Nguyên nhân

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2001-2010 (Trang 32)

- Do tư tưởng trông chờ, thỏa mãn với kết quả đạt được của một số cán bộ và nhân dân. Năng lực điều hành, khả năng tổ chức quả lý còn hạn chế. Tình trạnh trì trệ, thiếu năng động, thiếu kiểm tra giám sát và buông lỏng quản lý chưa được khắc phục.

- Đầu tư ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học vào sản xuất, đào tạo lao động có tay nghề còn ít. Công tác thông tin tuyên truyền của các cấp, các ngành đến người dân ở nông thôn còn hạn chế. Nông dân còn thiếu thông tin về thị trường, thông tin khoa học và tiến bộ kỹ thuật mới trong nông nghiệp.

- Chênh lệch về trình độ phát triển và phân hoá xã hội có nguy cơ tăng lên do có sự phân bố sản xuất quá tập trung vào khu vực Tây - Nam của tỉnh (dẫn đến sự phát triển quá nóng ở một cực và sự trì trệ, nghèo và lạc hậu của các lãnh thổ còn lại, đặc biệt là những huyện, xã vùng sâu, vùng xa) có thể tác động tiêu cực đến đảm bảo phát triển bền vững và an ninh xã hội.

- Cơ cấu kinh tế của tỉnh, đặc biệt là cơ cấu công nghiệp chứa đựng nhiều yếu tố kém bền vững. Vì vậy, mỗi khi các yếu tố của thị trường (vốn, sản phẩm, dịch vụ, lao động) thay đổi theo hướng tiêu cực đều tác động xấu ngay đến quy mô sản xuất, việc làm và tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

2.5.2.2. Nguyên nhân khách quan

- Tỉnh có xuất phát điểm về kinh tế thấp, chất lượng nguồn lao động thấp. Vĩnh Phúc là một tỉnh công nghiệp nhưng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chỉ chiếm 45% (năm 2009); dân số nông thôn chiếm tới 86%, tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm trên 80% tổng lực lượng lao động; Áp lực về giải quyết việc làm đô thị cũng như nông thôn còn lớn.

- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước mới hình thành nên đội ngũ cán bộ quản lý mỏng, thiếu đội ngũ cán bộ khoa học và doanh nhân giỏi.

- Cơ chế chính sách đất đai, hỗ trợ và cho vay vốn; tiêu thụ nông sản còn bất cập, thiếu đồng bộ.

- Sức ép về tạo việc làm trở lên cấp bách và gay gắt hơn do tỷ lệ lao động nông nghiệp - nông thôn lớn, trong khi đó diện tích đất sản xuất đang bị thu hẹp nhanh chóng. Số lượng lao động nhập cư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng lên không chỉ làm hạn chế giải quyết việc làm cho lao động trong tỉnh, mà còn tạo sức ép lớn về xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội và quản lý trật tự, an ninh xã hội ở những địa bàn nhập cư.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2001-2010 (Trang 32)