SỔ CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƯỜI BÁN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty CP ĐT – TM TNG (Trang 38)

Tài khoản 331 – Phải trả người bán Đối tượng: Nhà cung cấp CP may An Dương

Từ ngày 01/10/2010 đến ngày 31/10/2010

Loại tiền: VNĐ

Ngày tháng ghi sổ

Chứng từ Diễn giải TK Đối

ứng được chiếtThời hạn khấu Số tiền SH NT Nợ Số dư đầu kỳ - 8.973.000 11/10 023 11/10 Nhập kho NVL phụ 1522 133 - - 48.800.000 4.880.000 21/10 1288 21/10 Thanh toán tiền hàng 112 - 53.680.000 - 27/10 029 27/10 Nhập kho NVL chính 15213 133 - - 112.560.000 11.256.000 Cộng PS x 53.680.000 186.469.000 Số dư cuối kỳ x x - 132.789.000 Ngày 31 tháng 10 năm 2010 Người ghi sổ ( Ký, họ tên ) Kế toán trưởng ( Ký, họ tên ) 2.4. Kế toán tổng hợp: 2.4.1.Phương pháp hạch toán tổng hợp NVL:

Công ty CP ĐT – TM TNG đang sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán tổng hợp NVL. Kế toán luôn cập nhập thường xuyên, liên tục vào phần mềm kế toán riêng của Công ty trên máy vi tính về thông tin các nghiệp vụ nhập kho, xuất kho và tồn kho NVL đi cùng là các tài khoản mà kế

Sơ đồ 2.4

Phương pháp hạch toán Kế toán NVL tổng hợp theo phương pháp KKTX TK621,627 TK154 TK111,112,331 TK632 TK 142, 242 NVL xuất dùng cho XSKD Phải phân bố đều

TK 632

NVL phát hiện thiếu khi kiểm Kiểm kê thuộc hao hụt định mức

TK 138 (1381)

NVL phát hiện thiếu khi kiểm kiểm kê chờ xử lý NVL phát hiện thừa khi

kiểm kê chờ xử lý TK152 TK111,112 Tổng giá Thanh toán Thuế GTGT ( Nếu có ) TK133

Nhập theo NVL do mua ngoài

TK151

TK155

TK441

Vật liệu đi đường kỳ trước

Nhập kho NVL thuê ngoài gia công Chế biến xong hoặc nhập kho NVL

TK621,627,642

NVL thuê ngoài gia công

Giảm giá NVL mua vào Trả lại NVL cho người bán,

chiết khấu thương mại

Được cấp hoặc nhận vốn góp Liên doanh hoặc liên kết bằng NVL

NVL dùng cho SXKD hoặc XDCB Sửa chữa lớn TSCD không sử

dung hết nhập lại kho

TK338 (338.1)

Xuất kho NVL dùng cho SXKD XDCB TK133 Nếu có NVL xuất bán

2.4.2.Tài khoản kế toán sử dụng:

Để phản ánh số hiện có và tình hình biến động NVL, kế toán NVL ở Công ty sử dụng các tài khoản sau:

TK 152 – “ Nguyên vật liệu ”

Tài khoản chi tiết cấp 2: - TK 1521- Nguyên liệu, vật liệu TK 15211 – Nguyên vật liệu chính TK 15212 – Vật liệu phụ - TK 1522 – Nhiên liệu - TK 1523 – Phụ tùng thay thế - TK 1528 – Vật liệu khác 2.4.3. Kế toán tổng hợp tăng NVL:

Cùng với việc hạch toán chi tiết nhập NVL hàng ngày thì kế toán tổng hợp nhập NVL là công việc cần thiết và quan trọng không thể thiếu được trong công tác hạch toán NVL bởi vì qua đó kế toán mới có thể phản ánh được giá trị của NVL nhập vào, từ đó có thể nắm rõ được sự luân chuyển của từng loại NVL theo chỉ tiêu giá trị.

