4.Năng lực đào tạo của các trường thuộc Tổng công ty

Một phần của tài liệu Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam và công tác đào tạo công nhân kỹ thuật (Trang 28 - 30)

- Quy chế phân bổ nguồn nhân lực sau đào tạo;

4.Năng lực đào tạo của các trường thuộc Tổng công ty

4.1 Các đơn vị đào tạo thuộc Tổng công ty và quy mô đào tạo.

Hiện nay Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam có các đơn vị đào tao như sau: * Các đơn vị trực thuộc Tổng công ty gồm có:

- Trường kỹ thuật và nghiệp vụ Công nghiệp tàu thuỷ I ở Hải Phòng đang được tiến hành xây dựng và hòan thiện dự kiến tháng 10 /2004 sẽ mở khoá đào tạo đầu tiên. Đây là trường chuyên ngành quy mô hiện đại, lưu lượng trên 2000 học viên

- Trường kỹ thuật và nghiệp vụ Công nghiệp tàu thuỷ II ở Thành phố Hồ Chí Minh mới thành lập còn gặp nhiều khó khăn nhưng đã bước đầu đi vào hoạt động.

- Trường Công nhân kỹ thuật Bặch Đằng, hàng năm trường có thể đào tạo từ 500-700 học viên. * Các đơn vị thuộc Nhà máy, Công ty là thành viên của Tổng công ty gồm có:

- Trường dạy nghề Dung Quất, nơi đào tạo cung cấp công nhân kỹ thuật cho khu Nhà máy đóng tàu Dung Quất và khu vực lân cận.

- Trường công nhân dạy nghề nhà máy Nam Triệu.

- Trung tâm đào tạo và cung úng lao động miền Trung tại Đà Nẵng đây là đơn vị đang chuyển bị nâng cấp thành Trường kỹ thuật và nghiệp vụ Công nghiệp tàu thuỷ III thuộc Tổng công ty với quy mô dự kiến từ 700 đến 1000 công nhân cung cấp cho khu vực miền Trung.

- Trường dạy nghề công nhân kỹ thuật thuộc nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng.

- Trường dạy nghề công nhân kỹ thuật thuộc nhà máy đóng tàu Bến Kiền

Hiện nay Tổng công ty có khá nhiều cơ sở, trường đào tạo riêng của mình nhưng những trường đang hoạt động thì có quy mô không lớn, các trang thiết bị chưa thực sự đáp ứng yêu cầu đào tạo các chuyên môn sâu hiện đại. Các trường còn lại đang được gấp rút xây dựng nâng cấp vì thế khả năng đảm bảo nhân lực của các đơn vị này mới chỉ cung cấp khoảng 50% nhu cầu công nhân kỹ thuật cho toàn Tổng công ty, lượng còn lại Tổng công ty phải tuyển ngoài từ các trường công nhân kỹ thuật khác, tuyển ngoài, tuyển mới lao động phổ thông vào đào tạo nghề tại đơn vị sản xuất. Khi hoàn thành một loạt các trường mới khả năng cung cấp nhân lực của Tổng công ty sẽ cao hơn tuy vậy số lượng này vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu to lớn về lực lượng công nhân kỹ thuật bổ sung của toàn Tổng công ty .

4.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật của trường đào tạo nghề.

4.2.1 Cơ sở dậy lý thuyết , thực hành, ký túc xá, sân vận động….

a. Cơ sở giảng dậy lý thuyết

+ Số phòng học lý thuyết và cơ sở thực hành phù hợp với số lượng học viên, phòng học lý thuyết khoảng 30-35 học viên/lớp; Xưởng thực hành từ 4-6 m2 / học viên.

+Về trang thiết bị, máy móc…Trường đảm bảo phương tiện giảng dậy để học viên co điều kiện thực hành một cách có hiệu quả, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh môi trường và an toàn lao động

Trường tập trung chú trọng đúng mức vào việc học tập và thực hành cho sinh viên và học viên nhằm đem lại kiến thức vững vàng để khi tôt nghiệp học viên có thể làm việc một cách độc lập và đạt năng suất tối ưu.

+ Về các hoạt động thể dục thể thao, ký túc xá, sân vận động hoặc khu vui chơi giả trí … dành cho sinh viên học viên

4.2.2 Thiết bị máy móc, phương tiện dậy nghề Thiết bị máy móc phương tiện dạy nghề gồm:

+ Thiết bị kỹ thuật phóng dạng & hạ liệu. + Thiết bị gia công Tole vỏ tàu

+ Thiết bị hàn

+ Thiết bị làm sạch bề mặt sơn + Máy công cụ và gia công cơ khí + Các thiết bị chuyên dùng

+ Thiết bị hỗ trợ và phục vụ sửa chữa tàu + Thiết bị kiểm tra

+ Thiết bị vận chuyển

+ Thiết bị phục vụ cho các nghề khác

Và một số máy móc và trang thiết bị khác có liên quan đến ngành công nghiệp tàu thuỷ.

