TOÁN QUỐC TẾ UNISTAR

Một phần của tài liệu luận văn khoa kế toán thương mại Kiểm toán khoản mục Hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế Unistar (Trang 102)

IV. Các vấn đề lư uý trong năm sau

TOÁN QUỐC TẾ UNISTAR

2.1. Tổng quan về Công ty TNHH Kiểm Toán Quốc tế Unistar

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Tên đầy đủ: CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN QUỐC TẾ UNISTAR Tên viết tắt: CÔNG TY KIỂM TOÁN UNISTAR

Tên giao dịch bằng tiếng anh: International Auditing Unistar Limited Liabilities Company

Địa chỉ: Phòng 9.9, tòa nhà A4, Làng Quốc Tế Thăng Long, Đường Trần Đăng Ninh, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (04) 3 793 2296 Fax: (04) 3 793 2295

Email: info@Unistar.vn Website: www.Unistar.vn

Công ty TNHH Kiểm toán Unistar tự hào là công ty 100% vốn Việt Nam nhưng đang cung cấp dịch vụ cho hơn 150 công ty FDI trong đó phần lớn là các khách hàng Nhật Bản, Hàn Quốc.

Lĩnh vực hoạt động của công ty là Dịch vụ kiểm toán và Tư vấn quản trị doanh nghiệp bao gồm tư vấn đầu tư, tư vấn hệ thống nội bộ, tư vấn kế toán, tư vấn thuế... cho các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

2.1.2.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Kiểm Toán Quốc tế Unistar Tổng số CBCNV: 32 người, trong đó:

- Số nhân lực có trình độ đại học trở lên: 32 người. 102

- Khối nhân lực tốt nghiệp khối kinh tế và quản trị kinh doanh: 32 người.

2.1.2.1.Ban lãnh đạo

Chịu trách nhiệm điều hành chung, có nhiệm vụ xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch, chiến lược kinh doanh, lựa chọn thay đổi cơ cấu tổ chức Công ty.

- Giám đốc Công ty hay Giám đốc điều hành: là người đứng đầu quyết định các hoạt động của Công ty, là người đại diện theo pháp luật của Công ty.

- Phó giám đốc: là người trợ giúp cho Giám đốc Công ty, thực hiện hoạt động chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ, đưa ra ý kiến và các giải pháp hỗ trợ, tư vấn cho Giám đốc Công ty trong công tác điều hành, quản lý, hoạch định chiến lược, xây dựng bộ máy tổ chức…

2.1.2.2.Phòng ban chức năng

Các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu quản lý của Công ty, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của ban giám đốc, đồng thời trợ giúp cho ban lãnh đạo Công ty chỉ đạo hoạt động kinh doanh của Công ty.

- Phòng Tài chính - Kế toán: Gồm kế toán trưởng và một nhân viên kế toán, thực hiện việc bổ sung, sửa đổi quy chế tài chính hiện hành của Công ty. Quản lý, cung cấp các thông tin và kết quả tài chính của Công ty về kỳ kinh doanh. Tham mưu cho Ban Giám Đốc về lĩnh vực tài chính.

- Phòng tổ chức hành chính, nhân sự: Quản lý các công văn, ra quyết định về công tác tổ chức của Công ty, nghiên cứu, sắp xếp đề bạt cán bộ.

- Phòng nghiệp vụ 1: Phòng tư vấn và kiểm toán báo cáo tài chính:

Cung cấp các dịch vụ kiểm toán và tư vấn cho khách hàng như: Tư vần thuế, tư vấn quản trị kinh doanh, tư vấn hỗ trợ tuyển dụng…Gồm 25 nhân viên. Trong đó 4 kiểm toán viên và 19 trợ lý kiểm toán và 2 người thử việc.

- Phòng nghiệp vụ 2: Phòng kiểm toán xây dựng cơ bản. Kiểm toán quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Kiểm toán các báo cáo quyết toán của các công trình xây dựng cơ bản hoặc các hạng mục công trình hoàn thành. Gồm 8 nhân viên trong đó có 1 kiểm toán viên và 5 trợ lý kiểm toán 2 người thử việc.

