Đánh giá ảnh hƣởng của xúc tác tới quá trình phân hủy nhiệt xúc tác cao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân hủy cao su phế thải bằng phương pháp hóa nhiệt xúc tác (Trang 70)

tác cao su phế thải

Kết quả thu được cho thấy, xúc tác không ảnh hưởng tới quá trình phân hủy cao su ban đầu, độ giảm khối lượng của cao su sau phản ứng bị ảnh hưởng bởi tỉ lệ xúc tác. Tuy nhiên, theo bảng 3.4 cho thấy tỉ lệ xăng tạo thành thu được cao hơn nhiều so với các thí nghiệm trước đó về nhiệt phân cao su phế thải. Như vậy, xúc tác chỉ tham gia vào giai đoạn tiếp theo của phản ứng nhiệt phân khi sản phẩm lỏng tạo thành tiếp xúc với xúc tác. Do đó, để đánh giá hiệu quả tiếp theo sau của quá trình phản ứng, ta chỉ cần xem xét nó như một quá trình cracking thông thường.

Các quá trình cracking thông thường với nguyên liệu đầu vào là dầu nặng nhằm thu được sản phẩn hiệu quả hơn (thường là xăng) thường diễn ra ở nhiệt độ khoảng 500 - 600oC, tuy nhiên, trong điều kiện phản ứng, khi tăng nhiệt độ, hiệu quả thu hồi dầu đốt lại giảm do quá trình phân hủy nhiệt với cao su lại diễn ra sâu tạo nhiều khí. Ngoài ra, còn một yếu tố cần xem xét nữa là có hiện tượng phản ứng mạnh của các sản phẩm thu được với khoáng sét bentonit. Do đó, có thể đánh giá việc sử dụng vật liệu nền là bentonit cho hỗn hợp xúc tác có thể ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm và chất lượng của xúc tác.

Ngoài ra, có thể nhận thấy là tốc độ của phản ứng khi diễn ra trên bề mặt xúc tác khá nhanh khiến cho hiệu quả của xúc tác chưa cao so với mong muốn.

Dựa vào các yếu tố trên, có thể thấy trong trường hợp này, thí nghiệm có thể tiếp tục được nghiên cứu, tuy nhiên cần phân lại thí nghiệm, theo đó, pha nhiệt phân cao su và cracking cần tách riêng, để quá trình cracking có thể kiểm soát được.

69

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân hủy cao su phế thải bằng phương pháp hóa nhiệt xúc tác (Trang 70)