Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá biến động sử dụng đất phục vụ quản lý đất đai thị xã Sơn Tây (Trang 40)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.5.Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội

2.2.5.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị xã Sơn Tây thời kỳ 2005 - 2010 đạt khá cao, bình quân đạt 16,51%/năm (giai đoạn 2000 - 2005 đạt 9,8%/năm), trong đó nông nghiệp đạt 3,88%, công nghiệp - xây dựng đạt 17,35% và dịch vụ đạt 20,02%/năm.

2.2.5.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong thời gian qua, cơ cấu kinh tế thị xã Sơn Tây đã có sự chuyển dịch tích cực là tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 36,1% năm 2005 lên 42% năm 2010, ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 47,9% năm 2005 lên 48% năm 2010, ngành nông

nghiệp giảm từ 16% năm 2005 xuống 10% năm 2010.

2.2.5.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Khu vực kinh tế nông nghiệp:

Trong những năm qua, ngành nông nghiệp của thị xã đã đạt được những kết quả tích cực, giá trị sản xuất nông nghiệp (gồm các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản) theo giá so sánh 1995 năm 2010 ước đạt 145 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 4,5%/năm trong giai đoạn 2005 - 2010. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng chuyển dịch tích cực năm 2010, tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm khoảng 52,7%. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt bình quân 19.100 tấn/năm. Giá trị sản xuất/1 ha đất canh tác năm 2010 ước đạt 47,8 triệu đồng/ha.

1/ Sản xuất nông nghiệp

a. Trồng trọt:

Cơ cấu cây trồng được chuyển dịch theo hướng thâm canh, tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và sản xuất hàng hóa. Nhiều giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt được đưa vào sản xuất như các giống lúa Khang Dân, Q5, lúa thơm, lúa nếp; Các giống rau như dưa chuột, su hào, bắp cải, cải các loại, các loại hoa, cây cảnh..., nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật được đưa vào sản xuất; đã hình thành các vùng sản xuất tập trung như:

- Vùng sản xuất lúa: Đường Lâm, Xuân Sơn, Thanh Mỹ, Sơn Đông, Cổ Đông.

- Vùng sản xuất ngô: Đường Lâm, Xuân Sơn, Thanh Mỹ, Sơn Đông. - Vùng sản xuất lạc: Đường Lâm, Xuân Sơn, Thanh Mỹ.

- Vùng sản xuất đậu tương: Đường Lâm, Xuân Sơn, Thanh Mỹ, Sơn Đông, Cổ Đông.

- Vùng sản xuất rau: Viên Sơn, Trung Hưng, Đường Lâm, Xuân Sơn, Thanh Mỹ, Sơn Đông, Cổ Đông.

- Vùng hoa, cây cảnh: Trung Sơn Trầm, Viên Sơn, Quang Trung.

2/ Lâm nghiệp:

Đến năm 2010, diện tích đất có rừng của thị xã là 719 ha (đạt tỷ lệ che phủ rừng là 6,3 %) - đây là diện tích rừng sản xuất chủ yếu được trồng theo các chương trình trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc trước đây (như chương trình 327, PAM, 661) với các loại cây chính là keo, bạch đàn. Diện tích đất có rừng đang có xu hướng giảm do một số diện tích được chuyển sang trồng cây ăn quả, xây dựng các khu du lịch... sản xuất lâm nghiệp hàng năm cung cấp khoảng 2.000 m3 gỗ tròn, 2000 - 2500 ste củi. Ngoài ý nghĩa kinh tế, bảo vệ đất, chống xói mòn, các cánh rừng còn giúp điều hòa không khí, tạo cảnh quan môi trường - nhất là tại các khu du lịch. Diện tích rừng tập trung nhiều ở các xã Xuân Sơn, Thanh Mỹ, Kim Sơn, Sơn Đông và Cổ Đông.

3/ Thủy sản

Nuôi trồng thủy sản từng bước phát triển theo hướng thâm canh tăng năng suất, chất lượng, sản xuất tập trung với các loại thủy sản có giá trị như chép lai, trôi Ấn Độ, cá trắm cỏ, rô phi đơn tính, ba ba...

Tóm lại: Trong những năm qua, ngành nông nghiệp của thị xã đã từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, thâm canh tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả, hình thành các vùng sản xuất tập trung, phát triển sản xuất theo hướng trang trại, gia trại... sản xuất nông nghiệp đã góp phần đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm trên địa bàn thị xã.

Khu vực kinh tế công nghiệp

Các sản phẩm công nghiệp có tốc độ tăng khá là gạch nung, sắt xây dựng, cửa xếp sắt, quần áo, cặp da ; Các sản phẩm có tốc độ giảm là bánh kẹo, gỗ xẻ, xa lông. Năm 2010, toàn xã có 900 hộ và 120 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, với trên 8 nghìn lao động. Một số ngành có sức cạnh tranh khá đang dần chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu công nghiệp như: dệt may chiếm 20%, cơ

kim khí 23,8%, chế biến nông sản thực phẩm 21,5%. Đã có 22/23 doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn hoàn thành cổ phần hóa.

Một số cụm công nghiệp đã, đang được xây dựng như cụm công nghiệp Phú Thịnh (8,5 ha), cụm công nghiệp Sơn Đông (12,5 ha). Một số làng nghề, ngành nghề truyền thống được duy trì và phát triển như làng bánh tẻ Phú Nhi, làng thêu ren Ngọc Kiên, nghề may mặc, chế biến đồ gỗ, cơ kim khí, thêu ren, làm bánh kẹo... đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động.

Một phần của tài liệu Đánh giá biến động sử dụng đất phục vụ quản lý đất đai thị xã Sơn Tây (Trang 40)