SƠ ĐỒ 2.2 QUY TRÌNH TỔ CHỨC ĐẤU THẦU Ở BAN QLDA ĐS

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN Ở BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM (Trang 29 - 33)

BQLDA ĐS đã thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước về quy trình tổ chức công tác đấu thầu theo Luật đấu thầu của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005.

Việc phân chia các gói thầu như thế nào và lựa chọn hình thức đấu thầu nào cho phù hợp cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trên cơ sở pháp luật và các văn bản pháp lý về đấu thầu, Ban QLDA ĐS đã căn cứ vào đặc điểm từng dự án, từng gói thầu cụ thể để lựa chọn hình thức đấu thầu cho hợp lý.

Cụ thể: Trong tiểu dự án Hạ Long – cảng Cái Lân và cầu vượt Bàn Cờ, toàn tiểu dự án được chia thành 20 gói thầu nhỏ, trong đó có 10 gói thầu xây lắp, 10 gói thầu thuộc các loại chi phí khác.

Tất cả các gói thầu xây lắp đều được tiến hành đấu thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước, điều này đảm bảo hiệu quả thực hiện của các gói thầu này vì các gói thầu xây lắp đều có giá trị và quy mô lớn, chỉ có đấu thầu rộng rãi mới đảm bảo lựa chọn được nhà thầu phù hợp và đảm bảo tính công bằng minh bạch.

9 trên tổng số 10 gói thầu còn lại áp dụng hình thức chỉ định thầu, do các gói thầu này đều có giá trị tương đối nhỏ (dưới 5 tỷ đồng) và nhiều gói thầu có tính chuyên môn đặc thù cao (gói thầu số 11 về công tác rà phá bom mìn, vật nổ; gói thầu số 16 về công tác đào tạo chuyển giao công nghệ; …). Riêng gói thầu số 20 về Bảo hiểm công trình được áp dụng hình thức Chào hàng cạnh tranh đến các đơn vị kinh doanh bảo hiểm trong nước.

Cũng như vậy, tiểu dự án Phả Lại – Hạ Long được chia thành 37 gói thầu, trong đó có 5 gói thầu mua sắm hàng hóa, 12 gói thầu xây lắp và 20 gói thầu các công việc còn lại. Ngoài các gói thầu số 18, 32, 33, 34 thuộc gói thầu dịch vụ tư vấn là áp dụng hình thức Chỉ định thầu do các gói thầu này có giá trị nhỏ hơn 500 triệu đồng phù hợp với quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 20 của luật Đấu thầu. Tất cả các gói thầu còn lại đều tổ chức đấu thầu rộng rãi trong nước với hình thức 1 hoặc 2 gói hồ sơ tùy đặc điểm từng gói thầu cụ thể.

Việc áp dụng linh hoạt các hình thức đấu thầu căn cứ vào đặc điểm của từng gói thầu cụ thể giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác đấu thầu, từ đó góp phần tích cực đẩy nhanh tiến độ dự án.

Mặt khác, Ban QLDA ĐS đã phân tách mỗi dự án thành các gói thầu nhỏ, thực hiện hoạt động đấu thầu riêng rẽ cho từng gói thầu. Điều này giúp nâng cao khả năng lựa chọn được nhà thầu có năng lực phù hợp nhất đối với từng gói thầu cụ thể, do đó giúp nâng cao chất lượng dự án. Tuy nhiên việc phân tách các gói thầu nếu không được tính toán cẩn thận có thể lâm vào tình trạng dự án bị chia quá vụn vặt, thậm chí có thể xảy ra hiện tượng các gói thầu được cố ý chia nhỏ để hợp thức hóa hình thức chỉ định thầu mà nhà thầu được chỉ định có quan hệ chặt chẽ và thiếu minh bạch về lợi ích đối với cán bộ làm công tác đấu thầu của Ban.

3. Đánh giá công tác QLDA của Ban:

3.1. Ưu điểm:

Thứ nhất, chưa xảy ra hiện tượng chậm tiến độ nghiêm trọng.

Tiến độ thực hiện của các dự án hiện tại đều chậm so với kế hoạch song được đánh giá là vẫn nằm trong khả năng kiểm soát của Ban và đang được gấp rút đẩy nhanh.

Thứ hai, công tác đấu thầu được thực hiện theo đúng các quy định

của Nhà nước, có sự xử lý linh hoạt theo đặc điểm từng gói thầu. Phần lớn các gói thầu đã tổ chức đấu thầu đều lựa chọn được nhà thầu phù hợp, chưa phát sinh các sự cố nghiêm trọng.

Thứ ba, Ban QLDA ĐS đã có sự phối hợp hoạt động tương đối

chặt chẽ và hợp lý giữa các phòng ban, giữa Ban với cấp trên và với các đối tượng có liên quan đến các dự án do Ban thực hiện công tác quản lý.

Thứ tư, công tác giải ngân được thực hiện khá tốt, hoàn thành gần

Thứ năm, công tác GPMB được quan tâm đúng mức, Ban QLDA

ĐS liên tục có các biện pháp đôn đốc các địa phương để đảm bảo hoàn thành công tác GPMB theo đúng kế hoạch.

Thứ sáu, Ban QLDA ĐS đã giúp Cục ĐSVN nghiên cứu bổ sung

kịp thời những khiếm khuyết trong quá trình lập dự án, đề xuất giải pháp hiệu quả ngăn chặn việc đưa ra những quyết định sai lầm.

3.2. Hạn chế:

Thứ nhất là về công tác đấu thầu, mặc dù đã có nhiều cố gắng,

song công tác đấu thầu ở Ban QLDA ĐS vẫn tồn tại một số hạn chế, nhất là trong công tác lập hồ sơ mời thầu và trong khâu xét duyệt hồ sơ dự thầu tuyển chọn nhà thầu trúng thầu. Công tác tổ chức hoạt động đấu thầu được tiến hành tương đối chậm do đó cũng ảnh hưởng đến tiến độ chung của toàn dự án.

Thứ hai là về công tác GPMB, hiệu quả trong công tác phối hợp

với các cấp chính quyền địa phương và quần chúng nhân dân của Ban QLDA ĐS chưa thực cao, công tác GPMB thiếu tính thực tế, chỉ mang tính chất thúc giục, đôn đốc. Do vậy, một số gói thầu đến nay chưa thể thực hiện do công tác GPMB chưa hoàn thành.

Việc lập kế hoạch GPMB thiếu thực tế và còn mang tính hình thức. Các kế hoạch tiến độ của dự án, đặc biệt là kế hoạch GPMB được lập ra không bám sát tình hình thực tế ở các địa phương cũng như năng lực thực hiện của Ban QLDA ĐS, do đó kế hoạch tiến độ GPMB thường xuyên phải điều chỉnh và thông thường không đạt được kế hoạch đề ra ban đầu.

Mặt khác, việc nắm bắt giá cả bất động sản và công tác dự báo biến động thị trường trong công tác dự toán kinh phí GPMB còn kém. Thường xuyên xảy ra tình trạng kinh phí GPMB vượt dự toán, điển hình như đã nêu trong tiến độ thực hiện tiểu dự án Lim – Phả Lại, kinh phí GPMB từ 178 tỷ đồng theo kế hoạch hiện nay đã lên tới 428 tỷ đồng. Đây cũng là những hạn chế chung thường gặp trong công tác QLDA đầu tư xây dựng ở nước ta.

Thứ ba, công tác lập kế hoạch trong QLDA còn yếu đặc biệt việc

ứng dụng các công cụ QLDA hiện đại ở Ban QLDA ĐS rất hạn chế, do đó công tác QLDA còn mang tính thủ công, tốn thời gian, thiếu khoa học và hiệu quả không cao.

Thứ tư, công tác đôn đốc tiến độ thi công của các nhà thầu chưa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hiệu quả, thường xuyên xảy ra tình trạng phải gia hạn thêm thời gian cho các gói thầu, tiến độ thi công hiếm khi đạt được như trong hợp đồng đã ký kết.

Thứ năm, việc nắm bắt và xử lý các vấn đề kỹ thuật phát sinh tại

một số công trình chưa kịp thời, khả năng thích ứng, nắm bắt và dự báo các thông tin về giá cả thị trường chưa thật tốt, dẫn đến chậm tiến độ ở một số công đoạn.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN Ở BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM (Trang 29 - 33)