Trong thời gian thực tập tìm hiểu thực tế tại công ty, em nhận thấy rằng kế toán bán hàng của công ty đã được tổ chức và thực hiện theo đúng quy định, chế độ của Bộ Tài chính, phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của công ty. Chính vì vậy trong quá trình bán hàng và xác định kết quả bán hàng đã được phản ánh chính xác và đầy đủ. Công ty cần phát huy những kết quả đã đạt được.
Tuy nhiên, ngoài những mặt kết quả đó, trong tổ chức kế toán của công ty vẫn còn một số điểm hạn chế và tồn tại nhất định cần phải khắc phục để hoàn thiện hơn nữa tổ chức kế toán.
• Về tổ chức và luân chuyển chứng từ:
Các chứng từ được lập, tiếp nhận, lưu trữ theo đúng quy định, tuy nhiên vẫn xảy ra tình trạng sai xót về thông tin trên hóa đơn: sai thuế suất, sai thông tin của doanh nghiệp: địa chỉ, mã số thuế…
• Về tài khoản sử dụng và hạch toán:
- Nhóm TK giảm trừ doanh thu: Thực tế công ty không sử dụng các tài khoản này cũng như việc áp dụng các chính sách thương mại chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán để thúc đẩy doanh thu.
- TK 156 không hạch toán chi tiết thành TK 1561: Giá trị hàng mua và TK 1562: Chi phí mua hàng nên không hạch toán được rõ ràng giữa chi phí mua hàng và giá trị hàng mua.
- Hiện nay công ty không áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán cho khách hàng. Đây là một hạn chế lớn trong kinh doanh của doanh nghiệp, trong khi lượng khách hàng của công ty khá rộng, lượng hàng hóa giao dịch nhiều, làm giảm khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp.
- Kế toán không lập dự phòng phải thu khó đòi: Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, phát sinh quan hệ thanh toán với khách hàng, có nhiều khách hàng thanh toán đúng hợp đồng, nhưng cũng có những khoản nợ mà khách hàng khó có khả năng thanh toán. Đặc biệt ở Công ty,
do phần lớn sản phẩm được bán buôn nên việc trả chậm diễn ra rất phổ biến, nhưng Công ty không tiến hành trích lập dự phòng phải thu khó đòi để phòng những tổn thất về tài chính có thể xảy ra khi có những biến động về nợ phải thu trong Công ty.
- Kế toán không lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Do đặc điểm mặt hàng xích công nghiệp là dễ bị hao mòn do tác động của tự nhiên và giá cả thường biến động nhưng công ty lại không thực hiện việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho gây ảnh hưởng đến việc bảo toàn vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
• Đối với các khoản thu quá hạn
Công ty có rất nhiều khách hàng, ngoài một số ít khách hàng thanh toán ngay, còn lại đa phần là khách hàng trả chậm, nhận hàng trước rồi mới thanh toán. Nhưng hiện tại công ty chưa có biện pháp gì để xử lý các khoản sẽ phải thu của khách hàng, việc nhắc nhở khách hàng quá hạn thanh toán chỉ thông báo qua điện thoại nên xuất hiện nhiều khoản phải thu quá hạn gây thiệt hại không nhỏ cho công ty.
• Về xác định kết quả và doanh thu cho từng mặt hàng
Xác định doanh thu và kết quả bán hàng, kế toán mới chỉ đưa ra được doanh thu của tất cả các mặt hàng , do đó cũng chỉ xác định được kết quả kinh doanh cho tất cả các mặt hàng. Tuy nhiên, công ty kinh doanh rất nhiều loại mặt hàng khác nhau. Điều này dẫn đến gây khó khăn cho phòng kinh doanh trong việc đưa ra các phương án kinh doanh cho phù hợp đối với từng loại hàng, hàng nào nên tăng, nên giảm.
• Các loại chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Không thể hiện được chính xác chi phí trong kỳ, do kế toán không thực hiện phân bổ những khoản chi phí lớn có liên quan đến nhiều tháng.
• Kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị bán hàng nói riêng tại công ty chưa được quan tâm
Công tác kế toán quản trị cung cấp các thông tin kế toán một cách cụ thể và chi tiết cho người ra quyết định của Công ty. Thông qua các thông tin mà kế toán quản trị cung cấp ban giám đốc nắm được tình hình kinh doanh cụ thể của từng mặt hàng, từng loại sản phẩm để ra quyết định tiếp tục hay ngừng kinh doanh mặt hàng nào đó trong tương lai. Hiện nay,các thông tin do kế toán bán hàng cung cấp chỉ là thông tin kế toán tài chính mà chưa đưa ra được thông tin phân tích tình hình thực hiện để có thể so sánh kết quả thực hiện giữa các kỳ, nguyên nhân của sự thay đổi và những dự báo cho tương lai để lập dự toán dự báo bán hàng.