Ma trận chiến lược chính

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH (Trang 47 - 50)

- Ma trận chiến lược chính là một bảng tổng hợp các chiến lược kinh doanh có thể lựa chọn cho từng lĩnh vực hoạt động hoặc sản phẩm của doanh nghiệp trên cơ sở xem xét hai yếu tố tốc độ tăng trưởng của thị trường và vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

- -

- Các chiến lược kinh doanh lựa chọn từ ma trận chiến lược chính

- III

6. Giảm bớt chi tiêu7. Đa dạng hóa tập trung 7. Đa dạng hóa tập trung

8. Đa dạng hóa theo chiều ngang9. Đa dạng hóa liên kết 9. Đa dạng hóa liên kết

6. Đa dạng hóa theo chiều ngang7. Đa dạng hóa liên kết 7. Đa dạng hóa liên kết

8. Liên doanh- - - II - 1. Phát triển thị trường - 2. Thâm nhập thị trường 5. Phát triển sản phẩm

6. Kết hợp theo chiều ngang- 5. Loại bỏ - 5. Loại bỏ - 6. Thanh lý  Yếu - I 7. Phát triển thị trường 8. Thâm nhập thị trường 9. Phát triển sản phẩm

10. Kết hợp về phía thượng nguồn11. Kết hợp về phía hạ nguồn 11. Kết hợp về phía hạ nguồn 12. Kết hợp theo chiều ngang - 7. Đa dạng hóa tập trung

- Tốc độ tăng trưởng của thị trưởng

Cao

- Thấp

- Mạnh

- Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp- - - - - - - - -

- - - - - -

- Tương ứng với mỗi lĩnh vực kinh doanh, doanh nghiệp đều có thể nằm ở một trong bốn góc phần tư kể trên.

- Doanh nghiệp thuộc góc phần tư thứ nhất có vị trí chiến lược tốt nhất. Doanh nghiệp nên tập trung vào thị trường hiện tại bằng các chiến lược phát triển thị trường, xâm nhập thị trường và phát triển sản phẩm. Trong trường hợp doanh nghiệp chỉ kinh doanh một loại sản phẩm thì nên lựa chọn chiến lược đa dạng hóa tập trung. Nến doanh nghiệp có dư thừa nguồn lực thì việc khai thác các chiến lược hội nhập (hội nhập theo chiều ngang, hội nhập dọc về phía thượng nguồn, hội nhập dọc về phía hạ nguồn) rất hữu ích vì nó giúp doanh nghiệp củng cố vững chắc vị thế của mình trên thương trường.

- Doanh nghiệp thuộc góc phần tư thứ hai kinh doanh trong ngành có tốc độ tăng trưởng cao là một lợi thế nhưng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp yếu nên việc sắp xếp lại hoạt động sản xuất kinh doanh (loại bỏ, thanh lý) để tập trung đầu tư phát triển thị trường và sản phẩm là lựa chọn số một. Bên cạnh đó nếu doanh nghiệp có một lợi thế cạnh tranh đặc biệt thì việc thực hiện chiến lược kết hợp theo chiều ngang cũng cần được xem xét vì nó có thể giúp doanh nghiệp tránh phải đối đầu trực tiếp với những doanh nghiệp lớn.

- Doanh nghiệp thuộc góc phần tư thứ ba có vị trí chiến lược kém hấp dẫn nhất. Tuy nhiên doanh nghiệp vẫn có thể có lãi nếu biết sắp xếp lại sản xuất – thanh lý, loại bỏ những bộ phận hoạt động kém hiệu quả để tập trung nguồn lực cho chiến lược đa dạng hóa từng bước nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh

- Doanh nghiệp thuộc góc phần tư thứ tư cũng có những lợi thế cạnh tranh như những doanh nghiệp thuộc góc phần tư thứ nhất, do vậy các doanh nghiệp này cũng cần phải củng cố vị thế của mình thông qua những chiến lược liên kết. Đồng thời các doanh nghiệp này có đủ nguồn lực để thực hiện chiến lược đa dạng hóa ở những lĩnh vực kinh doanh có tốc độ tăng trưởng cao hơn.

- Ưu điểm

- Ma trận chiến lược chính giúp ta nhanh chóng xác định những chiến lược thích hợp cho từng lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. - Nhược điểm

- Khả năng đưa ra các giải pháp thực hiện còn khá hạn chế. - b. Các yêu cầu khi lựa chọn chiến lược kinh doanh

- Khi đánh giá lựa chọn chiến lược cần đảm bảo một số yêu cầu sau: - Hướng tới mục tiêu bao trùm của doanh nghiệp.

- Có tính khả thi tức là phù hợp với khả năng tài chính, vật chất và nhân sự của doanh nghiệp.

- Phù hợp với điều kiện môi trường.

- Phù hợp với chính sách đối ngoại, quan điểm và phương pháp quản lý của Ban giám đốc.

- Đảm bảo ở mức rủi ro cho phép.

- Phù hợp với chu kỳ sống của sản phẩm và tiềm năng thị trường. -

-- - - -

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w