Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế xã hội có nhiều bất ổn:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN Ở BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM (Trang 36 - 39)

4. Các nguyên nhân: 1 Khách quan:

4.1.3.Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế xã hội có nhiều bất ổn:

Những năm gần đây, khủng hoảng kinh tế đã làm giá cả nhiều mặt hàng quan trọng tăng giảm thất thường, khó lường trước, điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình QLDA của Ban QLDA ĐS. Mặc dù trong kế hoạch chi phí đã có khoản dự phòng, nhưng nhiều khi những biến động ở thị trường trong nước và thị trường thế giới là quá lớn, gây khó khăn cho hoạt động giải ngân và thanh toán. Đặc biệt trong giai đoạn cuối năm 2007 –

2008, giá vật liệu xây dựng trong nước và trên thị trường quốc tế tăng vọt, gây khó khăn lớn cho Ban QLDA ĐS các nhà thầu trong việc đảm bảo tiến độ và chất lượng dự án trong khuôn khổ chi phí cho phép.

Ví dụ, trong dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông, kế hoạch chi phí của dự án được xây dựng với tổng mức đầu tư của dự án bao gồm chi phí xây dựng và chi phí GPMB tại thời điểm tháng 3/2008 là 8.769.965 triệu VNĐ, xấp xỉ 552,86 triệu USD với tỷ giá hối đoái là 1 USD = 15.863 VNĐ. Trong khi đó, cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra đầu tiên ở Mỹ đã đẩy giá đồng USD lên rất cao, hiện nay vào khoảng 1 USD = 17.750 VNĐ. Do đó, nhiều chi phí cho các phần việc của dự án cần được tính toán lại cho hợp lý, dẫn đến tiến độ giải ngân chậm hơn kế hoạch, từ đó ảnh hưởng đến tiến độ chung của toàn dự án.

4.2. Chủ quan:

4.2.1. Nguồn nhân lực cho dự án chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác QLDA:

Có thể nói rằng, QLDA tóm lại là sự tác động mang tính chủ quan của con người lên quá trình thực hiện dự án nhằm mục đích đảm bảo cho dự án đạt được các yêu cầu mong muốn về thời gian, chi phí, chất lượng, … Do đó, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý chính là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định sự hiệu quả của công tác QLDA.

Như đã trình bày ở Chương I, công tác QLDA thuộc ngành đường sắt đòi hỏi các cán bộ quản lý phải có trình độ cao, năng lực tổng hợp về nhiều mặt, nhiều lĩnh vực, không chỉ về QLDA mà còn về kỹ thuật, vận tải, thiết kế, thi công, thị trường,…và khả năng nắm bắt tiếp thu công nghệ mới, công nghệ của nước ngoài.

Tuy nhiên, nguồn nhân lực của Ban QLDA ĐS hiện nay còn thiếu xét cả về số lượng và chất lượng. Thực tế là, đến hết năm 2008, Ban QLDA ĐS mới chỉ có 52 cán bộ công chức, viên chức. Trong đó có 12 nữ (chiếm

23,07%) và 40 nam (chiếm 76,03%), có 23 Đảng Viên. Số cán bộ công chức có trình độ trên đại học là 6 người (11,53%), trình độ đại học là 43 người (82,7%), trình độ cao đẳng trung cấp là 3 người (5,76%) và có 2 lái xe. Có 25 cán bộ công chức đã qua đào tạo nghiệp vụ về công tác quản lý dự án, chiếm 48%.

Mặt khác, Ban QLDA ĐS mới được thành lập chưa lâu, cán bộ viên chức phần lớn chuyển từ những nơi khác về, nhiều người có môi trường làm việc cũ khác hẳn với tính chất công việc của Ban, do vậy chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác QLDA nên khả năng xử lý công việc còn thiếu chủ động, lúng túng, chưa hiệu quả. Nhiều cán bộ chưa được đào tạo bài bản về QLDA, khả năng tiếp thu và ứng dụng công nghệ mới còn hạn chế.

4.2.2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác quản lý dự án sơ sài, lạc hậu:

Dù đã nhận được nhiều sự quan tâm của Bộ GTVT và Cục ĐSVN, tuy nhiên do mới được thành lập chưa lâu nên cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác QLDA ở Ban QLDA ĐS còn rất sơ sài, lạc hậu, khó có thể ứng dụng các công nghệ tiên tiến và vì vậy chưa phát huy được tác dụng hỗ trợ quá trình QLDA ở Ban.

Cán bộ QLDA ở Ban QLDA ĐS hiện nay chưa được trang bị các công cụ QLDA hiện đại. Phương tiện máy móc kỹ thuật và hệ thống thông tin liên lạc còn thiếu và thô sơ, không đủ đáp ứng nhu cầu quản lý các dự án lớn trên những địa bàn xa (Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hải Dương,…).

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN Ở BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM (Trang 36 - 39)