Dây là một ngành công nghiệp tổng hợp rất nhiều ngành nghề khác nhau do đó nó yêu cầu một lượng trang thiết bị kỹ thuật cũng rất lớn.

4.3.Nội dung đào tạo của các trường:

* Số nghề dạy: Gồm một số nghề chính và một số nghề có liên quan:

Khoa cơ bản: Công nghệ Thông tin, ngoại ngữ, Marketing, các môn cơ bản về tàu thuỷ…. Khoa vỏ tàu thuỷ: hàn vỏ tàu và nắp ráp tàu thuỷ

Khoa máy: Máy tàu thuỷ, Động cơ Diezel Vận hành và sửa chữa các thiết bị cẩu chuyển Khoa cơ khí: Nguội, cắt, gò, hàn nắp ráp,Valve, Trục, Chống ăn mòn kim loại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khoa điện: Điện khí tài tàu thuỷ, Điện- đIện tử, Điện lạnh, Điện dân dụng và công nghiệp. Khoa trang trí: Mộc nề, sơn , trang trí tàu thuỷ

Một số lĩnh vực kinh doanh như xây dựng cơ dản và công nghiệp thì các đơn vị chưa có thể đào tạo mà các đơn vị phải tuyển ngoài

* Trình độ nghề cao nhất: Bậc 3/7

- Đào tạo mới công nhân bậc 3/7 hoặcc các văn bằng khác tương đương.

- Đào tạo lại và nâng cao tay nghề cho công nhân kỹ thuậtcông nghiệp đến bậc 7/7

* Thời gian đào tạo cho khoá học:

- Đào tạo công nhân kỹ thuật : thời gian 18-24 tháng - Bồi dưỡng, đào tạo lại và nâng cao tay nghề : thời gian 01-06 tháng - Đào tạo ngắn hạn : từ 01 đến dưới 12 tháng

4.4 Đội ngũ giáo viên

Giáo viên tại các trường đào tọ nghề thuộc Tổng công ty là những người đạt trình độ chuẩn theo quy định của Pháp luật Nhà nước.

Đội ngũ giáo viên được tuyển từ các trường Đại Học, Học viện… có nhiều kinh nghiệm, phương pháp và chuyên môn giảng dậy.

Các trường còn tiến hành ký hợp đồng với các giảng viên các trường bạn có chất lượng và uy tín cao dạy theo giờ hoặc chương trình và thời lượng của từng khoá học.

Giáo viên dạy lý thuyết tối đa 35 học viên/ giáo viên, dạy thực hành tối đa 15 học viên/ giáo viên.

4.5 Số lượng và chất lượng công nhân kỹ thuật khi ra trường.

a. Về số lượng công nhân được đào tạo.

Lực lượng công nhân kỹ thuật được đào tạo năm 2003:

- Đào tạo công nhân kỹ thuật hệ dài han : 1.200 người;

- Đào tạo công nhân kỹ thuật ngắn hạn: 300 người;

- Đào tạo vầ đưa đi tu nghiệp ở nước ngoài: 770 người.

Từ trên ta thấy lượng đào tạo của Tổng công ty mới chỉ có đạt hơn 2000 người trong đó có cả đào tạo mới đào tạo lại và đào tạo nâng cao tay nghề . Số lượng Tổng công ty đào tạo ra chưa thể đáp ứng được nhu cầu to lớn của toàn Tổng công ty do vậy Tổng công ty phải bổ sung lượng thiếu hụt đó thông qua tuyển ngoài từ các đơn vị đào tạo khác. Thông qua hợp đồng đào tạo với các đơn vị đào tạo trong cả nước có chuyên ngành phù hợp.

b. Về chất lượng đào tạo.

Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân các đơn vị đào tạo thuộc Tổng công ty cũng có những khó khăn về nguồn vốn đầu tư, mở rộng, nâng cấp trang bị kỹ thuật công nghệ phục vụ giảng dậy; Thiếu điều kiện thu hút nhân tài cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Ngành công nghiệp tàu thuỷ là ngành mà người lao động được đào tạo đòi hỏi mang tính thực tế cao cần nhiều trang thiết bị kỹ thuật để người lao động thực hành nâng cao kiến thức thực tế và kinh nghiệm.

Tuy vậy Tổng công ty là một tập đoàn kinh tế lớn trong cả nước với nhiều nhà máy xí nghiệp tiên tiến hiện đại đó là cơ sở hết sức thuận lợi cho việc liên kết giữa các đơn vị đào tạo và các doanh nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao kinh nghiệm trong đào tạo.

Vì vậy mà chất lượng công nhân được đào tạo tại các đơn vị tại Tổng công ty được đánh giá tương đối cao, người lao động có khả năng làm việc ngay sau khi ra trường; Tuy vậy một số ngành nghề cũng cần phải kèm cặp thêm khi đi vào công việc thực tế do những ngành nghề này ít có điều kiện làm việc thực tế với những công nghệ mới trong khi học tập.

Một phần của tài liệu Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam và công tác đào tạo công nhân kỹ thuật (Trang 28 - 30)