2.1.3.Các loại hình dịch vụ của Công ty TNHH Kiểm Toán Quốc tế Unistar

Lĩnh vực hoạt động của công ty là Dịch vụ kiểm toán và Tư vấn quản trị doanh nghiệp bao gồm tư vấn đầu tư, tư vấn hệ thống nội bộ, tư vấn kế toán, tư vấn thuế... cho các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Dịch vụ kiểm toán bao gồm

- Kiểm toán báo cáo tài chính;

- Kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế và dịch vụ quyết toán thuế; - Kiểm toán nội bộ;

- Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành (kể cả BCTC hàng năm); - Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án;

- Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thoả thuận trước; - Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính.

Dịch vụ kế toán bao gồm:

- Hướng dẫn áp dụng chế độ kế toán - tài chính;

- Xây dựng các mô hình tổ chức bộ máy - tổ chức công tác kế toán; - Mở, ghi sổ kế toán và lập các Báo cáo tài chính;

- Hướng dẫn sắp xếp chứng từ kế toán;

Dịch vụ tư vấn thuế bao gồm :

- Hướng dẫn kê khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế nhà thầu và các loại thuế khác;

- Thực hiện công tác kê khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế nhà thầu và các loại thuế khác;

- Cung cấp hướng dẫn các qui định về Luật Thuế Việt Nam;

- Giúp các doanh nghiệp làm rừ cỏc chính sách thuế áp dụng riêng biệt đối với đơn vị mình;

- Các loại dịch vụ tư vấn khác liên quan đến thuế.

Dịch vụ tư vấn ứng dụng Công nghệ thông tin bao gồm :

- Tư vấn giải pháp xây dựng hệ thống thông tin tài chính kế toán phục vụ quản lý và điều hành;

- Hỗ trợ các lập trình viên trong việc hiểu biết về tài chính, kế toán và kiểm toán; - Đào tạo và hướng dẫn sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tài chính kế toán và kiểm toán.

2.1.4.Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính 2.1.4.1.Công việc trước kiểm toán

a) Gửi thư mời kiểm toán

Đối với tất cả các khách hàng dù là khách hàng thường xuyên hay khách hàng tiềm năng, hàng năm UNISTAR đều gửi thư mời kiểm toán. Thư mời kiểm toán được soạn thảo bởi Bộ phận hành chính của Công ty dựa trên những dự đoán về nhu cầu được kiểm toán của khách hàng. Thư mời kiểm toán cung cấp cho khách hàng các thông tin về các loại hình dịch vụ mà UNISTAR có khả năng cung cấp cũng như quyền lợi mà khách hàng được hưởng từ các dịch vụ của UNISTAR.

Nếu khách hàng chấp nhận lời mời cung cấp dịch vụ của UNISTAR thì họ sẽ ký vào thư mời kiểm toán và gửi lại cho UNISTAR một bản sao của thư mời kiểm toán đó. Sau khi nhận được bản sao do khách hàng gửi lại có kèm theo sự chấp thuận lời mời kiểm toán của UNISTAR thì UNISTAR sẽ thực hiện các công việc của một cuộc kiểm toán, mà giai đoạn đầu của cuộc kiểm toán chính là việc lập kế hoạch kiểm toán cho cuộc kiểm toán đó.

b) Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán cà quyết định ký hợp đồng kiểm toán

Do kiểm toán là một lĩnh vực còn khá mới mẻ đối với Việt Nam, không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều có sự nhận thức và hiểu biết thấu đáo về kiểm toán. Hơn nữa, trong mỗi cuộc kiểm toán, luôn có khả năng kiểm toán viên không lường hết được mọi yếu tố tiềm tàng có thể xảy ra. Vì vậy, với thái độ thận trọng nghề nghiệp, UNISTAR luôn cho rằng bất kỳ cuộc kiểm toán nào cũng đều có khả năng xảy ra rủi ro. Do đó, việc đánh giá ban đầu về rủi ro khi chấp nhận một hợp đồng kiểm toán là

bước công việc mà các kiểm toán viên của UNISTAR luôn tiến hành trong mọi cuộc kiểm toán.

Rủi ro kiểm toán, theo quan điểm của UNISTAR, là rủi ro mà khi việc chấp nhận một khách hàng mới hay tiếp tục kiểm toán cho một khách hàng cũ gây ra những hậu quả bất lợi cho kiểm toán viên hay làm tổn hại đến uy tín của Công ty.

