Đánh giá tình hình phân bổ và sử dụng các nguồn vốn

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2001-2010 (Trang 29)

Vốn đầu tư doanh nghiệp trong những năm qua tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp (56% tổng vốn đầu tư) và dịch vụ (36%), trong đó chủ yếu tập trung hàng đầu cho công nghiệp chế biến (trên 90% vốn đầu tư công nghiệp), tiếp đó là lĩnh vực dịch vụ vận tải. Do nguồn vốn đầu tư nước ngoài là tập trung chủ yếu vào 2 lĩnh vực này. Ngoài ra, vốn trong dân và doanh nghiệp (khoảng 44%) cũng tập trung vào 2 lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.

Xem xét xu hướng đầu tư theo ngành cho thấy, trong giai đoạn 2001-2005, quy mô đầu tư cho các ngành kinh tế đều có xu hướng giảm, kể cả đầu tư công nghiệp, dịch vụ (vận tải, tài chính, tín dụng, nhà hàng. Trong giai đoạn 2006-2009, đầu tư có xu thế phục hồi, tăng mạnh trở lại, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ (đạt tốc độ tăng vốn đầu tư gần 50%).

Tuy nhiên, cần nhận thấy rằng, đầu tư công nghiệp và dịch vụ vẫn chưa đủ mạnh so với mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh. Nhất là chưa đóng góp nhiều cho gia tăng thu nhập của phần lớn lực lượng lao động của tỉnh hiện nay vẫn

tham gia chủ yếu vào hoạt động nông nghiệp và dịch vụ. Đây là một hạn chế lớn của một tỉnh có quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế công nghiệp dựa chủ yếu vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Chuyển đổi cơ cấu thu nhập của người dân nghề nông dựa chủ yếu vào phát triển các hoạt động phi nông nghiệp (dịch vụ và buôn bán nhỏ), lĩnh vực này phát triển còn chậm. Hạn chế của sự biệt lập tương đối giữa khu vực kinh tế TW và địa phương giờ đây lại cộng thêm giữa kinh tế trong nước và nước ngoài, giữa sản xuất công nghiệp và dịch vụ.. đã hạn chế sự phối hợp, hỗ trợ, nâng cao tính hiệu quả và khả năng cạnh tranh của kinh tế lãnh thổ hoạt động như một thể thống nhất.

Biểu 6: Cơ cấu đầu tư xã hội theo ngành (%)

2001 2003 2005 2007 2008 2009

Tổng: 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

1. Đầu tư cho NLN: 5,6 9,1 10,7 5,4 8,7 6,4

- Nông Lâm nghiệp: 5,5 9,0 10,7 5,4 8,7 6,4

- Thuỷ sản: 0,2 0,6 0,6 0,7 0,5 0,6 2. Thương mại, dịch vụ: 16,1 40,3 49,0 37,6 37,2 36,3 3. Công nghiệp 76,7 46,1 39,0 56,4 52,7 56,1 - CN chế biến 74,6 38,6 34,4 54,3 45,8 54,2 - CN điện nước 2,1 7,5 4,6 2,0 6,9 1,9 4. Xây dựng: 1,6 4,5 1,2 0,6 1,4 1,2

Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc

Tổng đầu tư theo ngành tăng nhanh qua các năm, song đối với nông nghiệp và xây dựng mức đầu tư còn quá thấp và có xu hướng giảm sút (đến năm 2009 tỷ trọng đầu tư ngành nông lâm ngư chỉ chiếm 6,4% so với 3 năm trước đây chiếm 10% tổng vốn đầu tư). Đầu tư cho lĩnh vực xây dựng chỉ chiếm tỷ trọng 1,4% so với 4,5% trước đây. Đời sống nhân dân chậm được cải thiện. Hình ảnh phát triển mạnh mẽ của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài bên cạnh khu vực kinh tế địa phương chậm chuyển đổi cơ cấu, kinh tế nông nghiệp thu nhập thấp là bức tranh tương phản thể hiện tính khép kín của “ốc đảo” trên lãnh thổ tỉnh.

Vốn đầu tư ngân sách Vốn ngân sách cần phải có vai trò đi đầu, tạo ra chất xúc tác mạnh, kích thích thu hút các nguồn vốn khác. Thực tế, trong tổng vốn đầu tư, tỷ lệ vốn ngân sách tăng khá nhanh, tuy nhiên so với mức tăng thu ngân sách thì mức đóng góp này cần phải nâng cao hơn nữa. Kết quả tăng mức huy động từ khu vực doanh nghiệp và dân cư phản ánh hiệu quả đầu tư của ngân sách trong những năm qua, kết hợp với sự vận dụng linh hoạt cơ chế chính sách của chính quyền địa phương.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2001-2010 (Trang 29)