Tài nuuyén du lich nhản văn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công cụ GIS vào quản lý và khai thác tài nguyên du lịch Ninh Bình (Trang 54)

- Hỏi theo dạng ngôn ngữ hỏi đáp cảu trúc cho mô hình cơ sở dữ liệuquan hệ (Structure query language select SQL Select)

Tài nuuyén du lich nhản văn.

Di tắch

Ninh Bình là tỉnh có số lượng các di tắch lịch sử - văn hoá - nghệ thuật rất lớn (344 di tắch). Các di tắch này phân bô ở hầu khắp các địa bàn trong tỉnh. Cho đến năm 1994, trên phạm vi toàn tỉnh đã có 32 di tắch được Bộ Văn hoá xếp hạng. Trong đó có 3 di tắch được xếp vào loại đặc biệt quan ữọng, đó là đền Vua Đinh và đền Vua Lê ở khu vực Cố đô Hoa Lư và quần thể nhà thờ Phát Diệm ở Kim Sơn. Còn lại là hàng trăm các di tắch có ý nghĩa địa phương, liên quan đến công cuộc giữ nước, tới truyền thống văn hoá của dân tộc.

Về nội đung, mỗi di tắch đều có những sắc thái và dấu ấn lịch sử riêng. Có những di tắch mang ý nghĩa lịch sử - vãn hoá gắn liền với kinh đô đầu tiên của nước Đại Cồ Việt. Từ năm 968, khi Đinh Bộ Lĩnh thống nhất được đất nước và lên ngôi Hoàng Đế, ông đã chọn Hoa Lư làm kinh đô. Sau đó Lê Hoàn lên ngôi lại ra sức mở mang xây dựng. Nơi đây đã để lại cho hậu thế nhiều di tắch nhiều di tắch có giá trị đặc biệt. Chắnh vì vậy cố đô Hoa Lư đã được Bộ Văn hoá - Thông tin giới thiộu hồ sơ để UNESCO xem xét và công nhận là di sản văn hoá của thế giới.

DETAI96QX08.Trang 4 9

Có những di tắch lại làm nhân chứng cho một thời kỳ quan trọng trong lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc. Đó là các căn cứ cách mạng ở Sơn Thành, Sơn Lai, Phú Lộc, Quỳnh Lưu, Quỳnh Sơn, Son Hà, Quang Lộc, Phú Long, Trường Yên.

Lại có những di tắch có ý nghĩa về mặt kiến trúc - nghệ thuật thật độc đáo như khu nhà thờ đá Phát Diệm. Tuy là nhà thờ Thiên chúa giáo nhưng được xây dựng theo kiến trúc đình chùa Việt Nam. Rồi các đình, chùa, đền, miếu dược xây dựng từ những thế thứ X đến nay như: chùa Nhất Trụ, điện Thái Vi, chùa Bắch Động, chùa Am Tiêm, phủ Bà Chúa... vừa mang ý nghĩa lịch sử lại vừa mang ý nghĩa kiến trúc - nghệ thuật... (xem bảng phân loại các di tắch).

Do nhiều nguyên nhân khác nhau, một số di tắch, nhất là các di tắch cách mạng không còn giữ nguyên được hiên trạng của nó. Cần tiến hành phục chế, tôn tạo để bảo vệ và gìn giữ những tài sản vô giá này

Lễ hội

ở Ninh Bình, các lễ hội không thật phong phú như các tỉnh khác thuộc đồng bằng sông Hồng, ở đây có hai lễ hội quan trọng nhất là hội Trường Yên và hội điên Thái Vi.

Hội Trường Yên diễn ra hàng năm vào khoảng nửa đầu tháng ba âm lịch, nhưng chắnh hội là ngày 10 tháng 3 trên đất cố đô Hoa Lư lịch sử. Toàn cảnh lễ hội là một khung cảnh hoành tráng. Sau những tiếng pháo hiệu nổ ròn, một cảnh vừa thực vừa hư hiện ra trước mắt du khách. Đó là con rồng dài 24m của xã Gia Phong, Gia Viễn (quê Vua Đinh) đang trườn từ đỉnh núi Mã Yên theo các bậc đá chênh vênh xuống và ngọn lửa truyền thống lấy từ mộ Vua Đinh được rước về châm vào áu đồng trên sạp rồng trước sân đền. Độc đáo nhất là trò "cờ lau tập trận". Trò chơi này

diễn lại quãng đời đi ở chăn trâu của Đinh Bộ Lĩnh, qua đó ta thấy khắ phách và tài năng của người anh hùng dân tộc.

Hội điện Thái Vi cũng diễn ra vào nửa đầu tháng ba âm lịch. Điện thờ Trần Thái Tông, vị vua đầu của triều Trần (1226 - 1258).

Các lễ hội này thu hút đông đảo khách đu lịch trong nước và quốc tế.

Các tài nguyên nhân văn khác

Ngoài các di tắch lịch sử - văn hoá và các lễ hội còn nhiều yếu tô khác cũng có ý nghĩa đối với du lịch. Đó là các làng nghề truyền thống, ở Ninh Bình có một sô làng nghề tiêu biểu: nghề thêu, dệt của Khánh Ninh, Yên Từ, nghề chạm đá ở Ninh An, nghề mộc ở Ninh Phong, nghề chiếu cói ở Kim Mỹ, Kim Tân... Song thực tế các làng nghề này chưa thu hút được lượng khách đáng kể. Cũng có thể các công ty du lịch chưa chú trọng đến tài nguyên này lắm. Tuy nhiên, một số sản phẩm của các làng nghề này đã được sản xuất nhằm phục vụ nhu cầu của khách như những món quà lưu niệm hoặc đồ dùng độc đáo.

Ngoài ra còn phải kể đến nẻn văn hoá gắn với vùng đất truyền thống, đêh các móm ăn đặc sản như: dê, ếch, baba, lươn, cá rô, Trường Yên của Ninh Bình.

Miền núi Ninh Bình lại có xã rẻo cao, nhấp nhô những mái nhà sàn bên dòng suối trong xanh, có tiếng chim hót, tiếng hươu nai và từng đàn bướm lạ. Đó chắnh là một tài nguyên nhân vãn đu lịch. Bởi mỗi dân tộc đều có một phong tục tập quán riêng về cư trú, vè kiến trúc, về thói quen ăn uống, sinh hoạt, về trang phục... Tất cả những cái đó cũng có sức hấp dẫn khách du lịch.

DETAI96QX08.Trang 51

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công cụ GIS vào quản lý và khai thác tài nguyên du lịch Ninh Bình (Trang 54)