- Kết chuyển giá vốn, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính
3.2.3. kiến 3: Phương pháp hạch toán:
+ Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp nên hạch toán chi tiết tách riêng ra: trong tháng nếu chi phí quản lý kinh doanh tăng mà doanh thu không tăng, lúc đó đội ngũ nhân viên kế toán trong Công ty sẽ tiến hành kiểm tra chi phí và tìm hiểu ra nguyên nhân là tăng ở khoản nào, có như vậy thì sẽ kiểm soát được chi phí nhằm sử dụng chi phí một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả hơn. Kiểm soát chi phí là một trong những biện pháp nhằm tăng lợi nhuận cho Công ty.
+ Những chi phí tài sản cố định dùng cho bộ phận bán hàng ( tại các đại lý, cửa hàng, nhà phân phối), các chi phí trả trước như công cụ, dụng cụ phục vụ cho công tác bán hàng hay các chi phí quảng cáo, chi phí nhân viên bán hàng, nhân viên thị trường chăm sóc khách hàng, chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác bán hàng tại Công ty thì kế toán không nên hạch toán chung mà tách riêng vào tài khoản 6421- chi phí bán hàng.
+ Những chi phí dùng cho bộ phận văn phòng, quản lý thì hạch toán riêng vào tài khoản 6422- chi phí quản lý doanh nghiệp.
+ Chi phí như bị phạt hành chính không được hạch toán vào TK 642 mà phải phản ánh như sau:
Nợ TK 811:
Có TK 111:
+ Công ty nên trích lập dự phòng hàng tồn kho và nợ phải thu cụ thể như sau:
Các khoản dự phòng phải thu khó đòi được theo dõi ở TK 159.2. Theo thông tư 228/TT- BTC mức trích lập được quy định như sau:
- 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 6 tháng - dưới 1 năm - 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm – dưới 2 năm - 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm – dưới 3 năm - 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.
Đối với nợ thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích, bỏ trốn đang bị cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đã chết thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.