- Đa dạng hóa là phưong thức kinh doanh nhiều chủng loại sản phẩm trên nhiều thị trường khác nhau để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng vị thế của doanh nghiệp, đảm bảo an toàn trong sản xuất kinh doanh…Doanh nghiệp thường thực hiện chiến lược này khi chiếm được ưu thế cạnh tranh trong ngành hiện tại. Có ba phương án tiến hành đa dạng hóa.
- Phương án 1: Đa dạng hóa đồng tâm. Doanh nghiệp kinh doanh
thêm những sản phẩm, dịch vụ mới trên cơ sở tận dụng được công nghệ, nhân lực, hệ thống marketing hiện có.
- Phương án 2: Đa dạng hóa hàng ngang. Doanh nghiệp cung cấp
thêm những sản phẩm, dịch vụ mới không có liên hệ với sản phẩm đang sản xuất cho những khách hàng hiện có.
- Phương án 3: Đa dạng hóa hỗn hợp. Doanh nghiệp đầu tư vào
những sản phẩm mới không có liên hệ về mặt công nghệ với sản phẩm hiện có nhằm cung cấp cho thị trường mới.
- b. Chiến lược ổn định
- Chiến lược ổn định thường được các doanh nghiệp lựa chọn khi muốn duy trì quy mô sản xuất hiện có trong điều kiện không có thế mạnh kinh doanh; môi trường kinh doanh có nhiều bất lợi, rủi ro; chi phí phát triển mở rộng thị trường hoặc cải tiến sản phẩm đều rất lớn; doanh nghiệp nhỏ kinh doanh trong một đoạn thị trường hẹp, nếu tăng quy mô có thể gặp rủi ro về chất lượng sản phẩm.
- -
- c. Chiến lược thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh
- Thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh là việc sắp xếp, chỉnh đốn lại, hoặc cắt giảm chi phí sau giai đoạn tăng trưởng nhanh để đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Có 3 phương án (mức độ) thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Phương án 1: Cắt giảm chi phí sản xuất. Đây là biện pháp tạm thời nhằm cắt giảm những bộ phận không còn mang lại hiệu quả hoặc hiệu quả rất thấp để nâng cao năng suất, giảm giá thành, tạo ra lợi thế cạnh tranh mà nhờ vậy tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Phương án 2: Thu hồi vốn đầu tư. Về hình thức thu hồi vốn đầu tư cũng giống như cắt giảm chi phí sản xuất nhưng ở mức độ cao hơn. Doanh nghiệp tiến hành thanh lý, nhượng bán một số tài sản, bộ phận để thu hồi vốn đầu tư nhằm đẩu tư vào lĩnh vực mới có hiệu quả hơn.
- Phương án 3: Giải thể doanh nghiệp. Phương án này được thực hiện khi hai phương án trên không còn cứu nguy được cho doanh nghiệp thoát khỏi nguy cơ phá sản.
f. Chiến lược hỗn hợp
- Chiến lược hỗn hợp là chiến lược mà các doanh nghiệp thực hiện xen kẽ nhiều chiến lược nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất. Chẳng hạn, khi doanh nghiệp theo đuổi chiến lược đa dạng hóa thì trước hết có thể thực hiện chiến lược thu hồi vốn đầu tư ở một số bộ phận, để huy động đủ số vốn cần thiết cho việc thực hiện chiến lược đó.
- Liên doanh, liên kết là phương thức các doanh nghiệp có mối liên hệ liên minh với nhau nhằm khai thác một lợi thế hoặc cơ hội nào đó trong kinh doanh. Có ba hình thức liên doanh, liên kết sau:
- Sáp nhập: là hình thức hai hay nhiều công ty kết hợp với nhau tạo thành một công ty mới và duy nhất.
- Mua lại: là hình thức một công ty mua lại một công ty khác và bổ sung thêm vào lĩnh vực hoạt động của mình.
- Liên doanh: là hình thức hai hay nhiều công ty hợp lực lại để thực thi một nhiệm vụ nào đó mà một công ty riêng rẽ không thể thực hiện được.
- 1.2.2. Chiến lược cấp chức năng
- Chiến lược cấp chức năng là các chiến lược hỗ trợ để thực hiện chiến lược cấp doanh nghiệp. Chiến lược cấp chức năng gắn với từng mặt của hoạt động sản xuất kinh doanh. Bao gồm các chiến lược sau: chiến lược thị trường, chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả, chiến lược phân phối, chiến lược khuyến mãi, chiến lược cạnh tranh, chiến lược tổ chức nhân sự, chiến lược tài chính, chiến lược nghiên cứu và phát triển, chiến lược mua sắm và quản lý vật tư, chiến lược xây dựng hệ thống thông tin nội bộ và hợp tác phát triển.
- 1.3. Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Thứ nhất: Giúp doanh nghiệp thấy rõ hướng đi của mình trong tương lai để nhà quản trị xem xét và quyết định lựa chọn hướng đi thích hợp nhằm đạt được một mục tiêu cụ thể nào đó.
- Thứ hai: Là cơ sở để nhà quản trị điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nhanh chóng đạt được mục tiêu đã định.
- Thứ ba: Giúp nhà quản trị thấy rõ cơ hội và nguy cơ trong kinh doanh hiện tại và tương lai. Từ đó có biện pháp tận dụng cơ hội, giảm thiểu nguy cơ đưa doanh nghiệp vượt qua cạnh tranh, giành chiến thắng.
- Thứ tư: Giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu, tăng hiệu quả quản trị, tăng khả năng phòng ngừa rủi ro...
- Thứ năm: Chiến lược kinh doanh tạo ra cơ sở để tăng lòng tin, sự liên kết gắn bó của nhân viên công ty trong việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.