Do việc đánh giá rủi ro kiểm toán có ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc kiểm toán, mặt khác việc đánh giá này mang tính xét đoán nghề nghiệp, nên Ban Giám đốc UNISTAR thường sẽ cử ra một thành viên của Ban Giám đốc (thường là Phó Giám đốc), là một người có trình độ chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm, chịu trách nhiệm đánh giá rủi ro kiểm toán, xem xét khả năng chấp nhận kiểm toán cho khách hàng.

Khi đã đạt được thỏa mãn về các thông tin rủi ro chấp nhận UNISTAR sẽ quyết định có ký hợp đồng kiểm toán hay không.

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN QUỐC TẾ UNISTAR D511

Tên

Tên khách hàng: Công ty TNHH MTV Công nghiệp Sơn Hà

Người thực hiện 0 0

Ngày khóa sổ: 31/12/2014 Người soát xét 1 0

Nội dung: ĐÁNH GIÁ RỦI RO TỔNG QUÁT

Người soát xét 2 Người soát xét 3

A. MỤC TIÊU

Đánh giá rủi ro tổng quát tại đơn vị

B. CÔNG VIỆC THỰC HIỆN

Lập biểu

STT CÂU HỎI CÂU TRẢ LỜI

1 Công ty hoạt động trong lĩnh vực nào Sản xuất chậu, bồn Innox 2 Tình hình sử hữu của công ty Công ty TNHH MTV 3 Cơ cấu quản lý khách hàng như thế nào Tổ chức tốt

4 Chính sách kế toán của khách hàng là gì

5 Hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng xét trên khía cạnh chung nhất hoạt động như thế nào

6 Quy mô khách hàng Trung bình

7 Mức độ các khoản công nợ và tăng trưởng của công ty Trung bình 8 Quan hệ giữa công ty và kiểm toán viên Rất tốt 9 Khả năng công ty báo cáo sai các kết quả tài chính và tài

sản ròng

Thấp

10 Khách hàng có ý định lừa dối kiếm toán viên không Công ty cung cấp đầy đủ thông tin khi có yêu cầu từ kiểm toán viên

11 Mức độ chú trọng việc xác định kết quả Thấp 12 Năng lực của Ban giám đốc điều hành và Giám đốc tài

chính

Phù hợp với yêu cầu hoạt động của công ty

13 Kiểm toán viên có băn khoăn về tính liên tục hoạt động của khách hàng hay không

14 Khả năng khách hàng bị vướng và vụ kiện tụng nào không Không có khả năng này

Kết luận : Thỏa mãn mục tiêu kiểm toán

2.1.4.2.Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Quy định của UNISTAR về lập kế hoạch kiểm toán:

“Nhằm tuân thủ đúng các Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam, nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán và tăng cường sức cạnh tranh, Ban Giám đốc Công ty yêu cầu các phòng trước khi thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính, kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình xây dựng cơ bản hoàn thành, kiểm toán dự án phải lập kế hoạch kiểm toán và gửi về phòng kiểm soát chất lượng để lấy ý kiến tham gia và chuẩn bị công việc kiểm soát chất lượng”. ( Văn bản nội bộ - Quy định của UNISTAR về lập kế hoạch kiểm toán)

Theo đó, quá trình lập kế hoạch kiểm toán được UNISTAR thực hiện qua các bước sau:

- Thu thập thông tin về khách hàng.

- Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng. - Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. - Thực hiên các thủ tục phân tích sơ bộ.

- Xác định mức độ trọng yếu. a) Thu thập thông tin về khách hàng

Việc thu thập các thông tin về khách hàng (bao gồm thông tin cơ sở và thông tin về nghĩa vụ pháp lý) đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng quyết định đến việc định hướng cho công việc kiểm toán.Theo quy định của UNISTAR, các tài liệu mà kiểm toán viên cần thu thập bao gồm:

1. Các thông tin chung: bảng kê đặc điểm của khách hàng, sơ đồ tổ chức, Ban Giám đốc, quá trình phát triển, các đối tác thường xuyên.

2. Các tài liệu pháp luật: điều lệ Công ty, giấy phép thành lập, giấy phép đăng ký, hợp đồng liên doanh, bố cáo thành lập doanh nghiệp, biên bản họp đại hội đồng cổ đông, biên bản họp hội đồng quản trị, Ban lãnh đạo, nhiệm kỳ lãnh đạo, thay đổi ngành nghề kinh doanh, theo dõi vốn kinh doanh và thay đổi vấn kinh doanh.

