GIẢI PHÁP THỰC HIỆN MỤC TIÊU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA VĨNH PHÚC

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2001-2010 (Trang 34)

CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA VĨNH PHÚC 3.1. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng

- Lập quy hoạch mới một số khu, cụm công nghiệp ở các huyện: Tam Dương, Tam Đảo, Bình Xuyên, Phúc Yên, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Lập Thạch; Quy hoạch chi tiết các cụm công nghiệp làng nghề - TTCN theo quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt, chú ý những nơi không có khu công nghiệp tập trung để đưa công nghiệp về nông thôn nhằm giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động tại chỗ. Tiếp tục điều chỉnh quy hoạch các khu, cụm công nghiệp Quang Minh 2, Kim Hoa, Bình

Xuyên, Khai Quang, Tân Tiến. Nghiên cứu bố trí hợp lý cơ cấu ngành nghề, cơ cấu giới tính trong quy hoạch khu, cụm công nghiệp.

- Chủ động quỹ đất để phát triển công nghiệp; Làm tốt công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển.

- Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển công nghiệp trước hết là giao thông, điện, cấp thoát nước... Ưu tiên cho các khu, cụm công nghiệp đã hình thành, tiếp tục xây dựng các tuyến đường quan trọng vừa đáp ứng yêu cầu giao thông vừa phục vụ phát triển khu, cụm công nghiệp.

3.2. Hoàn thiện cơ chế chính sách, thu hút đầu tư và vốn

- Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, hoàn thiện cơ chế chính sách ưu đãi thu hút đầu tư phù hợp với pháp luật, hình thành hành lang pháp lý đầu tư thông thoáng; Chú ý vừa thu hút đầu tư, vừa điều tiết đầu tư, khắc phục tình trạng đầu tư quá tập trung vào một vùng dẫn đến quá tải về hạ tầng, gây những bức xúc về xã hội và môi trường; Đồng thời tạo hạt nhân phát triển ở mỗi vùng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn.

- Huy động tối đa nguồn vốn đầu tư trong nước từ các doanh nghiệp trên địa bàn, trong dân cư và tỉnh ngoài. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tìm kiếm thị trường, mở rộng các hoạt động tín dụng, ngân hàng cho vay vốn ưu đãi để các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.

- Coi trọng việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tranh thủ tối đa nguồn vốn ODA và các nguồn vốn từ các tổ chức phi chính phủ khác.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, trước hết là thủ tục hành chính, loại bỏ những thủ tục rườm rà, ảnh hưởng đến tốc độ thu hút đầu tư phát triển công nghiệp và sản xuất kinh doanh. Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cấp, các ngành, khắc phục tình trạng chồng chéo hoặc bỏ trống các lĩnh vực không được quản lý.

- Giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển công nghiệp.

3.3. Mở rộng thị trường

- Tăng cường quảng bá về Vĩnh Phúc, mở rộng giao lưu hợp tác trong nước và quốc tế, thúc đẩy quan hệ với các Bộ, ngành, các Tổng Công ty, tranh thủ sự hỗ trợ từ Trung ương.

- Đẩy mạnh xúc tiến thương mại và các biện pháp kích cầu bằng nhiều kênh; Tăng cường liên doanh, liên kết sản xuất, tăng cường các hoạt động nghiên cứu, tìm kiếm, khảo sát, phát triển thị trường. Tranh thủ tối đa thị trường nước ngoài từ các doanh nghiệp FDI.

- Phát triển các trung tâm thương mại ở các thị trấn, thị tứ, khu đô thị, khu công nghiệp tập trung. Lấy thị trường nông thôn làm mục tiêu phục vụ nhằm tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.

3.4. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

- Hiện đại hoá từng phần, từng công đoạn trong dây chuyền sản xuất của mỗi doanh nghiệp hiện có, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và đổi mới công nghệ

- Tranh thủ tối đa công nghệ tiên tiến từ các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài; Khuyến khích sử dụng công nghệ có hàm lượng chất xám cao, công nghệ sạch.

