bảo vệ độc lập dân tộc và giữ vững chính quyền của nhân dân hai nước trên.
Câu 216. Việc xây dựng và củng cố chính quyền Xô viết ở Nga trong những năm 1917 – 1918 đã diễn ra như thế nào ? Cho biết chính quyền Xô viết đầu tiên ở nước ta đã ra đời trong hoàn cảnh lịch sử nào và hoạt động ra sao ?
Câu 217. Vai trò của Lênin đối với phong trào công nhân Nga và Cách mạng Nga (từ đầu thế kỷ XX đến năm 1918) ?
(Đề thi Olympic 30/4, khối 11, năm 2006)
Câu 218. Cho biết nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Mười Nga 1917. Hãy nêu dẫn chứng mà anh (chị) biết về ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười đối với cách mạng Việt Nam ?
Câu 219. Trình bày ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Ảnh hưởng của cuộc cách mạng này đối với Cách mạng Việt Nam như thế nào ?
(Đề thi Olympic 30/4, khối 11, năm 2009)
Câu 220. Phân tích ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga 1917 đối với phong trào giải phóng dân tộc.
(Đề thi HSG Quốc gia, năm 2009)
22. LIÊN XÔ XÂYDỰNG CHỦ DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
(1917 – 1921)
Với Chính sách kinh tế mới – NEP (1921 – 1925), nhân dân Xô viết đã hoàn thành khôi phục đất nước sau chiến tranh và bắt đầu triển khai công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bằng việc thực hiện các kế hoạch 5 năm, Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt và trở thành 1 cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa.
Câu 221. Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh đặc biệt như thế nào ? Hoàn cảnh đó ảnh hưởng đến đường lối, biện pháp và nhịp độ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô ra sao ?
Câu 222. a. Nước Nga Xô viết gặp phải những khó khăn gì về kinh tế, chính trị.
Hãy nhận xét về tình hình kinh tế nước Nga năm 1921 so với năm 1913 – năm phát triển cao nhất của nước Nga thời Nga hoàng.
Câu 223. Vì sao Đảng Bônsêvích (Nga) phải chuyển từ chính sách "cộng sản thời chiến" sang chính sách kinh tế mới ? Tác dụng của NEP đối với nền kinh tế của nước Nga Xô viết ? Đánh giá vai trò của Lênin trong thời kỳ đó ?
Câu 224. Trình bày hoàn cảnh ra đời, nội dung chủ yếu và ý nghĩa của Chính sách Kinh tế mới (NEP) đối với nước Nga Xô viết. Theo anh (chị), đường lối đổi mới về quan hệ sản xuất mà Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra có điểm gì giống với NEP ?
Câu 225. Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa chính sách “Cộng sản thời chiến” và chính sách “Kinh tế mới”. Từ đó, rút ra thực chất của chính sách “Kinh tế mới” ?
(Đề thi Olympic 30/4, khối 11, năm 2006)
Câu 226. Tại sao có sự ra đời của Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên Xô) ? Sự ra đời của liên bang (thời gian, tên gọi, thành phần). Trình bày khái quát công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1928 đến năm 1937. Nêu những thành tựu và thiếu sót của nó.
Câu 227. Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hãy xác định những ô còn trống :
Năm Tình trạng nông nghiệp Tình trạng công nghiệp Sự kiện kinh tế, chính trị quan trọng 1920 Bằng ½ so với trước chiến tranh. 1921 Bỏ qua 1922 Được mùa, thành thị có đủ thực phẩm 1928 – 1932
Câu 228. Xem hai bảng sau :
b. Bảng thống kê sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của Liên Xô, Anh và Pháp năm 1940
Qua hai bảng thống kê, anh (chị) có nhận xét gì về thành tựu mà Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết đạt được trong lĩnh vực công nghiệp.
23. KHÁI QUÁTVỀ CÁC NƯỚC TƯ VỀ CÁC NƯỚC TƯ
BẢN CHỦ NGHĨAGIỮA HAI CUỘC GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH
THẾ GIỚI.(1918 – 1939) (1918 – 1939)
Trong vòng 20 năm giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, chủ nghĩa tư bản đã trải qua những bước thăng trầm và biến động. Nếu như trong năm đầu (1918 – 1929), các nước tư bản từng bước ổn định và đạt được mức tăng trưởng cao về kinh tế, thì trong 10 năm sau (1929 – 1939) đã lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng, dẫn tới chiến tranh.
Câu 229. Đánh giá về nền hoà bình do Hội nghị Véc-xai đem lại, Nguyên soái Phéc-đi-năng Phốc (Foch) – nguyên Tổng tư lệnh quân đội Đồng minh ở châu Âu đã nói : “Đây không phải là hoà bình. Đây là một cuộc hưu chiến trong 20 năm”. Tại sao nói như vậy ?
(Đề thi Olympic Truyền thống 30/4, khối 11, năm 2006)
Câu 230. Trật tự thế giới mới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914–1918) như thế nào ?
(Đề thi HSG Quốc gia , bảng B, năm 1999)
Câu 231. Nêu nhận xét về sự phát triển sản xuất công nghiệp của một số nước tư bản châu Âu qua số liệu các năm 1920 và 1929.
Đơn vị : triệu tấn)
Câu 232. Bằng những dẫn chứng tiêu biểu, hãy phân tích sự ổn định của chủ nghĩa tư bản trong những năm 1924 – 1929 (có so sánh giữa các nước điển hình).
Câu 233. Lập bảng so sánh hai phong trào cách mạng : phong trào cách mạng 1918 – 1923 và phong trào cách mạng 1929 – 1939 về các mặt : hoàn cảnh, nội dung, tính chất và kết quả.
Câu 234. Trình bày hoàn cảnh ra đời và hoạt động của Quốc tế Cộng sản (1919 – 1923). Các nghị quyết của Đại hội II và VII đã ảnh hưởng đến phong trào cách mạng Việt Nam như thế nào ?
Câu 235. Phân tích chủ trương điều chỉnh chiến lược Cách mạng của Quốc tế Cộng sản tại Đại hội lần thứ VII (7 – 1935) và giải thích nguyên nhân dẫn tới những chủ trương đó ?
(Đề thi HSG Quốc gia, năm 2008)
Câu 236. Trên cơ sở tổ chức Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III), anh (chị) hãy :