3. Các tài liệu về thuế: quyết toán thuế hàng năm, biên bản kiểm tra thuế, các văn bản có liên quan đến các yếu tố và đặc điểm riêng của doanh nghiệp trong tính thuế.

4. Các tài liệu nhân sự: thoả ước lao động tập thể, hợp đồng lao động, các quy trình về quản lý và sử dụng quỹ lương, các quy định trong điều lệ, biên bản đại hội công nhân viên chức, hội đồng quản trị có liên quan đến nhân sự, biên bản các cuộc kiểm tra về nhân sự trong doanh nghiệp.

5. Các tài liệu kế toán: báo cáo kiểm toán, báo cáo tài chính, thư quản lý, chế độ kế toán áp dụng trong doanh nghiệp, các nguyên tắc kế toán đang được áp dụng.

6. Hợp đồng: hợp đồng kiểm toán, hợp đồng thuê mướn dịch vụ, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng tín dụng, các hợp đồng khác.

7. Các thủ tục: các quy định, nguyên tắc và thủ tục về bảo quản Hàng tòn kho Hàng tòn kho, bán hàng, mua hàng, ngân quỹ, nhân sự.

b) Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng

Thu thập các hiểu biết cần thiết về hoạt động kinh doanh của đơn vị khách hàng là một quá trình liên tục và tích luỹ, bao gồm việc thu thập, đánh giá các thông tin và đối chiếu các thông tin thu thập được với các bằng chứng kiểm toán và thông tin tại tất cả các giai đoạn của cuộc kiểm toán. Các thông tin được thu thập trong giai đoạn lập kế hoạch thường sẽ được sửa đổi và bổ sung ở những giai đoạn cuối scủa cuộc kiểm toán khi mà chuyên gia kiểm toán và các trợ lý hiểu thêm về công việc kinh doanh.

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, những hiểu biết về hoạt động kinh doanh của đơn vị khách hàng làm thành một khuân mẫu cho phép kiểm toán đưa ra được những xét đoán chuyên môn. Hiểu rõ hoạt động kinh doanh và sử dụng các hiểu biết này một cách hợp lý sẽ giúp kiểm toán viên lập kế hoạch và thực hiện công việc kiểm toán mọt cách hiệu quả.

Đối với khách hàng mới: hiểu biết về hoạt động kinh doanh của Công ty khách hàng sẽ được kiểm toán viên thu thập được thông qua việc trao đổi với Ban Giám đốc khách hàng, quan sát thực tế, xem xét các tài liệu, báo cáo quản trị nội bộ, các thông tin bên ngoài.

Đối với hợp đồng kiểm toán các khách hàng thường niên, kiểm toán viên phải cập nhật và đánh giá lại những thông tin tổng hợp trước đây, nhất là những thông tin trong các tài liệu làm việc của những năm trước, đồng thời kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục nhằm phát hiện ra những thay đổi phát sinh sau lần kiểm toán trước.

Những thông tin mà kiểm toán viên tìm hiểu để hiểu biết về tình hình kinh doanh của khách hàng là:

- Những nhân tố nội bộ có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của khách hàng là chủ sở hữu, cơ cấu tổ chức, mô hình tổ chức, hoạt động kinh doanh, mục tiêu kinh doanh, Ban Giám đốc...

- Những nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng là những nhân tố ngành, mục tiêu kinh doanh, chiến lược kinh doanh...

c) Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.

Theo quy trình kiểm toán của UNISTAR, việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng được tiến hành cả trong giai đoạn lập kế hoạch và giai đoạn thực hiện kế hoạch. Trong giai đoạn lập kế hoạch, UNISTAR xem xét, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng trên các khía cạnh:

- Đánh giá về các thủ tục quản lý, cơ cấu tổ chức, các vấn đề nhân sự, hệ thống thông tin quản lý và các thủ tục, chính sách...

- Phát hiện các rủi ro trong từng khoản, từng công việc nhằm xác định các thủ tục kiểm toán thích hợp để loại bỏ hoặc hạn chế các rủi ro đó. Thông qua việc rà soát đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, UNISTAR nhằm hướng tới các mục tiêu sau:

- Nắm vững quy trình kiểm soát của khách hàng.

Một phần của tài liệu luận văn khoa kế toán thương mại Kiểm toán khoản mục Hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế Unistar (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(183 trang)
w