- 2.1. Khái niệm về hoạch định chiến lược kinh doanh
- Hoạch định chiến lược kinh doanh được hiểu là quá trình dựa trên cơ sở phân tích và dự báo các nhân tố môi trường kinh doanh, sử dụng các mô hình thích hợp để quyết định các vấn đề liên quan đến thị trường mà doanh nghiệp sẽ kinh doanh, nguồn vận động tài chính cũng như các nguồn lực khác, mối quan hệ của doanh nghiệp với các đối tượng hữu quan trong môi trường kinh doanh và cách thức mà doanh nghiệp sẽ sử dụng để đạt được các mục tiêu chiến lược.
- 2.2. Quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh
- 2.2.1. Xác định mục tiêu của chiến lược
- Trước khi lựa chọn chiến lược cụ thể thì cần xác định mục tiêu của chiến lược xuất phát từ sứ mệnh và chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp.
- Sứ mệnh là lý do tồn tại của doanh nghiệp. Nó là bản sắc của mỗi doanh nghiệp để phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Đây là căn cứ đầu tiên và quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần phải xem xét trước khi đưa ra mọi quyết định kinh doanh.
- Sứ mệnh lại được cụ thể hóa thành các chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp. Xác định nhiệm vụ chiến lược chính là trả lời cho câu hỏi công việc kinh doanh của doanh nghiệp là gì? Đôi khi nhiệm vụ
kinh doanh còn được hiểu là các nguyên tắc kinh doanh hay triết lý kinh doanh. Vì vậy, xác định rõ nhiệm vụ kinh doanh chính là làm rõ thái độ của doanh nghiệp đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu nội dung của nhiệm vụ kinh doanh có tính khái quát cao thì sẽ kích thích được cảm nghĩ và cảm xúc tích cực về doanh nghiệp, qua đó thúc đẩy người lao động hành động theo chiến lược. Để làm rõ nhiệm vụ chiến lược của doanh nghiệp người ta thường tìm hiểu những vấn đề sau:
- Khách hàng của doanh nghiệp là ai?
- Sản phẩm dịch vụ chính của công ty là gì? - Thị trường cạnh tranh chủ yếu ?
- Công nghệ có mối quan tâm hàng đầu của công ty là gì?
- Đâu là niềm tin, gía trị, nguyện vọng và triết lý kinh doanh của công ty?
- Ưu thế cạnh tranh chủ yếu của công ty? - Mối quân tâm đối với xã hội là gì?
- Mối quan tâm đối với nhân viên hay thái độ đối với nhân viên của doanh nghiệp là gì?
- Mục tiêu của chiến lược được xác lập từ chức năng nhiệm vụ, có tính chất cụ thể hơn và có thể thay đổi theo thời gian. Mục tiêu của chiến lược được dùng để chỉ các tiêu chí hoặc kết quả cụ thể mà doanh nghiệp cần đạt được khi thực hiện các chiến lược kinh doanh. Đó có thể là mục tiêu về mức lợi nhuận, doanh thu, thị phần, độ rủi ro…Các mục tiêu phải được xây dựng một cách đúng đắn vì nó có ý nghĩa quyết định đến việc lựa chọn các chiến lược kinh doanh. Mục tiêu của chiến lược được coi là đúng đắn phải đáp ứng đồng thời cả bảy tiêu thức: tính cụ thể, tính linh hoạt, tính định lượng, tính nhất quán, tính khả thi, tính tiên tiến và tính hợp lý.
- Tính cụ thể. Một mục tiêu đúng đắn trước hết phải là một mục tiêu cụ thể, tức là nó phải chỉ rõ kết quả cần đạt được, thời gian thực hiện. Mục tiêu càng rõ ràng thì công tác hoạch định chiến lược để thực hiện mục tiêu đó càng dễ.
- Tính linh hoạt. Môi trường kinh doanh luôn luôn biến động, vì vậy
các mục tiêu phải đủ linh hoạt để điều chỉnh cho phù hợp.
- Tính định lượng. Tiêu chuẩn này đòi hỏi các mục tiêu phải được định ra dưới dạng các chỉ tiêu có thể đánh giá hoặc định lượng được. Đây là điều kiện quan trọng để là căn cứ thực hiện chiến lược và đánh giá kết quả thực thi chiến lược.
- Tính nhất quán giữa các mục tiêu. Tiêu chuẩn này đòi hỏi các mục tiêu phải thống nhất với nhau. Việc hoàn thành mục tiêu này không được làm cản trở việc thực hiện mục tiêu khác. Tuy nhiên, không phải lúc nào điều đó cũng thực hiện được vì các mục tiêu có thể đối lập nhau. Để giảm thiểu sự xung đột thì cần phải phân loại mục tiêu theo thứ tự ưu tiên.
- Tính khả thi. Nếu mục tiêu mất tính khả thi thì việc hoạch định chiến lược sẽ trở nên vô nghĩa và lãng phí nguồn lực. Để xem xét tính khả thi của mục tiêu ta có thể tiến hành phân tích và dự báo về môi trường.
- Tính tiên tiến. Mục tiêu có tính tiên tiến là mục tiêu phải hướng tới tương lai, tức là phải làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển.
- Tính hợp lý. Tiêu chuẩn này đòi hỏi mục tiêu phải đảm bảo kết hợp hài hòa lợi ích của các bên tham gia.
- Nói tóm lại quá trình hoạch định chiến lược cần làm rõ nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược để làm căn cứ xây dựng nội dung chiến lược kinh doanh và tổ chức thực thi chiến lược đó. Mục tiêu đúng sẽ giúp doanh nghiệp lựa
chọn được chiến lược phát triển phù hợp với môi trường, là động lực thúc đẩy các bộ phận chức năng hoàn thành nhiệm vụ, là căn cứ phân tích, đánh giá mức độ cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mỗi cá nhân và các bộ phận.
- 2.2.2. Phân tích môi trường nội bộ
- Để phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp chúng ta sẽ áp dụng cách tiếp cận theo mô hình chuỗi giá trị của M.Porter, vì nó cho phép phân tích một cách có hệ thống các lợi thế cạnh tranh cũng như các hoạt động của doanh nghiệp. Chuỗi giá trị này sẽ chỉ ra toàn bộ các hoạt động cơ bản của doanh nghiệp, bao gồm hai loại: các hoạt động chính và các hoạt động hỗ trợ. Các hoạt động chính là những hoạt động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, từ việc mua nguyên liệu đầu vào, sản xuất đến phân phối sản phẩm. Còn các hoạt động hỗ trợ, giống như tên gọi của nó chỉ tham gia gián tiếp vào quá trình sản. Thông qua quá trình đánh giá mức độ quan trọng của từng nhân tố với nhu cầu của thực tế của doanh nghiệp chúng ta sẽ xác định những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp và có hiệu quả nhất.
- Chuỗi giá trị của M.Porter