5. Bố cục luận văn
1.2.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên
1.2.1.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở Hàn Quốc
Nhờ hiệu quả của phong trào Làng mới (Saemaul Undong) mà Hàn Quốc từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu trở thành một quốc gia giàu có, hiện đại bậc nhất châu Á.
Khác với chiến lược phát triển nông thôn của nhiều nước khác, song song với việc tăng đầu tư bằng tiền của thì Hàn Quốc đặt mục tiêu: “Làm thay
đổi suy nghĩ thụ động và ỷ lại tồn tại ở phần lớn nhân dân sống trong khu vực nông thôn”. Mục tiêu của chính sách mới là làm cho nông dân có niềm tin và
trở nên tích cực đối với sự nghiệp phát triển nông thôn, làm việc chăm chỉ, độc lập và cộng đồng.
Để triển khai tốt chương trình này Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện tổ chức chương trình từ cơ sở lên trung ương, tiến hành phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ. Nhận thức được rằng cấp quan trọng nhất là cấp cơ sở nên mỗi làng đã bầu ra “Ủy ban phát triển Làng mới” gồm 5 đến 10 người để vạch kế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hoạch và tiến hành dự án phát triển nông thôn, Ngoài ra ủy ban còn được thiết lập ở mọi cấp của chính quyền địa phương (cấp tỉnh, thành phố, quận huyện) để cố vấn và hướng dẫn ủy viên các làng lập và lựa chọn dự án, quyết định những vấn đề ưu tiên và huy động lao động, vật tư và tiền.
Yếu tố quan trọng nhất để thực hiện thành công chương trình đó chính là tổ chức được đội ngũ lãnh đạo nông thôn mới. Để làm được việc này, ở mỗi làng nhân dân tự bầu ra người làm lãnh đạo cho chương trình của mình. Để những người lãnh đạo chương trình ở cấp lành xã thực sự của dân, vì dân, Tổng thống Hàn Quốc chủ trương để những người lãnh đạo này độc lập với hệ thống hành chính và chính trị ở nông thôn, không dành cho họ bất kỳ một khoản trợ cấp vật chất nào. Động lực chính của tinh thần hy sinh cao độ này là sự động viên tinh thần từ phía Chính phủ cũng như sự kính trọng của nông dân. Để đào tạo chính quy đội ngũ quan trọng này, Chính phủ đầu tư ba trung tâm đào tạo quốc gia được trang bị rất hiện đại và sử dụng rộng rãi mạng lưới trường nghiệp vụ của các ngành ở địa phương phục vụ công tác tập huấn ngắn hạn cho nông dân. Chi phí đào tạo do Nhà nước đài thọ, các lớp học được tổ chức ngắn trong 1 - 2 tuần nhằm trang bị những kiến thức thiết thực cho cán bộ tùy theo từng giai đoạn của chương trình.
Nhằm giảm khoảng cách giữa dân thường và quan chức Chính phủ, tạo ra sự gắn bó thực sự giữa cán bộ nhà nước với nhân dân, các quan chức của các phòng ban trung ương được đưa về cùng sống và theo học với nông dân trong chương trình 1 tuần giành cho lãnh đạo nông thôn ở các trường đào tạo phát triển nông thôn. Người lãnh đạo các cấp chính quyền cùng sống chung với lãnh đạo nông dân tại ký túc xá nhà trường, cùng nhau tham gia thảo luận, bàn bạc tìm cách xây dựng và lập kế hoạch thực hiện chương trình phát triển nông thôn, nhờ đó các quan chức cấp cao hiểu được những vai trò lớn lao của Saemaul Undong, thông cảm với những khó khăn của người nông dân và tin
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tưởng tinh thần của nông dân có thể vượt qua những thách thức của dân tộc. Bên cạnh việc được lãnh đạo tiến gần tới nông dân, Chính phủ Hàn Quốc còn tiến hành áp dụng một chủ trương nữa đó là: “Mang cả nước đến với nông
dân, giao quyền, hướng dẫn và hỗ trợ để nông dân tự quyết định và tổ chức chương trình phát triển nông thôn”. Mọi hoạt động của chương trình đều
được tiến hành thông qua các cuộc họp để nông dân tự ra quyết định lựa chọn công trình, phương thức đóng góp, giải pháp xây dựng và tự chịu trách nhiệm giám sát công trình. Để hình thành tác phong dân chủ và đưa dân vào tham gia quản lý, chương trình tập trung xây dựng tại các hội trường làng. Các cuộc họp bàn thực hiện dự án được tổ chức tại hội trường và đây trở thành địa điểm thực hiện quyền làm chủ của nông dân. Trong nhiều năm liên, hàng tháng Tổng thống định kỳ mời hai lãnh đạo chương trình ở cấp lành và một số lãnh đạo địa phương của họ đến tham dự cuộc họp của Hội đồng Chính phủ để báo cáo về thành công, thất bại, khó khăn và đề xuất của nông dân. Tổng thống, Thủ tướng và các Bộ thường xuyên đến thăm các cộng đồng nông thôn hoặc những điểm thực hiện dự án, đặc biệt trong những ngày nghỉ, lễ tết. Những hành động này đã phát huy dân chủ cơ sở từ đó tạo sức mạnh quần chúng ngăn chặn mọi hiện tượng tiêu cực ở địa phương, tạo động lực cho nhân dân hào hứng, tin tưởng huy động nội lực vào sự nghiệp chung.
Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của chương trình này đó là phá tan thái độ ỷ lại, tự ty vốn thường có ở nông dân nghèo. Nếu chỉ vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo mà ưu tiên đầu tư cho một số địa phương nghèo thì có thể xảy ra hiện tượng tranh nhau nhận là xã nghèo và tiếp tục duy trì tiêu chí này để được hỗ trợ. Muốn thay đổi tình trạng này Chính phủ Hàn Quốc đã áp dụng nguyên tắc kích thích tinh thần thi đua giữa các làng xã. Tuy xóa đói giảm nghèo là mục tiêu hàng đầu nhưng chương trình “Làng mới” không lấy xã nghèo làm tiêu chuẩn lựa chọn đầu tư. Mọi xã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đều được cung cấp một sự hỗ trợ như nhau và chỉ ưu tiên nâng đỡ địa phương thành công. Hàng năm đánh giá hiệu quả tham gia chương trình của mỗi làng rất nghiêm túc theo những tiêu chuẩn rõ ràng và công khai, chỉ thực sự nơi nào thực hiện thành công chương trình mới được tiếp tục hỗ trợ. Các đầu tư khác của Chính phủ cũng được làm theo thứ tự ưu tiên các làng xã thực hiện tốt chương trình phát triển nông thôn. Chủ trương này được Tổng thống chính thức công bố cho nhân dân, tạo nên một khí thế thi đua sôi nổi giữa các địa phương để dành được ưu tiên đầu tư. Thưởng phạt công minh đã kích thích lòng tự hào, tự tin trong từng cộng đồng làng xã, tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ hướng về xây dựng nông thôn mới, thi đua làm giàu, làm đẹp quê hương. Thái độ ỷ lại tự ty bị loại bỏ ngay từ các tiến hành chương trình. Địa phương nào cũng muốn vươn lên thành điển hình tốt, tự hào về sự đổi thay và giàu có của làng mình.
1.2.1.2. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc
Tại Hội nghị toàn thể trung ương lần thứ 5 khóa 16 Ðảng CS Trung
Quốc năm 2005, lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra quy hoạch "Xây dựng nông
thôn mới xã hội chủ nghĩa". Ðây là một kế hoạch xây dựng mới của sự nghiệp
cải cách và phát triển nông thôn Trung Quốc và quy hoạch này đã được đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm năm lần thứ 11 (2006 - 2010).
Mục tiêu của quy hoạch này là: "Sản xuất phát triển, cuộc sống dư dật, làng
quê văn minh, thôn xã sạch sẽ, quản lý dân chủ". Quy hoạch này bao gồm cả
xây dựng văn minh tinh thần và vật chất, phát triển chính trị ở nông thôn. Ðây là một mục tiêu vô cùng to lớn.
Chúng ta có thể thấy rằng sự phát triển kinh tế của Trung Quốc trong những năm gần đây luôn được duy trì ở tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh. Nhưng nếu so với toàn bộ tốc độ phát triển nhanh chóng của đất nước và bộ mặt thành thị thay đổi từng ngày thì sự phát triển kinh tế, xã hội ở nông thôn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Trung Quốc rõ ràng còn lạc hậu và thua xa thành phố. Theo thống kê, cho đến nay, cả nước Trung Quốc vẫn còn 167 xã, gần 50 nghìn thôn chưa có đường giao thông đến tận nơi. Gần một nửa số thôn, xã trong cả nước chưa có hệ thống nước sinh hoạt đến từng hộ gia đình, 60% số hộ nông dân không có nhà vệ sinh. Cư dân nông thôn chiếm gần 60% tổng số dân trong cả nước, nhưng chỉ có khoảng 20% số dân nông thôn được hưởng nguồn thuốc và khám, chữa bệnh. Số học sinh nông thôn nhiều gấp bốn lần so với thành thị, nhưng chỉ được hưởng khoảng 38% nguồn kinh phí giáo dục của Nhà nước cấp cho cả nước. Ðó chính là hiện trạng của nông thôn Trung Quốc.
Với thực trạng trên, Trung Quốc đã có động lực để đẩy nhanh tiến trình thay đổi bộ mặt ở nông thôn. Công cuộc xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa chính là phải tính toán chung cho sự phát triển kinh tế của thành thị và nông thôn, từng bước điều chỉnh cơ cấu và cách thức phân phối thu nhập quốc dân, đưa sự nghiệp xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa vào công tác trọng tâm, chuyển ngày càng nhiều nguồn vốn và lực của xã hội về nông thôn để thu nhỏ sự cách biệt ngày càng lớn giữa thành thị và nông thôn. Xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa là một công trình có hệ thống mang lại lợi ích cho hàng trăm triệu nông dân, đồng thời cũng là một quá trình lâu dài. Nguyên tắc của Trung Quốc là quy hoạch đi trước, định ra các biện pháp thích hợp cho từng nơi, đột phá trọng điểm, làm mẫu dẫn đường, Chính phủ hỗ trợ, nông dân xây dựng. Ðể thực hiện mục tiêu trên, trong thời gian từ năm 2006 đến 2010, Trung Quốc sẽ mở rộng ngân sách tài chính bao trùm phạm vi nông thôn trong cả nước, đẩy mạnh thực hiện xây dựng 14 công trình trọng điểm xây dựng nông thôn mới, bao gồm xây dựng các cơ sở sản xuất cỡ lớn về lương thực, bông, dầu; giải quyết trước mắt vấn đề nước sinh hoạt tồn tại trong nhiều năm qua cho hàng trăm triệu nông dân; cải tạo và xây dựng mới 1,2 triệu km đường giao thông ở nông thôn trong cả nước; thực hiện xây dựng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
mạng lưới giao thông đến từng làng xã; hoàn thiện hệ thống dịch vụ y tế khám, chữa bệnh ở nông thôn và chuyển dịch việc làm cho lao động dư thừa ở nông thôn. Ðồng thời với những công việc trên, trong việc xây dựng nông thôn mới, Trung Quốc còn áp dụng các biện pháp thúc đẩy phát triển sự nghiệp giáo dục và y tế khám, chữa bệnh ở khu vực nông thôn, từng bước đẩy mạnh công cuộc xóa đói, giảm nghèo, tích cực tìm hiểu thăm dò xây dựng chế độ bảo đảm cuộc sống cho những người có thu nhập thấp nhất ở nông thôn. Ðể cung cấp dịch vụ công cộng liên quan cho nông dân, Trung Quốc sẽ đưa họ vào phạm vi bảo hiểm tai nạn lao động, giải quyết vấn đề bảo đảm xã hội và quyền lợi chính trị được hưởng theo pháp luật.
Xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa không chỉ bao hàm việc xử lý mối quan hệ giữa thành thị và nông thôn trước đây ở Trung Quốc, giải quyết nội dung chính sách về vấn đề "tam nông" (nông thôn, nông nghiệp và nông dân), mà còn được giao phó cả những vấn đề mới. Thông qua việc xây dựng có tính tổng hợp này, cuối cùng là đưa việc xây dựng nông thôn Trung Quốc trở thành nông thôn mới xã hội chủ nghĩa có nền kinh tế phồn vinh, hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện, môi trường tốt đẹp, xã hội văn minh hài hòa, để quảng đại nông dân giống như cư dân thành thị có nguồn nước sinh hoạt sử dụng tiện lợi, nguồn nhiên liệu sạch, nhà bếp ngăn nắp sạch sẽ, điều kiện vệ sinh tiện lợi, dễ chịu và đường sá rộng rãi bằng phẳng; để nông dân trong cả nước được hưởng thụ đầy đủ những thành quả của sự nghiệp cải cách phát triển ở Trung Quốc.