Do vật liệu Công ty hầu hết là mua ngoài nhập kho nên quan hệ thanh toán với người bán hay người cung cấp luôn được sự quan tâm lớn của Công ty. Vật tư mua về có thể được thanh toán ngay bằng tiền mặt hay chuyển khoản hoặc cũng có thể chưa thanh toán ngay tức là kế toán sẽ theo dõi trên sổ chi tiết thanh toán với người bán, đây là sổ dùng để theo dõi chi tiết các nghiệp vụ nhập NVL và quá trình thanh toán với từng người bán của Công ty, cùng với việc sử dụng TK 331 – Phải trả người bán, kế toán mở tài khoản cấp 2 chi tiết cho từng người bán. Việc mua NVL nhập kho thanh toán ngay hoặc phải nợ người bán của Công ty phụ thuộc vào quy mô số lượng, chất lượng của NVL nhập kho và mối quan hệ giữa các nhà cung cấp NVL với Công ty.

Tại Công ty thực tế không có trường hợp nào hóa đơn về mà NVL chưa về nhập kho hoặc ngược lại. Kế toán ghi sổ một trường hợp duy nhất là hàng và hóa đơn cùng về. Do đó công tác ghi sổ kế toán có đơn giản hơn.

Công việc hạch toán tổng hợp nhập NVL tại Công ty như sau:

- Trong tháng NVL về nhập kho thanh toán ngay, kế toán căn cứ vào hóa đơn GTGT ghi:

Nợ TK 152: Trị giá NVL mua vào Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112: Tổng giá thanh toán

VD: Theo chứng từ số 12 ngày 3/10/2010 Công ty nhập kho 1.200 m vải thô màu với đơn giá 31.000đ/m, từ Công ty may Xuân phú – Bắc ninh, cước vận chuyển bốc dỡ hàng về đến kho chưa gồm VAT 10% là 5.600.000đ, tổng giá thanh toán bao gồm cả VAT 10% là 47.080.000đ, Công ty đã thanh toán bằng tiền mặt, kế toán định khoản:

Nợ TK 1521: 42.800.000 đ Nợ TK 133 : 4.280.000 đ

Có TK 111: 47.080.000 đ

- Mua NVL trong tháng chưa thanh toán với người bán, kế toán định khoản như sau:

Nợ TK 152: Trị giá NVL mua ngoài Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 331: Tổng giá thanh toán

VD: Theo chứng từ số 23 ngày 11/10/2010 Công ty nhập kho 5.500 chiếc khóa đồng với đơn giá 7.200đ/chiếc, từ Công ty CP may An dương – Đà nẵng, cước vận chuyển bốc dỡ hàng về đến kho chưa gồm VAT 10% là 9.200.000đ, tổng giá thanh toán bao gồm cả VAT 10% là 53.680.000 đ, kế toán định khoản:

Nợ TK 1522: 48.800.000 đ Nợ TK 133 : 4.880.000 đ

Có TK 331- An Dương: 53.680.000 đ

Ngày 21/10/2010 Công ty nhận giấy báo nợ của ngân hàng BIDV chi nhánh Thái Nguyên ngày 21/10 báo đã chuyển tiền đến số TK của Công ty CP An dương tại ngân hàng Á Châu, kế toán định khoản:

Nợ TK 331- An Dương: 53.680.000 đ

Có TK 112 : 53.680.000 đ

- Trường hợp kế toán tạm ứng tiền cho nhân viên phụ trách đi mua NVL thi Công ty không sử dụng TK 141 - tạm ứng để hạch toán mà kế toán sử dụng TK 136 kế toán định khoản:

Nợ TK 136 – chi tiết nhân viên đi mua NVL: Tổng số tiền tạm ứng Có TK 111, 112: Tổng số tiền tạm ứng Khi nào nhân viên thu mua NVL về nhập kho thanh toán tạm ứng, lúc đó kế toán định khoản như sau:

Nợ TK 152: Trị giá NVL nhập kho

Nợ TK 111 ( nếu có): Số tiền tạm ứng thừa Có TK 136 : Tổng số tiền tạm ứng Có TK 111 (nếu có): Số tiền tạm ứng thiếu

- Ngoài các trường hợp nghiệp vụ nhập NVL kể trên, tại Công ty còn phát sinh nghiệp vụ thu hồi phế liệu chủ yêu là vải vụn nhập kho. Qua đó mà kế toán ghi tăng TK NVL nhập kho đồng thời ghi giảm trực tiếp chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của sản phẩm trong tháng cụ thể kế toán định khoản như sau:

Nợ TK 1528: Trị giá thực tế phế liệu nhập kho Có TK 154: Trị giá thực tế phế liệu nhập kho

VD:

Căn cứ vào phiếu nhập kho số 119 ngày 18/11/2010. Kế toán định khoản. Nợ TK 1528: 3.065.000 đ

Có TK 154: 3.065.000 đ

Nhìn chung công tác hạch toán tổng hợp tăng NVL tại Công ty còn khá đơn giản và gọn nhẹ đã phần nào đáp ứng được với đặc điểm kinh doanh sản xuất của Công ty.

