d) Hạch toán tổng hợp:
TRÌNH TỰ HẠCH TOÁN TIỀN MẶT
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu
b) Kế toán tiền gửi ngân hàng:
Chứng từ gốc
Phiếu thu, phiếu chi
Sổ quỹ tiền mặt Tờ kê chi tiết
Báo cáo quỹ Nhật ký tiền mặt
Sổ Cái TK 111
Bảng cân đối SPS
Tiền gửi ngân hàng là số vốn bằng tiền của Công ty đang gửi ngân hàng. Việc gửi tiền vào ngân hàng là cần thiết và là yêu cầu trong công tác quản lý tài sản, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định hiện hành của Nhà nước.
* Chứng từ sử dụng:
- Giấy báo Có của Ngân hàng
- Giấy báo Nợ của Ngân hàng
- Bảng sao kê của Ngân hàng
- Uỷ nhiệm thu
- Uỷ nhiệm chi
- Séc chuyển khoản
- Séc bảo chi
* Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 112 “Tiền gửi ngân hàng”
Bên Nợ: Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng tiền gửi của doanh nghiệp Bên Có: Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm tiền gửi của doanh nghiệp Dư Nợ: Phản ánh số tiền gửi hiện có.
* Hạch toán chi tiết:
Khi cần chi tiêu, Công ty phải làm thủ tục rút tiền hoặc chuyển tiền. Việc hạch toán tiền gửi Ngân hàng kế toán mở sổ theo dõi chi tiết các khoản tiền gửi. Hàng ngày, khi nhận được chứng từ do ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Mọi sự chênh lệch giữa số liệu kế toán với số liệu của Ngân hàng phải thông báo kịp thời để đối chiếu. Nếu cuối tháng chưa tìm được nguyên nhân thì lấy số liệu Ngân hàng làm chuẩn. Sang tháng sau, sau khi đối chiếu với Ngân hàng, tìm được nguyên nhân sẽ điều chỉnh.
Căn cứ vào các chứng từ gốc kế toán định khoản và ghi vào sổ chi tiết tiền gửi.
* Hạch toán tổng hợp:
Kế toán tiền gửi mở các sổ Nhật ký thu, chi tiền gửi và ghi vào theo trình tự phát sinh của các khoản thu ,chi, sau đó ghi vào sổ Cái TK 112. Định kỳ lập bảng cân đối số phát sinh.
Kế toán đối chiếu giữa sổ chi tiết tài khoản 112 và sổ Cái TK 112 Biểu 2.8: