Những kiến nghị chung

Một phần của tài liệu CÁC KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CÔNG TRÌNH VIETTEL GIAI ĐOẠN 20072010 (Trang 35 - 37)

2.1. Kiến nghị đối với Tổng Công ty Viễn thông Quân đội

Thứ nhất, Tổng Công ty cần xác định rõ chiến lược đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng sẵn quy hoạch tổng thể, chuẩn hóa các thủ tục theo quy định của Nhà nước về đấu thầu cũng như công tác quản lý để đảm bảo tốc độ xây lắp được nhanh hơn. Nhờ đó Công ty mới có thể đảm bảo thực hiện được nhiệm vụ SXKD năm 2007.

Thứ hai, Tổng Công ty cần đầu tư xây dựng chỗ đứng của Tổng Công ty tại ba khu vực bắc- trung- nam để Công ty có cơ sở xác định được khu vực thị trường chiến lược để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và tạo lập vị trí kinh doanh trên thị trường.

Thứ ba, Tổng Công ty cần tăng cường đầu tư, cấp vốn tạo điều kiện cho Công ty đầu tư phương tiện vận tải tại khu vực phía nam, xe phục vụ cơ động sửa chữa hàn nối cáp quay và một số trang thiết bị khác.

Thứ tư, Tổng Công ty cần nhanh chóng xem xét và phê duyệt mô hình tổ chức mới của Công ty để Công ty Cho phép Công ty điều chỉnh mô hình tổ chức cho phù hợp với lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

Thứ năm, Tổng Công ty nên xây dựng cơ chế liên kết giữa các công ty thành viên trong nội bộ Tổng công ty để các công ty này có sở tiến hành hợp tác kinh doanh, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của mỗi công ty nói riêng và cả Tổng công ty nói chung.

Thứ sáu, Tổng Công ty cần phải thực sự mở rộng quyền tự chủ kinh doanh cho Công ty. Bằng cách cho phép Công ty tự tìm hướng đi cho mình miễn là đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế đã giao.

2.2. Kiến nghị đối với Nhà nước

Thứ nhất, hoàn thiện và đảm bảo thực hiện nghiêm túc luật đấu thầu. Hiện nay do luật đấu thầu còn có nhiều thiếu sót và hạn chế tạo ra cơ hội để một

số nhà đầu tư lợi dụng gây nên những hiện tượng tiêu cực. Để hoạt động lập dự toán và đấu thầu ngày càng hoàn thiện hơn thì Nhà nước cần nâng cao năng lực của chủ đầu tư, kiểm soát nghiêm ngặt hoạt động của đối tượng này trong việc cung cấp thông tin cho các nhà thầu nhằm đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh và khách quan. Cụ thể hóa các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu. Khắc phục tình trạng lạm dụng hình thức đấu thầu hạn chế. Đẩy mạnh công tác thanh tra về đấu thầu nhằm pháp hiện kịp thời các sai phạm và xử lý tiêu cực. Đồng thời điều chỉnh cách thức tính giá dự thầu cho sát với thực tế.

Thứ hai, cung cấp thông tin liên quan đến xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông. Trong quá trình tính toán gía dự thầu các nhà thầu thường thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau nên nhiều khi không chính xác và đầy đủ. Vì vậy, Nhà nước cần tạo dựng một ngân hàng thông tin nhằm cung cấp những thông tin cơ bản về ngành như thông tin về thị trường máy móc, giá cả nguyên vật liệu, các văn bản quy phạm pháp luật... nhằm góp phần giúp cho các doanh nghiệp được bình đẳng trong các cơ hội tiếp cận gói thầu, tránh tình trạng lợi dụng mối quan hệ sẵn có dẫn đến tình trạng thông thầu, quân xanh, quân đỏ.

Thứ ba, nghiên cứu và điều chỉnh hệ thống định mức sản xuất chung cho ngành xây lắp viễn thông vì hệ thống định mức này đã quá lỗi thời và không còn phù hợp với thực tế sản xuất gây khó khăn trong công tác lập kế hoạch tổ chức sản xuất, hoàn công, quyết toán.

Thứ tư, giảm sự can thiệp của các bộ ngành đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Trong thời gian qua, mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới cung cách quản lý, song sự can thiệp của các cơ quan Nhà nước tới hoạt động kinh doanh của Công ty còn khá lớn. Biểu hiện ở một số mặt như: Công ty không được cung cấp thông tin về các nhiệm vụ quốc phòng sẽ phải thực hiện trong năm để có kế hoạch chuẩn bị nguồn lực, các thủ tục và quy định rườm rà làm cho thời gian chờ thông qua một dự án đầu tư thường mất nhiều thời gian hơn các doanh nghiệp tư nhân, điều này đã dẫn đến việc Công ty bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh... Do đó, để tạo điều kiện cho Công ty xây dựng và thực hiện thành công chiến lược kinh doanh của mình, Nhà nước cần thông báo một cách chi tiết đến mức có thể các nhiệm vụ mà Công ty cần thực hiện trong năm, đơn

giản hóa các thủ tục hành chính, phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn giữa các cơ quan Nhà nước, Tổng công ty và Công ty đảm bảo tính tự chủ kinh doanh của Công ty theo luật định.

KẾT LUẬN

Cùng với sự chuyển mình của nền kinh tế, sự phát triển của ngành viễn thông và công nghệ thông tin nhu cầu xây lắp các công trình viễn thông, thiết bị viễn thông và các dịch vụ viễn thông không ngừng tăng cao, tạo ra cho Công ty Công trình Viettel còn non trẻ những cơ hội kinh doanh mới. Nhận thức sâu sắc xu hướng trên Công ty đang từng bước tự khẳng định mình trên thị trường trong nước và quốc tế, song còn gặp rất nhiều khó khăn. Trong thời gian tới Công ty nên tăng cường đầu tư cho lĩnh vực kinh doanh chính của mình là xây lắp trên cơ sở phát huy những thế mạnh của mình như kinh nghiệm, lao động lành nghề, uy tín, thương hiệu manh, đồng thời tìm kiếm sự liên kết với những doanh nghiệp xây lắp mạnh khác để khắc phục những hạn chế trong hoạt động đấu thầu. Bên cạnh đó Công ty cũng không nên bỏ qua những lĩnh vực sản xuất phụ vì đây là những lĩnh vực rất có tiềm năng, không đòi hỏi phải đầu tư quá lớn, có khả năng hỗ trợ cho lĩnh vực sản xuất chủ lực và cho tỷ xuất lợi nhuận cao.

Luận văn này có sử dụng một số tài liệu tham khảo được chú thích theo từng trang và cuối luận văn. Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân mình. Em cũng xin chân thành cảm ơn cô Hồ Thị Bích Vân đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.

Một phần của tài liệu CÁC KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CÔNG TRÌNH VIETTEL GIAI ĐOẠN 20072010 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w