Phân tích, đánh giá cơ cấu lao động

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2001-2010 (Trang 30)

Đơn vị 2001 2005 2007 2009

1. Dân số trung bình Người 1.110.111 1.148.731 1.179.750 1.241.686 Trong đó: dân đô thị Người 119.829 137.518 160.000 223.520 2. Dân số trong độ tuổi lao động Người 642.580 707.400 752.623 826.370

So với dân số % 57,88 61,58 64,09 67,74

3. Lực lượng lao động xã hội Người 587.290 634.800 683.160 787.776

So với dân số % 52,90 55,26 58,17 63,43

- Nông lâm ngư nghiệp Người 507.630 505.450 521.112 456.142 - Công nghiệp và xây dựng Người 37.100 59.910 75.890 151.650

- Dịch vụ Người 42.560 69.440 91.079 179.984

4. Cơ cấu lao động % 100,00 100,00 100,00 100,00

- Nông lâm ngư nghiệp % 86,40 79,62 73,70 57,95

- Công nghiệp và xây dựng % 6,40 9,43 9,90 19,25

- Dịch vụ % 7,20 10,93 16,40 22,80

Nguồn: Báo cáo tổng hợp Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2001 - 2010. Niên giám thông kê tỉnh Vĩnh Phúc 2009.

Theo niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, số người trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động đến năm 2009 chiếm 67,74% dân số của tỉnh, đạt 826.370 người, 89% trong tổng số này đang làm việc trong các ngành kinh tế, trong đó:

- Lao động nông nghiệp: 456.142 người - Lao động công nghiệp: 151.650 người - Lao động dịch vụ khác: 179.984 người

Số học sinh phổ thông trung học năm học 2008- 2009 trên toàn địa bàn tỉnh Vĩnh phúc là 45.660. Số lao động có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chiếm tỷ lệ tương đối lớn, phần lớn tập trung trong các ngành giáo dục, y tế. Hiện nay mỗi năm Vĩnh Phúc có khoảng 50.000 lao động được đào tạo ở các cấp trình độ khác nhau:

- Đào tạo trình độ Đại học, Cao đẳng trung cấp: 10.000 người - Đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề: 26.000 người

- Đào tạo nghề tại các doanh nghiệp: 10.000 người - Người lao động tự học nghề: 4.000 người

Hàng năm nguồn lao động mới được bổ sung là các thanh niên tốt nghiệp phổ thông, có sức khoẻ, có kiến thức cơ bản khoảng 10.000 người. Nguồn lao động có văn hoá được bổ sung hàng năm là nguồn lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, đây đồng thời cũng là thách thức lớn đối với tỉnh Vĩnh Phúc. Bởi vì cùng với số lao động còn thiếu việc làm (do chuyển đổi sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp ở nông thôn) hiện nay, lực lượng lao động tăng thêm hàng năm sẽ gây áp lực lớn đối với tỉnh trong việc giải quyết công ăn việc làm

cho người lao động và đòi hỏi tỉnh phải đầu tư lớn cho phát triển kinh tế, giáo dục và đào tạo dạy nghề.

Những tồn tại trong cơ cấu lao động của tỉnh:

- Đại bộ phận người dân làm nông nghiệp còn có thu nhập thấp, hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp còn khó khăn;

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh còn thấp cho nên ít cơ hội tham gia làm việc trong các cơ sở công nghiệp và dịch vụ có mức thu nhập cao hơn;

- Dịch vụ giới thiệu việc làm cho người lao động còn hạn chế.

Nguyên nhân của những tồn tại trên là do lao động nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu lao động của tỉnh (chiếm trên 80%). Các hộ nghèo thiếu vốn sản xuất (40,23% số hộ), thiếu kinh nghiệm làm ăn (14,08% số hộ), bên cạnh đó một số xã thiếu các công trình cơ sở hạ tầng nông nghiệp (thủy lợi, kênh mương tưới tiêu) nên hạn chế khả năng sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2001-2010 (Trang 30)