Đặc điểm nghiệp vụ bán hàng tại Công ty TNHH đầu tư xuất nhập khẩu và dịch vụ ATT

Một phần của tài liệu luận văn khoa kế toán thương mại Kế toán bán nhóm hàng phụ tùng xe ô tô tại Công ty TNHH Đầu tư Xuất nhập khẩu và Dịch vụ ATT (Trang 45)

Đầu tư xuất nhập khẩu và dịch vụ ATT

2.2.1 Đặc điểm nghiệp vụ bán hàng tại Công ty TNHH đầu tư xuất nhập khẩu vàdịch vụ ATT dịch vụ ATT

2.2.1.1 Đặc điểm nhóm hàng phụ tùng xe ô tô tại Công ty TNHH đầu tư xuất nhập khẩu và dịch vụ ATT

Công ty TNHH đầu tư xuất nhập khẩu và dịch vụ ATT là một doanh nghiệp hoạt đông trong lĩnh vưc thương mại dịch vụ chuyên mua bán các mặt hàng vật tư, thiết bị công nghiệp như: Bán buôn phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác; Đại lý các phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của mô tô, xe máy; Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình (Bán buôn vali; Bán buôn nước hoa, hàng mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh; Bán buôn đồ điện gia dụng, đèn và bộ đèn điện; Bán buôn giường, tủ, bàn ghế và đồ dùng nội thất tương tự; Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông … Trong đó mặt hàng kinh doanh chính của công ty là mặt hàng phụ tùng xe ô tô.

Mặt hàng phụ tùng xe ô tô bao gồm nhiều loại: Cao su gạt mưa cho xe; Tay mở cừa ngoài cho xe; Cáp phanh tay cho xe; Cốp sau cho xe; Đĩa côn; Vòng bi…

Các mặt hàng của công ty đều được tạo mã hàng hóa vật tư để tiện cho việc quản lý Nhập- Xuất –Tồn hàng hóa. (Xem chi tiết mã của mặt hàng phụ tùng xe ô tô tại Bảng tổng

hợp Nhập Xuất Tồn Phụ lục 08) 2.2.1.2 Cách xác định giá bán

Giá bán hàng hóa (chưa thuế) = Giá mua + thặng số thương mại Hay: Giá bán hàng hóa = Giá mua * (1 + Tỷ lệ thặng số thương mại)

Trong đó thặng số thương mại là phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán hàng hóa, được dùng để bù đắp chi phí đã bỏ ra và hình thành lợi nhuận.

2.2.1.3 Phương thức bán hàng

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp với nhau, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp đã phải không ngừng cố gắng, sử dụng mọi biện pháp để thúc đẩy quá trình tiêu thụ hàng hóa, tăng doanh thu, chiếm lĩnh thị trường bằng cách áp dụng các phương thức bán hàng khác nhau. Đối với công ty hiện nay đang sử dụng một số phương thức bán hàng chủ yếu sau:

Phương thức bán buôn:

Đặc trưng của phương thức này là bán hàng với số lượng lớn. Phương thức này được áp dụng cho những khách hàng mua với số lượng lớn và là khách hàng thường xuyên của công ty.

Đối với bán buôn qua kho, giữa khách hàng và công ty sẽ có hợp đồng ký kết cụ thể (nếu cần thiết) trong đó có quy định rõ về loại hàng, số lượng, đơn giá, địa điểm và thời điểm giao nhận, phương thức thanh toán, thời điểm trả tiền hàng. Hợp đồng này do bộ phận kinh doanh lập và chỉ có hiệu lực khi có đầy đủ chữ ký của giảm đốc cũng như của bên mua.

Sau khi hợp đồng được ký, Bộ phận kinh doanh chuyển hợp đồng này xuống cho phòng kế toán và chuyển các thông tin về địa điểm cũng như thời điểm giao hàng cho bộ phận giao hàng. Trưởng bộ phận giao hàng có nhiệm vụ lên lịch và bố trí nhân viên giao hàng phù hợp. Đến thời điểm giao hàng, nhân viên giao hàng nhận hàng từ kho cùng với các chứng từ kèm theo từ kế toán tổng hợp để giao hàng cho khách hàng.

Phương thức bán lẻ:

Phương thức này được thực hiện chủ yếu ở hoạt động cung cấp dịch vụ, khi khách hàng đến mua hàng tại cửa hàng, nhân viên bán hàng và khách hàng sẽ làm các thủ tục cần thiết như khách hàng cần kiểm tra các loại hàng hóa về chủng loại, viết phiếu giao hàng cho khách hàng. Cuối mỗi ngày, nhân viên bán hàng phải lập bảng kê bán hàng sau đó phân loại sắp xếp theo từng nhóm hàng, nhóm thuế rồi đem nộp cho phòng kế toán, kế toán trực tiếp hạch toán sau khi đã kiểm tra bảng kê bán hàng. Công việc này chủ yếu xảy ra ở các cửa hàng của công ty.

Bán lẻ được công ty thể hiện dưới các hình thức sau:

- Hình thức bán hàng thu tiền trực tiếp: Người bán hàng thu tiền trực tiếp của khách hàng và trực tiếp giao hàng cho khách hàng.

- Hình thức bán hàng thu tiền tập trung: nhân viên bán hàng chỉ phụ trách việc giao hàng còn việc thu tiền có người chuyên trách công việc thu tiền riêng

2.2.1.4. Phương thức thanh toán

Công ty hiện nay đang áp dụng hai phương thức thanh toán trong quá trình bán hàng: • Phương thức thanh toán ngay

Đây là phương thức chủ yếu của công ty. Với phương thức này, việc chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng và việc thu tiền được thực hiện đồng thời, khách hàng có thể thanh toán bằng tiền mặt hay chuyển khoản qua ngân hàng.

Phương thức thanh toán chậm

Với phương thức này, khi hàng hóa được xuất giao cho khách hàng được coi là tiêu thụ nhưng khách hàng chỉ mới chấp nhận trả tiền, nhưng chưa trả tiền cho doanh nghiệp. Tuy vậy, đơn vị vẫn ghi nhận doanh thu tại thời điểm khách hàng chấp nhận thanh toán.

Phương thức này được sử dụng chủ yếu tại công ty với các hình thức bán buôn. Với các khách hàng thanh toán trả chậm, công ty luôn quy định rõ thời hạn thanh toán và các khách hàng này thường là những khách hàng lâu năm của doanh nghiệp.

2.2.1.5. Chính sách bán hàng

Để khuyến khích khách hàng mua hàng tại công ty, công ty đưa ra các mức giá ưu đãi và chấp nhận thanh toán chậm sau 1-3 tháng. Đối với các khách hàng mua lẻ, công ty thu tiền ngay sau khi giao hàng.

2.2.1.6. Phương pháp xác định giá vốn

Công ty sử dụng phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ để tính giá vốn hàng bán.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu luận văn khoa kế toán thương mại Kế toán bán nhóm hàng phụ tùng xe ô tô tại Công ty TNHH Đầu tư Xuất nhập khẩu và Dịch vụ ATT (Trang 45)