Sự phối hợp giữa các Ban, ngành và địa phương có liên quan đến dự án còn lỏng lẻo, thiếu đồng bộ:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN Ở BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM (Trang 34 - 36)

4. Các nguyên nhân: 1 Khách quan:

4.1.2. Sự phối hợp giữa các Ban, ngành và địa phương có liên quan đến dự án còn lỏng lẻo, thiếu đồng bộ:

án còn lỏng lẻo, thiếu đồng bộ:

Có thể nói, công tác QLDA là tổng hòa của rất nhiều các hoạt động, sự phối hợp các hoạt động không chỉ giữa những cá nhân trong Ban QLDA mà còn giữa rất nhiều các đối tượng liên quan, gồm có: chủ đầu tư, các nhà tư vấn, các nhà thầu, các thể chế tài chính, cộng đồng dân cư, các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan và một số đối tượng khác tùy theo đặc trưng của từng dự án.

Trong đó:

- Chủ đầu tư là người ra quyết định đầu tư dự án, quyết định thành lập các BQLDA thay mặt chủ đầu tư thực hiện quá trình QLDA hoặc

quyết định thuê chủ nhiệm điều hành dự án, thuể tổ chức tư vấn thực hiện các công tác chuyên môn liên quan đến QLDA.

- Các nhà tư vấn có vai trò tư vấn cho chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư về các nghiệp vụ liên quan đến quá trình QLDA.

- Các nhà thầu, quá trình đấu thầu lựa chọn nhà thầu có ảnh hưởng mang tính quyết định đến dự án cả về tiến độ, chi phí và chất lượng, các nhà thầu là đơn vị trực tiếp thi công hoặc tổ chức mua sắm hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho dự án.

- Các thể chế tài chính là các kênh huy động, giải ngân nguồn vốn đầu tư cho dự án cũng như hỗ trợ BQLDA trong nhiều hoạt động tài chính khác.

- Cộng đồng dân cư là những đối tượng thụ hưởng dự án, lợi ích có liên quan trực tiếp tới dự án nên đối tượng này luôn có sự quan tâm đặc biệt tới dự án. Đây là một lực lượng đông đảo, và có thể tác động tới dự án theo 2 chiều hướng: hợp tác đỡ đầu hoặc chống đối. Công tác GPMB có thể được thực hiện thuận lợi hay không phụ thuộc chặt chẽ vào sự hợp tác của nhân dân địa phương nơi diễn ra dự án. Đồng thời cộng đồng dân cư cũng là một lực lượng thanh tra giám sát, có tiếng nói quan trọng, phản ảnh lên các cơ quan Nhà nước chức năng nếu phát hiện có sai sót nghiêm trọng trong quá trình thực hiện dự án, từ đó góp phần giúp dự án có thể được thực hiện với chất lượng tốt hơn và tiến độ hợp lý hơn.

- Các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan với các văn bản pháp lý về lĩnh vực QLDA cũng như một số lĩnh vực có liên quan, là lực lượng thanh tra giám sát dự án, phát hiện và xử lý các sai phạm trong quá trình thực hiện dự án liên quan đến lĩnh vực quản lý của cơ quan mình.

- Các đối tượng khác: các nhà cung cấp vật tư, thiết bị, nguyên vật liệu; các phòng ban chức năng; các tổ chức dịch vụ,…tùy theo mục tiêu

hoạt động mà các đối tượng này có thể tác động tới quá trình QLDA theo nhiều chiều hướng khác nhau.

Trong quá trình thực hiện công tác QLDA, Ban QLDA ĐS phải đóng vai trò là lực lượng trung tâm tiến hành phối hợp nhịp nhàng hoạt động của các đối tượng có liên quan nói trên, đảm bảo lợi ích của tất cả các đối tượng được dung hòa nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho dự án.

Muốn làm được điều đó, ngoài năng lực của đội ngũ cán bộ QLDA thì cũng cần phải có những cơ chế chính sách hỗ trợ rõ ràng, như cơ chế thanh quyết toán chi phí GPMB phải hợp lý và thỏa mãn được cộng đồng dân cư địa phương nơi diễn ra dự án, cơ chế cấp vốn cho các nhà thầu phải nhanh chóng và tiện lợi, hệ thống thông tin liên lạc giữa các địa phương với nhau và giữa các địa phương với trung ương phải đảm bảo thông suốt để các văn bản quy định của Nhà nước về các lĩnh vực có liên quan được tuyên truyền rộng rãi, …

Trong khi đó ở nước ta hiện nay vẫn chưa có cơ chế thống nhất để phối hợp chặt chẽ hoạt động của các đối tượng này với Ban QLDA ĐS. Ví dụ, có sự không thống nhất giữa các địa phương về giá cả và phương án GPMB, gây nhiều khó khăn cho Ban QLDA ĐS trong quá trình đàm phán xác định phương án GPMB. Chính quyền địa phương các cấp còn thiếu quyết liệt trong việc phối hợp với Ban QLDA ĐS trong công tác GPMB. Ngoài ra, cơ chế thanh quyết toán, cấp kinh phí cho các nhà thầu còn sách nhiễu, nhiều thủ tục rườm rà, …

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN Ở BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w