phải cải thiện tình hình sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất của mình, thực hiện tái đầu tư sản xuất, tăng cường nguồn vốn kinh doanh; thu hút thêm lực lượng lao động, nâng cao thu nhập cho người lao động. Giải quyết tốt những vấn đề mang tính kinh tế cũng như những vấn đề mang tính xã hội. Vì vậy, cải thiện tình hình sản xuất sao cho tốt hơn, nâng cao được hiệu quả kinh doanh là mục tiêu phấn đấu, phương hướng đề ra cần đạt được của tất cả các doanh nghiệp nói chung mà công ty Eapốk cũng không thể nằm ngoài mục tiêu đó. Dựa trên việc tiến hành phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ở trên dựa trên một vài chỉ tiêu cơ bản và tiêu biểu nhất trong thời gian vừa qua. Em xin có một số đề xuất giải pháp góp phần cải thiện tích cực hoạt động kinh doanh của công ty cà phê EaPốk.
Biện pháp thứ nhất: Sử dụng tốt nhất nguồn nhân lực lao động hiện có
Mọi sự thành công hay thất bại đều phụ thuộc phần lớn vào con người. Hiện nay, công ty đã có đội ngũ CBCNV khá năng động cũng với nhiều ưu điểm khác, nhưng để sử dụng có hiệu quả hơn lực lượng lao động này công ty cần phải thực hiện. - Thực hiện tốt khâu tiến hành công tác tuyển dụng
Như đã đề cập ở phần phân tích, lao động là một trong ba yếu tố đầu vào quan tọng của quá trình sản xuất kinh doanh; ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến hiệu quả mang lại của sản xuất. Vì vậy, một điều tất yếu, nếu sở hữu được một lực lượng lao động có chất lượng chuyên môn tốt ( cả lao động trực tiếp cũng như công nhân gián tiếp) sẽ giúp công ty gặp rất nhiều thuận lợi trong quá trình hoạt động của mình. Nhưng để có được điều này đòi hỏi ngay từ đầu công ty cần phải chú trọng dến công tác tuyển dụng lao động. Do đó công tác này đóng 1 vai trò rất quang trọng.
Việc trước tiên mà công tác tuyển dụng đem lại cho công ty đó sẽ là giúp công ty giải quyết nhu cầu về lực lượng làm việc. Trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty có rất nhiều giai đoạn, công đoạn khác nhau đòi hỏi lượng lao động ở đa lĩnh vực, vì vậy cần phải tuyển dụng từng đối tượng lao động phù hợp với từng công việc đặt ra, tránh việc tuyển dụng những nhân viên không đủ năng lực, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động chung của cả tập thể. Nó có thể dẫn đến rất nhiều hậu quả xấu như: gây mất đoàn kết, chia rẽ nội bộ; gây xáo trộn trong đơn vị; giảm tiến độ hoàn thành công việc theo thời hạn yêu cầu. Công tác tuyển chon đòi hỏi những người đứng lên xây dựng phản ánh tuyển dụng cần phải bao quát được rất nhiều nội dung cơ bản sau:
+ Với lao động trực tiếp: phải trải qua kiểm tra trình độ chuyên môn, tay nghề ở mức độ nào để có sự phân công vào từng công đoạn sản xuất cho hợp lý. Với những lao động chưa có tay nghề thì cần phải tiến hành đào tạo nghề bằng cách mở các lớp bồi dưỡng, hướng dẫn.
+ Với lao động gán tiếp: kiểm tra bằng cấp, năng lực của từng lao động. Với đối tượng này quá trình kiểm tra trình độ làm việc phải qua một thời gian thử việc, thông thường kéo dài từ 1 – 3 tháng. Khi tuyển chọn cần sử dụng nhiều các phương pháp khác nhau như: phỏng vấn trực tiếp, trắc nghiệm…
Yêu câu tiếp theo với việc tuyển lao động đó là lao động cần phải có đầy đủ các yêu cầu về sức khỏe, tâm lý. Bởi đây là một doanh nghiệp sản xuất vì vậy áp lực công việc là rất lớn. Đôi khi do yêu cầu của khách hàng mà đòi hỏi phải tăng ca, tăng giờ làm việc, sản xuất vì vậy người lao động ngoài kiến thức phục vụ trực tiếp cho sản xuất cần phải trang bị cho mình một sức khỏe tốt. Thêm vào đó đối tượng lao động cần phải có lòng hăng say, nhiệt tình với công việc được giao mới đem lại hiệu quả hoạt động lớn.