2.4.4. Kế toán tổng hợp giảm NVL:

Ở Công ty CP ĐT – TM TNG, NVL xuất kho chủ yếu được dùng cho sản xuất sản phẩm, nhưng cũng có một số ít xuất dùng phục vụ cho quản lý doanh nghiệp và cho sản xuất chung. Để đáp ứng được nhu cầu sản xuất và quản lý cho toàn Công ty kế toán tổng hợp xuất NVL luôn phản ánh kịp thời, đảm bảo chính xác chi phí NVL trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty.

Khi tiến hành xuất NVL căn cứ vào số lượng vật tư yêu cầu được tính toán theo định mức sử dụng của từng xí nghiệp, phòng kế hoạch lập phiếu xuất kho vật tư. Sau khi xuất kho NVL phiếu xuất kho được chuyển đến cho kế toán NVL giữ và kế toán tổng hợp xuất NVL tiến hành ghi sổ. Căn cứ vào số thực xuất,giá bán đơn vị, dòng cộng cột thành tiền của NVL xuất dùng trên phiếu xuất kho để ghi sổ nhật ký chung.

Trước khi ghi sổ nghiệp vụ xuất dùng NVL cho sản xuất sản phẩm, kế toán định khoản như sau:

Nợ TK 621: giá thực tế NVL xuất dùng

Có TK 152: giá thực tế NVL xuất dùng

VD: Căn cứ vào chứng từ xuất kho số 124 ngày 12/10/2010 xuất 1.500 m vải chính Kobo crepe cho xí nghiệp TNG 1 để sản xuất sản phẩm áo jacket theo đơn giá thực tế xuất kho là 35.650 đ/m. Kế toán định khoản như sau:

Nợ TK 621- jacketMT02: 53.475.000

Có TK 15211- KopoVLC01: 53.475.000

Trường hợp xuất vật liệu dùng cho xí nghiệp sản xuất và quản lý doanh nghiệp, kế toán định khoản:

Nợ TK 627: Giá trị thực tế NVL xuất dùng cho các xí nghiệp sản xuất Nợ TK 642: Giá trị thực tế NVL xuất dùng cho quản lý doanh nghiệp

Có TK 152: Tổng giá trị thực tế NVL xuất kho

VD: Theo phiếu xuất kho số 153 ngày 5/10/2010, Công ty mở kho nhiên liệu xuất 120 l xăng phục vụ sản xuất cho xí nghiệp TNG 3 với đơn giá xuất kho 16.200đ/l. Kế toán định khoản:

Nợ TK 627- TNG3: 1.944.000 đ Có TK 15222: 1.944.000 đ

Trường hợp xuất NVL trả lại người bán do kiện hàng Công ty mua về có một số sản phẩm NVL không đạt tiêu chuẩn, không đúng tính chất như đã đã đăng ký trên hợp đồng mua bán NVL. Kế toán ghi :

Nợ TK 331: Tổng giá thanh toán NVL xuất trả Có TK 152: Trị giá NVL thực tế xuất trả Có TK 133: Thuế GTGT của NVL xuất trả

VD: Theo chứng từ số 215 ngày 7/5/2010 Công ty xuất kho trả lại 920 m vải printed cho Công ty may xuất khẩu Hưng thịnh – Vĩnh phúc với tổng số tiền ghi trên phiếu xuất kho là 12.452.000 kế toán định khoản:

Nợ TK 331- Hưng thịnh: 12.452.000 đ

Có TK 15211 – PrintedMT03: 11.320.000 đ Có TK 133: 1.132.000 đ

Để phản ánh giá trị thực tế NVL xuất dùng cho các đối tượng sử dụng và chi tiết cho từng đối tượng sử dụng trong Công ty, cuối tháng kế toán tiến hành lập Bảng phân bổ NVL.

Bảng 2.7:

CTCP ĐẦU TƯ & THƯƠNG MẠI TNG

160 Minh Cầu – TP.Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty CP ĐT – TM TNG (Trang 38)