Phản ứng Cracking:
Cracking là một quá trình phân cắt liên kết C-C của hydrocacbon có khối lượng phân tử (KLPT) cao tạo ra các phân tử có KLPT thấp hơn so với giá trị ứng dụng tốt hơn [4]. Cracking là một quá trình thu nhiệt, vì vậy xảy ra thuận lợi ở nhiệt độ cao.
Phản ứng Cracking được chia ra làm hai loại:
- Cracking nhiệt xảy ra theo cơ chế tự do dưới tác dụng của nhiệt.
- Cracking xúc tác xảy ra theo cơ chế cacboncation nhờ tác dụng của chất xúc tác.
Phản ứng cracking một số hydrocacbon thường gặp và các sản phẩm tương ứng có thể được viết ở dưới dạng tổng quát như sau [3]:
25
Parafin Olefin + paratin nhẹ hơn
CnH2n+nC
mH2m + CpH2p+2 . (n = m + p) OlefinCác olefin nhẹ hơn
CnH2n CmH2m + CpH2p (n = m + p)
Cycloparafin (naphtan): bị mở vòng tạo olefin, sau đó olefin có thể bị cracking tiếp tạo các olefin nhỏ hơn.
Alkyl thơm: thường bị dealkyl hoá tạo hydrocacbon thơm không có nhóm thế và deolefin.
ArCnH2n+1 ArH + CnH2n (Ar là gốc thơm)
1.5.3. Những yêu cầu đối với xúc tác trong quá trình Cracking
Xúc tác trong quá trình cracking phải đáp ứng những yêu cầu sau [3]:
Hoạt tính xúc tác phải cao.
Độ chọn lọc xúc tác phải cao
Độ ổn định của xúc tác phải lớn
Xúc tác phải đảm bảo độ bền cơ và bền nhiệt.
Xúc tác phải đảm bảo thuần nhất về thành phần, về cấu trúc, hình dáng, kích thước.
Xúc tác phải bền với các chất ngộ độc của những hợp chất nitơ, lưu huỳnh, các kim loại nặng, để kéo dài thởi gian làm việc của xúc tác.
Xúc tác phải có khả năng tái sinh
Xúc tác phải để sản xuất rẻ tiền
Ngày nay cùng với sự tiến bộ về thành tựu khoa học và những chất phát minh đã tìm ra rất nhiều loại khác nhau, mà hiện nay zeolit là loại xúc tác dùng phổ biến và có hiệu quả cũng như chất lượng sản phẩm cao nhất trong quá trình cracking.