Đánh giá NVL ở công ty

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở công ty TNHH TM và XD hùng dũng (Trang 48)

- Giai đoạn thanh lý hợp đồng.

2.2.1.4. Đánh giá NVL ở công ty

a, Nguyên tắc đánh giá NVL

Tại công ty đã đánh giá vật liệu theo nguyên tắc: NVL hiện có ở công ty được phản ánh trong sổ kế toán và báo cáo kế toán theo trị giá vốn thực tế của vật liệu, là toàn bộ các chi phí mà công ty đã bỏ ra để có được số vật liệu đó ở địa điểm và trạng thái hiện tại.

Trị giá vốn của vật tư vật liệu tại thời điểm mua là số tiền thực tế phải trả cho người bán ( còn gọi là trị giá mua thực tế)

== +

+

Trị giá vốn thực tế của vật liệu xuất kho là trị giá vốn thực tế của vật liệu tại thời điểm nhập kho.

b, Phương pháp tính giá NVL tại công ty

- Đối với NVL nhập kho:

Tại công ty, nguồn cung cấp nguyên vật liệu chủ yếu là do mua ngoài và tất cả các loại vật liệu dù có khối lượng ít hay nhiều đều được nhập kho. Hệ thống kho của công ty bao gồm: kho của công ty và các kho bãi tại các công trình.

Đối với nguyên vật liệu mua về nhập kho tại công trình, kế toán công ty tính giá mua thực tế của nguyên vật liệu theo công thức sau:

Giá thực tế nguyên vật liệu = Giá mua ghi trên hoá đơn

Do đặc điểm của một đơn vị xây dựng cơ bản, nên vật liệu nhập tại kho công trình thường có khối lượng lớn, cồng kềnh. Những trường hợp như thế này, khi mua công ty thường thoả thuận với người bán là sẽ tính mọi khoản chi phí vào giá bán ghi trên hoá đơn người bán và người bán có trách nhiệm vận chuyển, bảo quản vật tư đến kho công trình. Do vậy, giá thực tế vật tư mua trong trường hợp này bao gồm cả chi phí thu mua. Còn đối với các loại vật tư

Trị giá mua thực tế

Số tiền ghi trên hoá đơn không kể thuế GTGT

Các khoản giảm giá h ng bán trà ả lại ( nếu

có)

= -

Trị giá vốn thực tế của vật liệu mua

nhập kho

Trị giá mua thực tế của vật liệu

nhập kho

Chi phí vận chuyển, chi phí về kiểm nhận kho,thuế nhập khẩu(nếu

có)

không lớn lắm hoặc các vật liệu phụ khác do công ty vận chuyển, bảo quản giá thực tế vật liệu vẫn được tính theo công thức trên.

Ví dụ 1: Phiếu nhập kho số 04 ngày 06/01/2009 (biểu số 3) công ty nhập kho trần thạch cao chìm do công ty cổ phần công nghiệp Nghĩa Sơn vận chuyển đến (chưa trả tiền người bán) với số lượng và đơn giá ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng số 0099097 (biểu số 4) như sau:

Số lượng: 2.822 tấm, đơn giá: 27.910 đ Thuế suất thuế GTGT: 10%

→ Trị giá vốn thực tế trần thạch cao chìm nhập kho là: 2.822 x 27910 = 78.762.020 đ

- Đối với NVL xuất kho:

Mặc dù số lựơng chủng loại NVL của Công ty rất nhiều nhưng khả năng quản lý chi tiết NVL của công ty rất chặt chẽ, bên cạnh đó do đặc điểm của công ty là công ty xây dựng, vật liệu sau khi hoàn tất thủ tục nhập kho thường là xuất thẳng tới nơi thi công công trình, NVL nhập kho cho từng công trường thì sẽ xuất dùng cho chính công trường đó. Do đó công ty có thể theo dõi lô hàng từ khi nhập đến khi xuất. Vì thế công ty sử dụng phương pháp đơn giá thực tế đích danh để tính trị giá NVL xuất kho. Tức là khi xuất kho vật liệu thuộc lô hàng nào thì căn cứ vào số lượng xuất kho và đơn giá nhập kho thực tế của lô hàng đó để tính ra giá thực tế của VL xuất kho.

Ví dụ 2: Theo phiếu xuất kho số 04 ngày 06/01/2009 (biểu số 5), xuất kho trần thạch cao chìm cho đội số 02 thi công công trình trần thạch cao công ty cổ phần Constrexim Hồng Hà. Số trần thạch cao này được nhập kho theo phiếu nhập kho số 04 ngày 09/01/2009 ( như ví dụ 1)

→Trị giá vốn thực tế trần thạch cao chìm xuất kho là: 2.822 x 27910 = 78.762.020 đ

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở công ty TNHH TM và XD hùng dũng (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w