- Đào tạo, phát triển nâng cao trình độ chuyên môn của lao động
Sau quá trình tuyển dụng lao động làm việc, ngoài những yêu cầu ban đầu đã đáp ứng được thì trong quá trình sản xuất kinh doanh dễ nãy sinh ra rát nhiều các vấn đề mới đòi hỏi người lao động phải không ngừng tự hoàn thiện mình tốt hơn để có thể
bắt nhịp với công việc như: việc thay đổi máy móc, trang thiết bị sản xuất, áp dụng những công nghệ mới nhất; phương thức làm việc cũng như thay đổi nhằm đạt được mục tiêu hiệu quả nhất. Chính vì vậy mà những lao động này không tự mình học hỏi, phấn đấu vươn lên sẽ tự đào thải mình ra khỏi guồng mày hoạt động của công ty. Dựa trên tình hình thực tế của công ty hiện nay, công tác đào tạo, nâng cao chuyên môn chủ yếu tập trung vào:
+ Đội ngủ cán bộ quản lý: đây là đội ngũ cán bộ quan trọng, nắm trong tay vận mệnh của cả công ty hiện tại cũng nhu trong tương lai. Việc đào tạo lại cán bộ quản lý phải luôn đổi mới phù hợp với trình độ và sự phát triển của công ty. Cán bộ quản lý không chỉ đơn thuần có kinh nghiệm sâu sắc về vấn đề chuyên môn mà còn đòi hỏi phải có trình độ hiểu biết về công ty tổ chức giao tiếp tâm lý cá nhân.
+ Nâng cao trình độ tay nghề của công nhân: đây là yếu tố quan trọng có tính sống còn để tạo nên chất lượn sản phẩm. Với nhưng người thợ trình độ cao, các sản phẩm được sản xuất ra sẽ được đảm bảo đầy đủ về chất lượng cùng tiến bộ của công việc.
- Thực hiện tốt công tác phân công và hiệp tác lao động
Với những lao động được đào tạo và tuyển dụng có tay nghề cũng như trình độ chuyên môn rấ khác nhau vì vậy việc phân công họ vào những công việc cụ thể nào cho đtạ hiệu quả cao nhất là một bài toán khó với các doanh nghiệp. Nếu đứng công việc phù hợp với chuyên môn, họ sẽ phát huy được hết các nâng lực vốn có đem lại hiệu quả lao động tối đa, nếu phân công không hợp lý sẽ gây ra lãng phí lao động. Ngoài ra chuyên môn hóa lao động và công cụ lao động cho phép người lao động có thể thực hiện được một loạt các bước công việc. Do giới hạn của phạm vi hoạt động của công nhân, công nhân có thể nhanh chóng nắm bắt được kỹ thuật, kỹ năng; kỹ xão làm việc, giảm giờ làm; tăng năng suất; tận dụng được tối đa tiềm lực của mỗi lao động.
Kết quả sản xuất kinh doanh muốn được không ngừng tăng lên phụ thuộc rất nhiều yếu tố lao động. Như đã đánh giá, đây là yếu tố tiềm năng lớn, nếu biết cách khai thác tốt sẽ tận dụng được hết khả năng của yếu tố này. Với yêu cầu sản xuất của mình đòi hỏi nhiều lúc phải làm việc với cường độ rất lớn dễ gây thái độ chán nản với người lao động. Vì vậy công ty cần phải tạo ra các động lực hữu ích để kích ứng nguồn lực này. Để làm được vấn đề này trước mắt, lãnh đạo công ty cần phải nắm bắt được các yếu tố tạo nên động lực cho lao động: bao gồm cả yếu tố thuộc về con người cũng như yếu tố thuộc về môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó xây dựng nên những nội dung cần thiết của công việc.
Biện pháp 2: Thu sử dụng tốt nguồn vốn kinh doanh
Vốn là yếu tố quyết định đến quy mô của doanh nghiệp. Nguồn vốn kinh doanh càng dồi dào khả năng phát triển của công ty càng được nâng cao. Vì vậy biện pháp thu hút tăng cường đầu tư vốn vào công ty, quản lý và sử dụng nó như thế nào cho đtạ hiệu qủa lớn nhất là một vấn đề vô cùng quan trọng.