3.5. Phát triển vùng nguyên liệu

- Quy hoạch xây dựng các vùng nguyên liệu gắn với việc xây dựng các cơ sở chế biến.

- Xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa 4 nhà (Nhà nước, Nhà doanh nghiệp, Nhà khoa học, Nhà nông) để đảm bảo nguồn và chất lượng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

- Nghiên cứu thực hiện chế độ bảo hiểm với người cung cấp nguyên liệu. Hỗ trợ cung cấp vật tư đầu vào sản xuất, chuyển giao kỹ thuật mới. Tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ quản lý sản xuất và tay nghề.

3.6. Phát triển sản xuất làng nghề, tiểu thủ công nghiệp

- Lập quỹ khuyến công để hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp. - Thành lập hiệp hội ngành nghề để thống nhất quản lý và hoạt động.

- Đẩy mạnh hỗ trợ đào tạo nghề nhằm nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động. - Hỗ trợ, đổi mới công nghệ, kỹ thuật đa dạng hóa sản phẩm, tìm kiếm mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu, cung ứng vật tư kỹ thuật cho sản xuất.

- Hỗ trợ đào tạo kinh nghiệm quản lý theo quy mô thích hợp (hộ gia đình, HTX, doanh nghiệp). Hoàn thiện môi trường kinh doanh tạo điều kiện cho ngành nghề phát triển.

- Xây dựng chính sách đối với nghệ nhân và với người đưa nghề, truyền nghề, nhân cấy nghề về địa phương.

3.7. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực

- Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực căn cứ vào quy hoạch phát triển công nghiệp, đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài cho phát triển công nghiệp, góp phần giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ.

- Đồng thời triển khai thực hiện đề án đào tạo nguồn nhân lực của Sở Lao động TBXH, phấn đấu đến năm 2015 có 65% số lượng lao động được qua đào tạo.

- Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý, từng bước tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức nhà nước, tạo điều kiện đề bạt cán bộ trẻ có năng lực, trình độ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xây dựng trung tâm đào tạo nghề kỹ thuật cao cung cấp nhân lực cho vùng và cả nước; Tổ chức tốt mạng lưới cung ứng lao động, dịch vụ giới thiệu việc làm.

KẾT LUẬN

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và trong nội bộ các ngành kinh tế đã có những chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo mô hình công nghiệp- dịch vụ- nông nghiệp.Tỷ trọng nông lâm, ngư nghiệp giảm; tỷ trọng công nghiệp và xây dựng, nhất là công nghiệp chế biến tăng lên; tỷ trọng dịch vụ có bước cải thiện. Trong nông, lâm và ngư nghiệp, thì vai trò của đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi đã dần tăng lên, và vai trò của nông nghiệp đã giảm xuống một cách tương đối. Trong công nghiệp, thì khai thác tài nguyên đã giảm dần, đồng thời, vai trò của công nghiệp chế biến đã tăng lên tương ứng. Cơ cấu công nghiệp đã có những chuyển dịch nhất định sang các ngành có công nghệ cao.

Tuy nhiên, Vĩnh Phúc vẫn chưa phát huy hết tiềm năng lợi thế của tỉnh, cho đến nay những yếu kém về cơ cấu của nền kinh tế vẫn chưa được khắc phục. Sự tăng trưởng của từng ngành và toàn nền kinh tế chưa bền vững, chất lượng, hiệu quả

chưa cao, sức cạnh tranh thấp, tiêu thụ không ổn định, không chịu được sự cạnh tranh gay gắt. Đặc biệt ứng dụng khoa học công nghệ trong các ngành chưa cao, nên năng suất lao động còn thấp.

Do đó, cần đổi mới và đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phấn đấu đưa Vĩnh Phúc trở thành một trong những tỉnh có nền kinh tế phát triển bền vững nhất nước.

Em xin chân thành cảm ơn Th.S Phạm Thanh Hưng đã hướng dẫn tận tình để em có thể hoàn thành đề tài này.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2001-2010 (Trang 34)