1.2.1.3. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở Nhật Bản
Quá trình tiến hành HĐH đất nước của Nhật Bản chính là quá trình chuyển dịch từ nông nghiệp truyền thống sang công nghiệp hiện đại, đây cũng là quá trình người nông dân tự do chuyển đổi “thân phận” của mình. Trong quá trình đó, nguồn lực lao động được chuyển dịch từ nông nghiệp sang khu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
vực phi nông nghiệp, từ nông thôn sang thành thị, đó cũng chính là quá trình phi nông hóa người nông dân. Trong quá trình phát triển nông nghiệp, Nhật Bản đã rút ra kinh nghiệm, phải xuất phát từ tình hình thực tế của đất nước, tập trung sức mạnh, thúc đẩy CNH nông nghiệp, CNH nông thôn, đô thị hóa nông thôn. Trong thời kỳ thúc đẩy CNH nông nghiệp, Nhật Bản rất coi trọng phát triển nông nghiệp, thúc đẩy mạnh mẽ các “chính sách khuyến nông”, đổi mới kỹ thuật nông nghiệp và phát triển sản xuất nông nghiệp. Từ thập kỷ 60 đến đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, về cơ bản, Chính phủ Nhật Bản “bứng trồng” trực tiếp kỹ thuật sản xuất và phương thức kinh doanh nông nghiệp của phương Tây. Mặc dù những biện pháp này đã phát huy vai trò tích cực nhất định đối với quá trình cải cách trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp thời đó của Nhật Bản, nhưng do “bứng trồng” một cách phiến diện kinh nghiệm của nước khác, tách rời tình hình của Nhật Bản nên cuối cùng đã thất bại. Thập kỷ 80, Nhật Bản bắt đầu tìm tòi con đường phát triển nông nghiệp thích hợp với mình, đẩy mạnh tiến trình CNH nông nghiệp, đặc biệt coi trọng phương thức kinh doanh và kinh nghiệm của nền nông nghiệp truyền thống của Nhật Bản, đồng thời áp dụng các biện pháp để thúc đẩy các hoạt động trao đổi, phổ biến kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp. Thông qua những biện pháp này, hoạt động sản xuất nông nghiệp của Nhật Bản phát triển rất mạnh trong quá trình CNH. Trình độ kinh tế hóa các mặt hàng nông nghiệp được nâng cao, nông nghiệp cung cấp cho các ngành sản xuất công nghiệp nguồn lao động dồi dào, đồng thời thúc đẩy tiến trình CNH nông nghiệp và đô thị hóa nông thôn. Tiến trình CNH nông nghiệp, CNH nông thôn, đô thị hóa nông thôn đã phát huy vai trò quan trọng trong việc điều hòa sự phát triển của thành thị và nông thôn Nhật Bản.
Quá trình xây dựng nông thôn mới ở Nhật Bản được tiến hành qua các giai đoạn sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Giai đoạn 1: Từ năm 1956 đến năm 1962, giai đoạn đầu của quá trình xây dựng nông thôn mới ở Nhật Bản, chủ yếu có ba nội dung:
Một là, xác định khu vực. Khu vực áp dụng xây dựng nông thôn mới được xác định là những làng có quy mô từ 900-1.000 hộ nông dân. Từ năm 1956 đến năm 1960, Chính phủ Nhật Bản đã chỉ định 4.548 làng là khu vực được áp dụng.
Hai là, xây dựng cơ chế thúc đẩy xây dựng nông thôn mới. Các làng được chỉ định xây dựng nông thôn mới thành lập hiệp hội xây dựng nông thôn, bàn bạc, trao đổi với các ban ngành, chính quyền, đoàn thể địa phương, đề ra quy hoạch xây dựng nông thôn và thực hiện.
Ba là, tăng cường nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ cho công cuộc xây dựng nông thôn mới. Ngoài nguồn kinh phí của nông dân địa phương và các khoản vay từ các quỹ tín dụng nông nghiệp của Chính phủ, Nhật Bản còn áp dụng phương thức hỗ trợ đặc biệt. Theo thống kê, trung bình mỗi làng xây dựng nông thôn mới cần 10 triệu Yên, trong đó 40% số tiền là do Chính phủ trung ương hỗ trợ.
Trong 7 năm, dưới sự hỗ trợ của các chính sách ưu đãi và nguồn kinh