- Huy động nguồn vốn
Trước tiên doanh nghiệp cần xác định đưuọc rõ nhu cầu vốn tối thiểu là bao nhiêu cho hoạt động sản xuất kinh doanh cần bao nhiêu vốn đầu tư vào trang thiết bị máy móc, cần bao nhiêu vốn cho mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, cần bao nhiêu vốn để trả người lao động… Từ đó có biện pháp kịp thời hạn tránh tình trạng thiếu vốn ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất hay thừa vốn, để vốn “chết” gây lãng phí trong khi nguồn vốn của công ty còn dựa chủ yếu vào đi vay.
- Sử dụng vốn
Trên cơ sở nguồn vốn tự có và nguồn vốn huy động được công ty đứng trước bài toán làm sao để sử dụng được nguồn vốn này có hiệu quả nhất. Việc dử dụng này phải đảm bảo được đầy đủ các yếu tố tối thiểu như: đảm bảo cung ứng đầy đủ vốn cho sản xuất với chi phí sử dụng vốn thấp nhất, hạn chế rủi ro tài chính có thể xảy ra, tạo cho công ty một cơ cấu vốn linh hoạt tối ưu.
Công ty cần phải chủ động xây một bản kế hoạch tình hình các dự án định về việc phân phối và sử dụng vốn có được sao cho hiệu quả nhất, cu thể: đầu tư vào thờ điểm nào, đối tượng nào đang cần được đầu tư, đầu tư với tỉ lệ bao nhiêu, đầu tư một đống vốn đem lại được bao nhiêu đồng doanh thu, có nhưng thời điểm chủ yếu đầu tư vào TSCĐ nhưng có những lúc phải tập trung vào đầu tư nguyên vật liệu… Vậy yêu cầu bảng kế hoạch phân phối và sử dụng vốn càng chi tiết, càng cụ thể càng đạt hiệu quả tốt.
Biện pháp 3: Giảm chi phí sản xuất nhằm tăng doanh thu, tối đa hóa lợi nhuận
Để giảm được chi phí trên một đơn vị sản phẩm tạo ra trước tiên phải nâng cao hiệu quả hoạt động của nguồn nhân lực bằng cách nâng cao năng suất lao động. Đây chính là cốt lõi quan trọng nhất để tiết kiệm chi phí tiền lương, tiền công của công nhân sản xuất như lao động quản lý nhờ đó giảm giá sản phẩm, thu được lợi nhuận lớn. Đối với công tác này yêu cầu phải xây dựng cơ cấu lao động tối ưu nhất, tổ chức lao động khoa học, phù hợp với yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Tiến hành xây dựng khi bảng kế hoạch về công việc, thời gian làm việc, số lượng công việc hợp lý. Bố trí lại cơ cấu tổ chức lao động như việc ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh lớn nhất cho công ty.
Giảm chi phí khi sử dụng nguyên vật liệu chính phụ trong quá trình sản xuất kinh doanh.; tiết kiệm năng lượng, cải tiến quy trình sản xuất. Không chỉ bằng thu mua nguồn nguyên liệu rẻ do trong nước sản xuất mà còn trong quá trình sản xuất cần có những tính toán cụ thể sao cho tiết kiệm tối đa nhất nguồn nguyên vật liệu mà vẫn đảm bảo chất lượng của sản phẩm như cải tiến kết cấu sản phẩm, cải tiến phương pháp, công nghệ sản xuất, sử dụng các nguyên liệu thay thế mà vẫn đảm bảo chất lượng của phẩm.
Biện pháp 4: Xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường
- Mở rộng ảnh hưởng của công ty trên thị trường trong nước và ngoài nước
Việc xây dựng cho mình một thương hiệu hay hình ảnh riêng là một vấn đề khá quan trọng, nó tạo ra sự quen thuôc cho khách hàng đối với các sản phẩm của công ty.
Thực tế đã chỉ ra rằng những công ty có tiếng trên thế giới rất coi trọng vấn đề này. Hàng năm những công ty ày phải bỏ ra hàng trăm USD cho việc quảng cáo và giới thiệu sản phẩm của mình đến với công chúng. Điều này khiến khách hàng có thể tin tưởng vào bất kỳ các cửa hàng hay đại lí nào. Đối với Việt Nam chúng ta các doanh nghiệp còn coi nhẹ vấn đề này.
Thực hiên các hoạt động quản cáo, xúc tiến bán hàng. Quảng cáo có vai trò to lớn trong hoạt động kinh doanh thương mại, là hình thức thông tin cho khách hàng để đánh thức nhu cầu của họ, tăng giá trị sản phẩm bằng cách tạo ra hình ảnh đáng chú ý, giúp khách hàng phân biệt được sản phẩm của công ty với các sản phẩm của công ty khác.